Cẩm nang hướng nghiệp
dễ thành công nhất. Phương thức ấy, cách thức ấy, có dạng căn bản như sau:
+ Nung nấu và tích lũy nội lực là chính, không đợi chờ vận may. Nội lực không chỉ gồm nghị lực và chí khí, tâm lực và bản lĩnh, còn có trí lực và kinh nghiệm được nuôi dưỡng từ thái độ cầu học dù chưa có điều kiện đi học.
+ Vận dụng và khai thác nội lực là chính, để tạo việc tạo nghề. Ban đầu không đủ tiền vốn nhưng có vốn sống, không đủ kiến thức nhưng biết học hỏi, chưa có kỹ năng nhưng biết tập tành, chưa gặp thời cơ nhưng biết tích cực chuẩn bị để sẵn sàng đón trước thời cơ.
Phương thức căn bản trên đây sẽ dẫn bạn vào một “cuộc chiến” với chính bản thân, để tự vượt lên chính mình. Đừng nghĩ rằng đó chỉ là cách thức nỗ lực của những người được thành danh. Không, những tấm gương vô danh mà lập nghiệp từ tay trắng hoặc từ chỗ “mạt vận” cũng đã làm như thế mà có được một tọa độ trong cộng đồng, nên họ cũng giã từ được dĩ vãng cơ cực. Chỉ khác là họ không muốn được nêu danh. Số này rất nhiều, có ở quanh ta. Ngay cả những người đang nổi danh, khi khởi nghiệp từ trong bóng tối của sự bần hàn, họ không hề nghĩ đến danh tiếng. Thế rồi, theo luật “hữu xạ tự nhiên hương”, khi thành công của họ thực sự đã khởi sắc, dù họ không muốn nổi tiếng, danh thơm vẫn lan toả.
Đừng chon tâm nguyện của bạn bị “đứt bóng”, để ánh sáng trong tim vẫn tiếp tục soi đường. Khi hướng nghiệp, dù dưới chân bạn là một vùng tối, nhưng phía trước bạn là cả bầu trời với nhiều điểm sáng đang mời gọi. Vấn đề là bạn có chuẩn bị nội lực cho hành trang để lên đường hay không.
u, tôi nhận được hồi âm của bạn đó: “Em đã suy nghĩ lại, cân nhắc kỹ trước những lời trao đổi khác nhau từ ngày ấy. Cuối cùng, em đăng ký dự thi vào Đại học Văn hóa, và nay em thấy rất phù hợp với sở trường của mình. Em thực sự mê say lĩnh vực văn hóa và hy vọng sẽ thành công hơn”. Thực ra, không nân xem vấn đề hướng nghiệp là “ai hướng nghiệp cho ai?”, mà nên nghĩ là “ai giúp ai tự hướng nghiệp?”. Nếu nhà trường / nhà nước, gia đình / xã hội làm được chức năng giúp bạn trẻ biết tự hướng nghiệp, đó là một thành quả vô cùng lớn. Không chỉ lớn về lợi ích kinh tế - xã hội, còn lớn về sự trưởng thành cá nhân. Đặc biệt, nó có giá trị cao ở chỗ tôn trọng tính tự giác, tính tự quyết và tự lập của mỗi thành viên trên những nền tảng nhận thức khoa học và hành động hợp lý. Điều đó giúp bạn tránh đi đường vòng hoặc lạc lối khi tự hướng nghiệp 3.Hướng nghiệp từ lớp 9, sớm hay muộn? Hỏi: Mộng của em và rất nhiều bạn khác là học lên Đại học. Tuy nhiên có nhiều thầy cô lớp 9-10-11 hay đặt vần đề với học sinh. Điều đó khiến cho “giấc mơ đại học” của học sinh bị mờ nhạt và niềm tin vào tương lai bị bào mòn. Liệu học xong đại học rồi hãy tính đến việc làm có hơn không? ******************* Trả lời: Chờ xong đại học mới hướng nghiệp thì quá trễ đó bạn. Bạn hiểu về “tương lai” và “hướng nghiệp” hơi bị mơ hồ. Bạn tưởng đại học chỉ là nơi dạy chữ, không dạy nghề? Ngay cả khi bạn dừng tương lai của bạn ở cái mốc đại học, đó là lúc bạn thực sự “dính” đến nghề (dù chỉ trên lý thuyết, hoặc dù bạn chưa muốn). Chẳng có một trường đại học nào không dạy nghề theo chuyên ngành của nó. Đại học chính là một “trường dạy nghề bậc cao” (đào tạo tay nghề có trình độ cử nhân trở lên). Bởi vậy, khi bạn mơ ước bước vào giảng đường đại học, cần thực tế hơn chút nữa – bạn phải sớm nghĩ tới cái nghề mà trường Đại học nó sẽ đào tạo. Như vậy, nếu không định hướng dần từ những năm gần cuối của bậc học phổ thông, bạn sẽ có nguy cơ bị hẫng hụt. Ngay khi gần kết thúc lớp 12 mới nghĩ tới ngành nghề, bạn sẽ quýnh quáng trước sự lựa chọn trường (và khoa đào tạo) để đăng ký thi tuyển. Lúc ấy, xác suất rủi ro sẽ rất lớn, bạn đành “nhắm mắt đưa chân”, trao phận mình cho trời định! Nhiều người vì “theo đuôi bạn bè” mà đã chọn lầm nghề, thi lầm trường, giữa chừng phải bỏ cuộc. Cũng có người ráng không bỏ cuộc, “cố đấm ăn xôi”, nhưng khi tốt nghiệp ra đời với mảnh bằng “bậc trung”, không khởi sắc nổi! Thật uổng công, tốn của, có khi phải làm lại từ đầu. Mộng cao, phải có chí cao. Mặt khác, và ngay từ đầu, muốn xác định một ước mơ cao, phải sớm có suy nghĩ về đỉnh cao của nó. Làm như vậy để tiên liệu xem mình có với tới không. Đừng ngộ nhận việc hướng nghiệp là “chuyện về sau”. Không, đó là chuyện trước mắt, khi bạn đang ngồi tại bàn học. 4.Chưa lớn mà đã hướng nghiệp, có bị “ép non”? Hỏi: Tuổi học trò thường “ăn chưa no, lo chưa tới, với chưa được”. Vậy tại sao “chưa đủ chín chắn” cả tuổi đời lẫn học vấn, lại phải cứ lo hướng nghiệp? “Làm gấp” như vậy, có phải vô tình bị áp đặt hoặc ép non hay không, nhiều học trò bị “già” trước tuổi? (Băn khoăn của một số phụ huynh) ***************** Trả lời: Hướng nghiệp giống như tập đi (đi chập chững vào đời, vào nghề). Một em bé đi mẫu giáo, chơi trò chơi bác sĩ (cầm ống nghe thăm bệnh) hay tập lái xe chạy trong vườn, chơi trò chơi “cảnh sát giao thông” Nom chúng thật hồn nhiên và thơ ngây trước những cảnh tượng ấy, đâu có “già” trước tuổi? Nhưng đó là cách thăm dò về cá tính và khêu gợi về sở thích thông qua việc “chơi mà học, làm mà học, vui mà học”. Những hình thức hướng nghiệp sơ khởi như thế không có lợi cho tương lai hay sao? Vượt xa tuổi mẫu giáo, tuổi 15 trở lên là tuổi chuẩn bị vào đời. Ở tuổi đó, nên được hướng nghiệp hợp lý và bản thân cũng cần đi dần vào ý thức hướng nghiệp đúng đắn, chủ động. Với yêu cầu “vẫn trẻ trung nhưng chín chắn dần” trước khi vào đời, học sinh nên vừa tiếp tục nâng cao trình độ học vấn, vừa tự điều chỉnh mình theo một định hướng nghề nghiệp phù hợp. Đó là cách nghĩ chín chắn và làm chín chắn, cũng là cách chủ động đầu tư có lợi cho tương lai. Một tương lai như thế sẽ được ổn định, vững vàng, mang ý nghĩa lập thân, có nghề nghiệp chắc chắn. Tuổi mới lớn là tuổi mong làm người lớn. và như vậy, việc tự lập, tự cường với ý thức lập nghiệp là điều cần nghĩ tới, để thoát dần sự lệ thuộc vào kinh tế gia đình. Ở các nước phát triển quanh ta như Sinhgapore, Hàn Quốc, dù gia đình khá giả tới đâu, họ cũng tập cho con biết lập thân bằng cách lập nghiệp. Có lẽ nhờ vậy mà họ là nước phát triển. 5.Hướng nghiệp không quan trọng bằng luyện thi đại học? Hỏi: Nếu hướng nghiệp là cần cho mọi lứa tuổi học trò, đặc biệt từ cấp II – III, tại sạo ở trường THPT của em không thấy nói nhiều đến hướng nghiệp mà chỉ nói nhiều đến luyện thi? Hướng luyện thi cũng chỉ đề cập đến ôn luyện theo khối A/B, cùng lắm là khối D, mà phải là Đại học! Kể cả những bạn học yếu, không mấy ai trong họ nghĩ đến việc “rẽ ngang” qua trường chuyên nghiệp hoặc trường dạy nghề. Như vậy có đi lệch lạc với tinh thần hướng nghiệp không? ****************** Trả lời: Muốn học lên cao là nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của mỗi học sinh, không ai cấm điều này. Luật giáo dục (đã được Quốc hội thông qua) bảo vệ cho mỗi công dân quyền được học lên cao. Vấn đề còn lại là mỗi người biết tự lượng sức mình và điều kiện cho phép để theo học tới đâu và theo học ngành nào cho phù hợp. Đừng vì áp lực thi cử mà ép mình phải khiên cưỡng. Tinh thần hướng nghiệp phảm thấm từ các bài dạy và bài học trong từng bộ môn ở trường phổ thông. Không phải chỉ đến ngày bước vào giảng đường đại học mới nói tới việc học theo tinh thần hướng nghiệp. Khi học từng bài, từng môn, nếu bạn có ý thức định hướng nội dung theo yêu cầu ứng dụng thực tế và lấy thực tế minh họa cho kiến thức, đó là một căn bản của tinh thần hướng nghiệp. Phát triển cao hơn, có hướng nghiệp tổng quát (chung cho mọi môn học, mọi ngành học) và hướng nghiệp chuyên ngành (riêng cho từng lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn). Với nghĩa đó, luyện thi theo các khối (A/B/C/D) chỉ là luyện kiến thức căn bản để hướng tới một đầu vào nào đó của tuyển sinh. Đó chưa phải là căn bản của hướng nghiệp. Hướng nghiệp căn bản là giúp mỗi người học tự xác định được mình phù hợp hay không phù hợp, dù có thích hay không thích đối với một lĩnh vực trí tuệ nào (cả kiến thức, kỹ năng, xu hướng và thái độ), nhất là đối với một lĩnh vực hoạt động nào mang tính ứng dụng (chứ không chỉ có tính lý thuyết). Vì thế, dù được bình đẳng về cơ hội hướng nghiệp (trong đó có cơ hội được học hành) nhưng thật khó bình đẳng như nhau về sức học, về ngành học, về xu hướng lập nghiệp và chọn nghề. Hướng nghiệp như cuộc chạy marathon: mỗi người có một sức chạy khác nhau, không thể bình đẳng về đường dài và tốc độ. Cho nên, tuy học cùng lớp, nhưng có bạn thi vào ngành B sẽ hợp hơn khối A, cũng có bạn thi lên đại học lại không phù hợp bằng thi vào trung cấp, Đừng chạy theo “phong trào” hoặc “a dua” theo người khác. “Liệu cơm mà gắp mắm” vẫn là sự lựa chọn khôn ngoan. Nếu chọn sai, sẽ lỡ mất cơ hội tiến thân, vì sự chọn lựa chọn đó không phù hợp với mình suốt đời. Và đừng ngộ nhận rằng, tương lai hoặc cơ hội tiến thân được xác định bởi cái mốc “Trung cấp” hay “Đại học”. Nhiều người thành đạt nổi tiếng như Thomas Edison ngày trước và Bill Gates ngày nay, họ không đi lên từ tấm bằng đại học. Nhiều bạn trẻ hiện nay lập nghiệp để thành công trước, học tập để lấy bằng sau, vẫn có tiền đồ tươi sáng 6.Tự hướng nghiệp qua môn học Hỏi: Xin nói rõ hơn về tự hướng nghiệp theo môn học mà mình thích và nghề mà mình chọn. Trong trường hợp thầy giáo bộ môn không quan tâm hướng nghiệp qua môn học (chỉ chuyên dạy chữ và luyện thi) mà em thì muốn tự hướng nghiệp cho mình khi học tập môn đó, nên làm cách nào, rèn luyện ra sao? ****************** Trả lời: Trước hết, dù trong trường hợp nào, bạn cũng nên luôn luôn tôn trọng cách dạy của thầy giáo. Rất hay là bạn đã nghĩ tới cách tự mình rèn luyện theo tinh thần hướng nghiệp qua môn học, dù áp lực thi cử đang rất nặng nề. Để tự thỏa mãn nhu cầu hướng nghiệp khi học từng môn, trước hết, bạn đừng đặt mục đích thi cử lên hàng đầu. Nếu học để thi, bạn sẽ có cách học rất khác xa với cách học để hướng nghiệp. Một bên là thụ động để đối phó, bên kia là chủ động để vươn lên. Xác định như thế, bạn sẽ tránh được việc học tủ, học lệch, học vẹt, học nhồi. Trái lại, bạn sẽ thiên về cách học để tìm tòi, để chiêm nghiệm, để khai phá, để sáng tạo. Đó là những đặc điểm cơ bản tiếp theo của tinh thần hướng nghiệp. Bạn Trần Hùng Cường - HS lớp 12A8 Trường THPT Phú Nhuận (khóa 2001 - 2002) là một điển hình như thế. Năm 1995 khi còn là cậu bé học lớp 5, ngoài giờ tới lớp, Cường đã lang thang chầu chực ở các tiệm dịch vụ vi tính trên đường Lê văn Sĩ. Tại những nơi đó, Cường tận dụng cơ hội để “học mót” các kỹ thuật vi tính, vừa xin đánh máy thuê cho các chủ tiệm (lúc đầu làm không công). Dần dần, kỹ năng tin học của Cường trở nên thành thạo sau 7 năm tìm tòi, chiêm nghiệm, khai phá và sáng tạo ngay trên bàn phím của người khác. Đến năm lớp 12 vẫn không mua nỗi máy vi tính riêng, nhưng Cường đã trở thành một lập trình viên và đoạt giải nhì tại cuộc thi Tin học trẻ không chuyên TP. Hồ Chí Minh năm 2001 với sản phẩm sáng tạo là một phần mềm có ký hiệu VNTT (Vietnamese Typing Treater) – phần mềm dạy đánh máy tiếng Việt với nhiều tính trội hơn hẳn những phần mềm khác . Bạn có thể như Cường trong ý thức “tìm mà học”, “tìm mà luyện”, “lấy việc làm mà hướng nghiệp”, “lấy công việc mà rèn nghề”. Làm được như thế, bạn không chỉ có ý tưởng sáng tạo, còn làm nên sản phẩm sáng tạo ngay từ khi còn đi học. Đó là hướng nghiệp tích cực qua môn tin học. Môn học nào bạn cũng có thể làm theo hướng đó, với những ý thức đó, từ việc tìm nguồn thông tin (dù tay trắng, có thể tới tiệm sách báo “đọc ké” để khai thác những thông tin trí tuệ) đến việc tìm gặp người kinh nghiệm, rồi mày mò túc tắc học hỏi và tập tành. Đương nhiên, không có con đường bằng phẳng cho những ai “ngồi không mà có được trí thức vững chắc và nghề nghiệp lâu
File đính kèm:
- CAM NANG HUONG NGHIEP.doc