Các phương pháp và kỹ thuật dạy học

CÁC LOẠI PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

Việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau không chỉ làm tăng chất lượng đào tạo mà còn làm tăng hiệu quả đào tạo trong việc đạt các mục tiêu đào tạo đề ra.

Theo Tim Wenling (Planing for effective training – A guide to curriculum development, FAO-UN,1993), đã qui các phương pháp và kỹ thuật dạy học vào tám phương pháp dạy học phổ biến nhất đó là:

1/ Phương pháp diễn giảng (thuyết trình):

Diễn giải là phương pháp dạy học thông dụng nhất, nhưng không phải lúc nào cũng là hiệu quả nhất. Giảng viên dùng lời nói cùng với các phương tiện kỹ thuật thông tin, nghe nhìn như: Bảng – phấn, văn bản in, overhead transparencies, video/film, máy tính, để diễn giảng cho người học nghe, phát hiện và hiểu các khái niệm, hiện tượng, qui luật, nguyên lý của các quá trình.

- Ưu điểm của phương pháp diễn giảng:

+ Chủ động trong tiến trình đào tạo: tập trung vào chủ điểm, kiểm soát được nội dung và thứ tự thông tin truyền đạt trong thời gian định trước;

+ Truyền đạt được khối lượng lớn kiến thức trong một thời gian gới hạn;

+ Phù hợp với số đông người học, thiếu trường lớp, thiếu phương tiện.

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6727 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Các phương pháp và kỹ thuật dạy học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp này.
Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánhgiá.
PPDH hợp tác tronh nhóm nhỏ cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình và chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Thành công của lớp học phù thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp huy động mọi người cùng tham gia, hoặc rút gọn là phương pháp cùng tham gia.
3.6.Các cách thành lập nhóm
Có nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Bảng sau đây trình bày 10 cách theo tiêu chí khác nhau.
+ Ưu điểm                                 - Nhược điểm
Tiêu chí
Cách thực hiện – Ưu, nhược điểm
1. Các nhóm gồm những người tự nguyện, chung mối quan tâm
+ Đối với HS đây là cách dễ chịu nhất để thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh nhất.
- Dễ tạo sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp, vì vậy cách tạo nhóm như thế này không nên là khả năng duy nhất.
2. Các nhóm ngẫu nhiên
Bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp tăm, sắp xếp theo màu sắc…
+ Các nhóm luôn luôn mới sẻ đảm bảo là tất cả các HS đều có thể học tập chung nhóm với tất cả HS khác.
- Nguy cơ có trục trặc sẽ tăng cao, HS phải sớm làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như vậy là bình thường
3. Nhóm ghép hình
Xé nhỏ một bức tranh trong các tờ tài liệu xử lí, HS được phát các mẫu xé nhỏ, những HS ghép thành bức tranh hoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành nhóm.
+ Cách tạo lập nhóm kiểu vui chơi, không gây ra sự đối địch
- Cần một chi phí để chuẩn bị và cần nhiều thời gian hơn để tạo lập nhóm.
4. Các nhóm với đặc điểm chung
Ví dụ: Tất cả những học sinh cùng sinh ra trong mùa đông, mùa xuân, mùa hè, mùa thu sẽ tạo thành nhóm.
+ Tạo lập nhóm một cách độc đáo, tạo nhiều niềm vui cho HS có thể biết nhau rõ hơn.
- Cách làm này mất đi tính độc đáo nếu được sử dụng thường xuyên.
5. Các nhóm cố định trong một thời gian dài
Các nhóm duy trì trong một số tuần hoặc một số tháng, các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng.
+ Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong những nhóm học tập có nhiều vấn đề.
- Sau khi quen nhau một thời gian dài thì việc áp dụng các nhóm mới sẽ khó khăn.
6. Nhóm HS khá để hỗ trợ HS yếu
Những HS khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các HS yếu hơn và đảm nhận nhiệm vụ của người hướng dẫn.
+ Tất cả đều được lợi. Những HS giỏi đảm nhận trách nhiệm, những HS yếu được giúp đỡ.
- Ngoài việc mất nhiều thời gian thì chỉ có một nhược điểm, trừ phi những HS giỏi hướng dẫn sai.
7. Phân chia theo năng lực học tập khác nhau
Những HS yếu hơn sẽ xử lý các bài tập cơ bản, những HS đặc biệt giỏi sẽ nhận thêm những bài tập bổ sung.
+ HS có thể tự xác định mục đích của mình. Ví dụ ai bị điểm kém trong môn toán thì có thể tập trung vào một ít bài tập.
- Cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm học tập cảm thấy bị chia thành những HS thông minh và những HS kém.
8. Phân chia theo các dạng học tập
Được áp dụng thường xuyên khi học tập theo tình huống, những HS thích học tập với hình ảnh, âm thanh hoặc biểu tượng sẽ nhận được những bài tập tương ứng.
+ HS sẽ biết các em thuộc dạng học tập như thế nào?
- HS chỉ học những gì mình thích và bỏ qua những nội dung khác.
9. Nhóm với các bài tập khác nhau
Ví dụ, trong khuôn khổ một dự án, một số HS sẽ khảo sát một xí nghiệp, một số khác khảo sát một cơ sở chăm sóc xã hội…
+ Tạo điều kiện học tập theo kinh nghiệm đối với những gì đặc biệt quan tâm.
- Thường chỉ có thể áp dụng trong khuôn khổ một dự án lớn.
10. Phân chia HS nam và nữ
+ Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc trưng cho nam và nữ, ví dụ trong giảng dạy về tình dục, chủ đề lựa chọn nghề nghiệp…
- Nếu bị lạm dụng sẽ dẫn đến mất bình đẳng nam nữ.
4. DẠY HỌC TRỰC QUAN
4.1.Bản chất
Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa, và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
PPDH trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh họa và trình bày:
- Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng…
- Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kỹ thuật, chiếu đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chon cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của HS, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của GV mà HS không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những theo tác mẫu của GV, từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo…
4.2.Quy trình thực hiện
- GV treo những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuật…Nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.
- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, so đồ, bản đồ…tiến hành làm thì nghiệm, trình chiều các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh….
- Gv yêu cầu một hoặc một số HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.
- Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan chuyển tải.
4.3. Ưu điểm
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhằm tạo cho HS những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp HS nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Ví dụ, khi nghiên cứu bức tranh “Hình vẽ trên vách hang”, HS không chỉ có biểu tượng về săn bắn là công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc, mà còn hiểu: nhờ chế tạo cung tên, con người đã chuyển hẳn hình thức săn bắt sang săn bắn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó giúp HS biết sự thay đổi trong đời sống vật chất của con người thời nguyên thủy luôn gắn chặt với tiến bộ kỹ thuật chế tác công cụ của họ.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịnh sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS.
4.4.Nhược điểm
Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, GV cần tính toán kĩ để phù hợp với thời lượng đã quy định.
Nếu sử dụng đồ dùng trực quan, không khéo làm phân tán chú ý của HS, HS không lĩnh hội được những nội dung chính của bài học.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt khi quan sát tranh ảnh, các phim điện ảnh, phim video nếu GV không định hướng cho HS quan sát sẽ dẫn đến tình trạng HS sa đà vào những chi tiết nhỏ lẻ không quan trọng.
4.5. Một số lưu ý
Khi sử dụng đồ dùng trực quan dạy học cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với từng loại bài học
- Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
- Phải đảm bảo sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của HS.
- Phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng đồ dùng trực quan
- Đảm bảo kết hợp lời nói việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của HS khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, đồ thị, bảng niên biểu…Trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kĩ. (nắm chắc nội dung, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học…). Trong khi giảng cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan.
- Loại đồ dùng trực quan cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong giờ học, trong việc tự học ở nhà, GV phải hướng dẫn HS sử dụng tốt loại đồ dùng trực quan này: quan sát kĩ, tìm hiểu sâu sắc nội dung, hoàn thành các bài tập, tập vẽ bản đồ, chứ không phải “can” theo sách.
Trong dạy học một số môn như Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Âm nhạc, Công nghệ, Mĩ thuật…ở trường phổ thông, việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lí để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các đồ dùng trực quan. Cần chuẩn bị câu hỏi/hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
5. DẠY HỌC VÀ LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
5.1. Bản chất
Luyện tập và thực hành nhằm củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Trong luyện tập, người ta nhấn mạnh tới việc lặp lại với mục đích học thuộc những “đoạn thông tin”: đoạn văn, thơ, bài hát, kí hiệu, quy tắc, định lí, công thức, … đã học và làm cho việc sử dụng kĩ năng được thực hiện một cách tự động, thành thục. trong thực hành, người ta không chỉ nhấn mạnh vào việc học thuộc mà cong nhằm áp dụng hay sử dụng một cách thông minh các trí thức để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Vì thế, trong dạy học, bên cạnh việc cho HS luyện tập một số chi tiết cụ thể, GV cũng cần lưu ý cho HS thực hành phát triển kĩ năng.
5.2.Quy trình thực hiện
Bước 1: Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành
Bước này bao gồm việc tập trung chú ý của HS về kỹ năng cụ thể hoặc những sự kiện cần luyện tập hoặc thực hành.
Bước 2: 

File đính kèm:

  • docphuong phap va ky thuat DHNV.doc