Câu hỏi cuộc thi tìm hiểu “65 năm truyền thống lực lượng công an nhân dân và 5 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của Công an nhân dân Việt Nam? Hãy kể tên các đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an từ tháng 8 năm 1953 ( khi Hội đồng Chính phủ quyết định đổi Thứ bộ Công an thành Bộ Công an ) đến nay?

 Câu 2: “Công an ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ, dựa vào dân mà làm việc”. Cho biết Bác Hồ nói câu trên ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? Anh ( chị ) hiểu như thế nào về lời dạy đó của Bác đối với lực lượng Công an?

 Câu 3: Từ ngày thành lập đến hết năm 2005, lực lượng CAND Việt Nam được Đảng, Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý nào? Hãy kể một gương tiêu biểu về phẩm chất anh hùng cách mạng của lực lượng CAND?

 Câu 4: Nêu một số chiến công của lực lượng An ninh huyện Gio Linh trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ? Hãy kể tên các đơn vị, cá nhân thuộc Ban an ninh huyện Gio Linh được Nhà nước tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?

 Câu 5: Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định lấy ngày 19/8 hàng năm làm ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện này?

 

doc9 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi cuộc thi tìm hiểu “65 năm truyền thống lực lượng công an nhân dân và 5 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nơi làm nức lòng toàn dân, triệu người như một, như triều dâng thác đổ, nhất tề đứng lên lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật và bè lũ tay sai, giành chính qyền. Ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23 tháng 8 lực lượng khởi nghĩa đã chiếm lĩnh các cơ quan đầu nảo của chính phủ nhìn tại Huế và đến ngày 25.8, toàn bộ chính quyền thành phố Sài Gòn –Chợ Lớn đã về tay nhân dân. Trong vòng nữa tháng, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước, chính quyền về tay nhân dân, trừ một số nơi như: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Yên, Móng Cái do bọn Tưởng cấu kết với bọn tay sai địa phương đến chiếm đóng từ trước.
Cùng với việc chiếm lĩnh, đập tan các cơ quan đàn áp của địch, thiết lập chính quyền cách mạng, ở Bắc Bộ ta đã thành lập Sở Liêm Phóng và Sở Cảnh sát. Ngày 25.8.1945, đồng chí Chu Đình Xương- Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương được cử làm Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Bộ. Các tỉnh, thành phố thuộc Bắc Bộ nơi nào giành được chính quyền đều thành lập Ty Liêm phóng, ty Cảnh sát; ở Trung Bộ, ta lập Sở Trinh Sát , đồng chí Nguyễn Văn Ngọc –Thường vụ Xứ uỷ được cử làm Giám đốc Sở trinh sát Trung Bộ, các tỉnh ở Trung Bộ ta đều thành lập Ty Trinh sát; ở Nam Bộ ta thành lập “ Quốc gia tự vệ cuộc”, đồng chí Dương Bạch Mai được cử làm Uỷ trưởng Quốc gia tự vệ cuộc, các tỉnh thuộc Nam bộ đều thành lập “ Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh”.
Trong bảo táp của cách mạng tháng Tám 1945, các tổ chức đầu tien của CAND Việt Nam ra đời. Tuy tên gọi ở ba miền có khác nhau nhưng những tổ chức ấy đều làm nhiệm vụ đấu tranh trấp áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền các cấp. Trước yêu cầu đó cần phải có một tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, ngày 21.2.1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23/SL hợp các lực lượng Liêm Phóng và Cảnh sát toàn quốc thành “ Việt Nam Công an vụ”, từ đây các lực lượng làm công tác giữ gìn an ninh trật tự trong cả nước có tên gọi chung là Công an.
	*Các đồng chí Bộ trưởng qua các thời kỳ:
	Từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, lực lượng Công an chưa có một tên gọi chung, thống nhất. Đến ngày 21/2/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng với tên gọi thống nhất là Việt Nam Công an vụ trực thuộc Bộ Nội vụ. Đầu năm 1953, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 141/SL đổi Nha Công an Trung ương thành Thứ bộ Công an và đến ngày 29/8/1953 Hội đồng chính phủ quyết định đổi Thứ bộ Công an thành Bộ Công an.
	-Các đồng chí Bộ trưởng qua các thời kỳ:
	1.Đ.c Trần Quốc Hoàn ( 1953 -1981 );
	2.Đ.c Phạm Hùng ( 1981 - 1987 );
	3.Đ.c Mai Chí Thọ ( 1987 -1991 );
	4.Đ.c Bùi Thiện Ngộ ( 1991 - 1996 );
	5.Đ.c Lê Minh Hương ( 1996 - 2002);
	6.Đ.c Lê Hồng Anh từ 2002 đến nay.
	Câu 2: 
	Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt. Bị thất bại trong việc thực hiện âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh”, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược đánh lâu dài, với chính sách “ Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Từ việc mở rộng chiến tranh, thực dân Pháp chuyển sang củng cố vùng chiếm đóng; Thay thế cuộc hành quân lớn bằng những cuộc hành quân nhỏ; phát triển nội tề, phản động và tổ chức mật thám, phòng nhì; Đẩy mạnh chiến tranh gián điệp; Sử dụng bọn phản động trong tôn giáo, dân tộc, đảng phái phản động để chống lại kháng chiến; Tăng cường cũng cố và phát triển lực lượng quân sự, tiến hành càn quét để giữ vững vùng kiểm soát, mở rộng các khu vực chiếm đóng. Đối với vùng hậu phương, căn cứ của Việt Nam, thực dân Pháp xúc tiến việc tung tay sai ra hoạt động nắm tình hình, xây dựng cơ sở, kích động bọn phản động phá hoại từ bên trọng; Xây dựng mạng lưới chỉ điểm rộng khắp để phát hiện cơ sở, bắt cán bộ và lực lượng kháng chiến của Việt Nam.
	Tháng 9/1947, 14 khu kháng chiến được thành lập. Nha Công an Trung ương cũng thành lập các Sở Công an thay cho Công an kỳ. Sở Công an khu 12, bao gồm 6 tỉnh Việt Bắc: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Yên, Hồng Gai, Hải Ninh do đồng chí Hoàng Mai làm giám đốc . Công an khu 12 xuất bản tờ báo “ Bạn dân” để nêu gương người tốt, việc tốt, việc hay, động viên cán bộ nhân viên. Nhân dịp đón xuân năm 1948, đồng chí Hoàng Mai gửi biếu Bác Hồ số báo tết để tỏ lòng biết ơn về sự quan tâm của Bác Hồ đối với lực lượng Công an nhân dân và xin ý kiến của Người về nội dung, hình thức của tờ báo. Ngày 11.3.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Giám đốc Công an khu 12, trong đó Bác Hồ viết: “Trên báo cần thường xuyên làm cho anh, chị em Công an nhận rõ: Công an của ta là Công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc. Nhân dân có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai mặt, tay chân. Nếu biết dựa vào dân thì việc gì cũng xong”. Trong thư, Bác Hồ còn nêu 6 điều về “ Tư cách người Công an cách mạng”, nhắc nhở anh em rèn luyện đạo đức và tư cách mà người Công an cách mệnh phải có, phải giữ cho đúng. Những lời dạy bảo ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng CAND từ đó và mãi mãi về sau là phương hướng, mục tiêu phấn đấu rèn luyện của cán bộ chiến sỹ Công an.
	Lời dạy của Bác “ Công an của ta là CAND, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc” đã nêu rõ bản chất giai cấp của Công an Việt Nam khác với Công an của thực dân, đế quốc. Mọi hoạt động của CAND Việt Nam đều nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân, một lòng, một dạ vì nhân dân mà phục vụ. Sự hy sinh của cán bộ chiến sỹ CAND trong chiến tranh cũng như trong hoà bình đều nhằm bảo vệ cuộc sống yên vui và hạnh phúc của nhân dân. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở đó mà còn chỉ ra phương pháp công tác của CAND Việt Nam là phải đi đúng đường lối quần chúng; Phải biết dựa vào dân, biến sức mạnh của nhân dân thành sức mạnh của mình. Mọi hoạt động của Công an chỉ thành công nếu biết dựa vào nhân dân. Công an và nhân dân gắn bó với nhau tạo thành thiên la địa võng bắt kẻ địch và bọn tội phạm. Chính vì vậy mà kẻ địch khiếp sợ và luôn tìm mọi cách để phá hoại sự gắn bó ấy.
	Câu 3:
	*Những phần thưởng cao quý mà Đảng và nhà nước đã tặng thưởng cho lực lượng CAND:
	-03 Huân chương sao vàng –Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta tặng toàn lực lượng CAND vào các năm 1980, 1985, 2000.
	-04 huân chương sao vàng, tặng lực lượng An ninh, Tình báo, Bộ tư lệnh cảnh về, Cảnh sát.
	-02 huân chương Sao vàng tặng các đồng chí: Cố bộ trưởng Trần Quốc Hoàn và Phạm Hùng.
	-01 huân chương Hồ Chí Minh tặng toàn lực lượng CAND năm 1975.
	-56 huân chương Hồ Chí Minh tặng Công an các đơn vị, địa phương.
	- 08 huân chương Hồ Chí Minh tặng cho các cá nhân.
	- 577 lượt tập thể và 287 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân. 
	 - 124 cá nhân, 20 tập thể được tặng thưởng huân chương độc lập.
	-Hàng trăm huân chương quân công, hàng vạn huân chương chiến công, huân chương lao động, huy chương các loại, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tạp thể và cá nhân trong lực lượng CAND.
	*Một số gương tiêu biẻu về phẩm chất anh hùng cách mạng của lực lượng CAND:
	1.Chị Võ Thị Sáu người con gái đất đỏ, đội viên Công an xung phong tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu đã lập nhiều chiến công, trừng trị những tên tề điệp gian ác mà nổi bật là trậnh đánh địch tại khách sạn Catorê ( Vũng Tàu ). Chị Sáu ném lựu đạn tiêu diệt trên 20 tên sĩ quan và binh lính Pháp. Khi bị địch bắt, tra tấn rất dã man nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn kiên cường bất khuất và đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
	Ngày 2/8/1993, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lê Đức Anh đã ký quyết định số 149/KT/CTN truy tặng chị Võ Thị Sáu danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Ngày 13/8/1993, phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã ký quyết định số 153/KT/CTN truy tặng chị Võ Thị Sáu Huân chương chiến công hạng nhất.
	2.Liệt sỹ Lê Thanh á- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân:
	Đồng chí Lê Thanh á, sinh ngày 16/1/1956, quê quán ở xã Từ Sơn, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng, thường trú tại 148 phố Cầu Đất, phương Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Vào công an tháng 10 năm 1973, vào Đảng Cộng sản Việt nam ngày 3/2/1983. Từ năm 1983 đến năm 1997 là Cảnh sát khu vực Công an phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
	Trong suốt 24 năm công tác, chiến đấu trong lực lượng CAND, dù ở vị trí công tác nào đồng chí cũng luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Là Cảnh sát khu vực đồng chí luôn gắn bó với nhân dân, tích cực vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ ANTQ đạt kết quả tốt; đồng thời là trung tâm hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Đồng chí đã cảm hoá được nhiều đối tượng hình sự trở về với cuộc sống lương thiện, vận động nhân dân thực hiện tốt các công việc hoạt động tình nghĩa trong phường. Chiến công nổi bật của đồng chí là : 16h50 ngày 27/3/1997 trên đường đi làm nhiệm vụ tại địa bàn gần trạm xăng 274 đường Lạch Tray, đồng chí phát hiện tên Lê Đức Quang, 28 tuổi là đối tượng hình sự nguy hiểm đã có 2 tiền án chống người thi hành công vụ, đang có lệnh truy nã vì đã gây ra vụ cướp 40 triệu đồng ở quận Kiến An. Đồng chí Lê Thanh á kiên quyết thực hiện lệnh bắt đối tượng để xử lý theo pháp luật. Vốn là tên lưu manh côn đồ hung hãn, tên Quang rút lê AK tới tập đâm đồng chí á. Không sợ nguy hiểm, đồng chí án dùng vũ thuật quật ngã tên Quang xuống đường. Lợ dụng trời mưa, đường trơn, tên Quang vùng vẫy chống trả quyết liệt, dùng lê đâm nhiều nhát vào ngực và bụng đồng chí á rồi tháo chạy. Tuy bị trọng thương đồng chí vẫn gắng gượng vùng dậy cùng nhân dân tiếp tục đuổi bắt được tên tội phạm để xử lý. Khám người y , lực lượng cảnh sát đã thu giữ được một số loại vũ khí và phương tiện gây án. Nhân dân trong khu phố kịp thời đưa đồng chí Lê Thanh á đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng đồng chí đã hy sinh. Hành động chiến đấu dũng cảm của liệt sỹ Lê Thanh á đã để lại dư luận tốt trong quần chúng nhân dân, là gương sáng cho đồng đội học tậpLãnh đạo Bộ Nội vụ 

File đính kèm:

  • docCau hoi va dap an cuoc thi Tim hieu 65 nam truyenthong LL CAND.doc