Cách ôn tập Tốt nghiệp THPT hiệu quả - Tuệ Nguyễn

Bám chuẩn kiến thức và SGK

Theo ông Kỳ, “học tủ” là hiện tượng phổ biến của nhiều HS trước đây. Một số em còn suy luận rằng năm trước đề thi ra câu này thì năm sau sẽ không ra nữa. Nhưng với đề thi như hiện nay nếu HS “học tủ” thì nguy cơ “lệch tủ” ngày càng cao. Thực tế hiện nay, một bộ đề thi có nhiều câu hỏi ở nhiều phần khác nhau, các câu hỏi thi tốt nghiệp tự luận hay trắc nghiệm đều kiểm tra trên bình diện kiến thức rộng, tránh cho HS “học tủ”, học lệch. Ông Kỳ lưu ý: khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp với 6 môn thi khác nhau, HS phải có phương thức tư duy từng bộ môn thì kết quả mới tốt. Ví dụ, cùng là môn xã hội nhưng tư duy văn học khác với tư duy lịch sử.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách ôn tập Tốt nghiệp THPT hiệu quả - Tuệ Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách ôn tập tốt nghiệp THPT hiệu quả 
Các chuyên gia khuyên học sinh (HS) lớp 12 cần bám sát SGK (SGK), không học tủ và biết rèn luyện kỹ năng làm bài để có thể đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thành Kỳ - Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD-ĐT Hà Nội), cho rằng: Do yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT nên khi xây dựng đề thi, các chuyên gia đều tính sao cho tất cả HS đều đạt điểm trung bình. 
Cô Dương Thị Phương Lan hướng dẫn HS lớp 12 trường THPT Bùi Thị Xuân 
(Q.1, TP.HCM) ôn thi môn Địa lý - Ảnh: Đ.N.T 
Bám chuẩn kiến thức và SGK 
Theo ông Kỳ, “học tủ” là hiện tượng phổ biến của nhiều HS trước đây. Một số em còn suy luận rằng năm trước đề thi ra câu này thì năm sau sẽ không ra nữa... Nhưng với đề thi như hiện nay nếu HS “học tủ” thì nguy cơ “lệch tủ” ngày càng cao. Thực tế hiện nay, một bộ đề thi có nhiều câu hỏi ở nhiều phần khác nhau, các câu hỏi thi tốt nghiệp tự luận hay trắc nghiệm đều kiểm tra trên bình diện kiến thức rộng, tránh cho HS “học tủ”, học lệch. Ông Kỳ lưu ý: khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp với 6 môn thi khác nhau, HS phải có phương thức tư duy từng bộ môn thì kết quả mới tốt. Ví dụ, cùng là môn xã hội nhưng tư duy văn học khác với tư duy lịch sử. 
Các câu hỏi thi tốt nghiệp tự luận hay trắc nghiệm đều kiểm tra trên bình diện kiến thức rộng, tránh cho HS “học tủ”, học lệch. 
Ông Nguyễn Thành Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội
PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết: “Mặc dù có nhiều tài liệu tham khảo, kể cả hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD-ĐT ban hành nhưng trường tôi vẫn chọn cách an toàn nhất là bám sát vào SGK, không bỏ sót phần nào cả”. 
Đồng quan điểm, bà Hà Thanh - giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), khuyên: “Khi ôn thi tốt nghiệp THPT cho HS, giáo viên không thể coi “nhẹ” phần nào, “nặng” phần nào. Tốt nhất là dạy và học theo chuẩn kiến thức và SGK để đề thi ra theo cách nào thì HS cũng sẽ làm tốt”. 
Còn ông Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), nêu kinh nghiệm: “Tất nhiên vẫn phải bám sát SGK nhưng giáo viên nhà trường còn có trách nhiệm làm các đề thi căn cứ trên chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, căn cứ vào cách thức ra đề theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT để HS làm đi làm lại nhiều lần cho quen”. 
Kiến thức cả 3 năm 
Ông Văn Như Cương cũng chỉ ra một thực tế rất đáng lưu ý, đó là quy chế thi tốt nghiệp nêu rõ: “Đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12” nhưng HS cũng không nên chỉ tập trung vào nội dung kiến thức lớp 12. Trên thực tế, đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán các năm trước cho thấy có tới 60% nội dung kiến thức là của lớp 10, lớp 11. 
Xung quanh vấn đề này, đại diện Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cũng khẳng định: Về nội dung, tinh thần chung là đề thi chủ yếu nằm trong chương trình SGK lớp 12. Tuy nhiên, không có nghĩa là nội dung đó chỉ được nằm trong đúng sách lớp 12. Thực tế có nhiều môn khoa học tự nhiên như toán học, các kiến thức đều có tính liên thông. Nếu HS không nắm được kiến thức của các năm học trước thì sẽ không thể làm bài thi được. Chính vì vậy, theo vị đại diện này, trong khi ôn tập, HS có thể không cần thiết phải rà soát lại toàn bộ nội dung của hai năm lớp 10, 11 nhưng vẫn cần ôn tập những kiến thức có tính kế thừa, liên thông. Nhà trường và HS cũng không cần phải dạy, học thêm nội dung mới, vượt ra ngoài chương trình. 
Tuệ Nguyễn 
(Nguồn: Thanh Niên

File đính kèm:

  • docCach_on_tap_tot_nghiep_THPT_hieu_qua.doc