Các biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả việc kiểm tra đánh giá môn lịch sử ở trường THCS
M ỤC L ỤC
Phần I. Lý do chọn đề tài SKKN .1
Phần II. Nội dung SKKN .3
1. Cơ sở lí luận. .3
2. Thực trạng của vấn đề .6
3. Các biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả việc kiểm tra đánh giá môn lịch sử ở trường THCS .7
4. Hiệu quả của SKKN . .23
Phần III. Kết luận và kiến nghị .26
1. Kết luận .26
2. Kiến nghị 27
Mục lục . .28
Tài liệu tham khảo . .29
định mục đích của đề kiểm tra. Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm. Bước 6. Xem xét lại việc ra đề kiểm tra. Đề kiểm tra phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây: - Đề kiểm tra phải đảm bảo tính hợp lí, phù hợp với nội dung chương trình, mục đích của mỗi lần kiểm tra, đánh giá. - Đề kiểm tra phải đảm bảo đạt độ khó cần thiết, phân hoá được học sinh. - Đề kiểm tra phải có tính thực tiễn, tính kinh tế (Điều kiện in ấn, kinh phí). - Đề kiểm tra phải chú ý đến khả năng tư duy độc lập, tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Sử dụng nhiều dạng đề khác nhau, áp dụng các hình thức kiểm tra khoa học, tiên tiến. 3. 1. 2. Xây dựng câu hỏi theo hướng phát triển tư duy học sinh. Căn cứ để xây dựng câu hỏi tự luận: - Mục tiêu chương trình. - Trình độ học sinh. - Hạn chế câu hỏi chép y nguyên trong sách giáo khoa. - Giáo viên phải dự đoán được câu trả lời của học sinh. - Xây dựng các dạng câu hỏi kiểm tra khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh. Để khắc phục nhược điểm của câu hỏi tự luận cần chú ý những yêu cầu sau đây: + Lập thang điểm chi tiết cho từng câu hỏi thật chi tiết chính xác. + Giáo viên chấm cùng một câu hỏi cho nhiều học sinh rồi mới chấm tiếp những bài tiếp theo, từ đó so sánh được phần trả lời của các bài thi. 3. 1. 3. Kết hợp nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau Kết hợp sử dụng câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm và câu hỏi tự luận trong kiểm tra đánh giá. Tuỳ vào mục đích và yêu cầu của mỗi lần kiểm tra giáo viên có thể sử dụng một hoặc kết hợp cả hai phương pháp kiểm tra đã nói ở trên. 3.1.4. Sử dụng các loại bài tập thực hành để kiểm tra, đánh giá Để nâng cao tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử, việc sử dụng các loại bài tập thực hành trong kiểm tra đánh giá là vô cùng cần thiết giúp học sinh rèn luyện kĩ năng bộ môn. Nội dung kiểm tra thực hành môn lịch sử rất phong phú đa dạng, bao gồm những bài thực hành đơn giản như vẽ bản đồ, lược đồ, lập sơ đồ, lập bảng niên biểu với việc trình bày đanh giá nhận xét sự kiện cụ thể ở phần lịch sử thế giới cổ đại có thể đưa ra các bài tập thực hành sau đây: - Kết hợp với đồ dùng trực quan kiểm tra kĩ năng và nhận thức của học sinh về sự kiện lịch sử có liên quan. VD: Quan sát hình 3,4 SGK trang 8 em hãy miêu tả đời sống của bầy người nguyên thuỷ. - Quan sát hình 5 SGK trang 9 em hãy miêu tả, so sánh đặc điểm hình dáng của người tối cổ và người tinh khôn. - Quan sát hình 8 sgk trang 11 em hãy cho biết cư dân Ai Cập cổ đại sản xuất lúa nước như thế nào? - Dùng lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây yêu cầu học sinh xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. - Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về thời gian hình thành, nền tảng kinh tế, giai cấp chính trong xã hội, thể chế nhà nước. - Lập bảng thống kê thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. 3. 1. 5. Xây dựng ngân hàng câu hỏi Giáo viên phải căn cứ vào nội dung các bài học để xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra, thường xuyên bổ xung những câu hỏi có giá trị. Trong từng bài học gv kiểm tra thực nghiệm để đánh giá về độ khó và tính khả thi của câu hỏi. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi với đồng nghiệp, tập hợp ngân hàng câu hỏi của cá nhân thành ngân hàng câu hỏi của cả tổ, của bộ môn. 3. 1. 6. Hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào việc kiểm tra đánh giá một cách chủ động Trước đây quan niệm về kiểm tra đánh giá còn phiến diện. Giáo viên giữ độc quyền về khâu này, học sinh chỉ được coi là đối tượng kiểm tra, đánh giá. Ngày nay trong dạy học, vai trò chủ thể, tích cực, chủ động tích cực, chủ động của học sinh được coi trọng. Nhiều chuyên gia cho rằng tự đánh giá là một yếu tố cấu thành, là quyền sở hữu của người học. Việc rèn luyện một khả năng tự học liên tục và suốt đời trở thành một mục tiêu được quan tâm. Chính vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá kiểm tra để kịp thời điều chỉnh cách học. Giáo viên phải là người hướng dẫn và tạo cơ hội cho học sinh tự kiểm tra đánh giá và tham gia kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Thông qua công việc này học sinh nhận thức được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc học tập. Tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để điều chỉnh việc học tập có kết quả cao hơn, học sinh sẽ rèn luyện được lòng tự tin, tính độc lập, ý thức vươn lên trong mọi hoạt động sau này khi vào đời. Để học sinh được chủ động tham gia vào hoạt động kiểm tra đánh giá giáo viên có thể sử dụng những biện pháp sau đây: Cho phép học sinh khi học bài ở nhà căn cứ vào nội dung bài đã học tự đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ cho bạn, tự xây dựng đáp án chính xác. việc làm này được tiến hành thường xuyên để rèn cho học sinh kĩ năng đặt câu hỏi kiểm tra. - Khi kiểm tra đámh giá giáo viên phải xác định và phổ biến tiêu chí đánh giá. Công bố rõ đáp án thang điểm hướng dẫn để học sinh tự đánh giá kết quả kiểm tra hoặc bài tập về nhà. - Tổ chức cho học sinh chấm chéo bài có sự giám sát của giáo viên. - Trong kiểm tra miệng ít nhất cho 2 học sinh nhận xét đánh giá và cho điểm đối với câu trả lời của bạn. - Mỗi lần kiểm tra viết giáo viên trả bài đúng thời gian quy định và bắt buộc phải dành thời gian để nhận xét chi tiết bài làm của học sinh cả lớp về nội dung kiến thức, kĩ năng làm bài, phương pháp, hình thức làm bài. Qua những nhận xét đó, học sinh tự đánh giá được bản thân, rút ra bài học để có cách học, cách làm bài tốt hơn về sau. Hướng dẫn phương pháp và kĩ năng làm bài kiểm tra cho học sinh. Hướng dẫn học sinh xác định thời gian làm bài hợp lí, hình thức làm bài (chữ viết phải rõ ràng, đúng chính tả, diễn đạt phải chính xác, cách trình bày phải khoa học). Về nội dung phải lựa chọn kiến thức chính xác, trình bầy có cảm xúc đúng quan điểm. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm lí khi làm bài: bình tĩnh, tự tin, sáng suốt chủ động, độc lập. Hướng dẫn học sinh khi làm bài tự luận phải phân tích đề thi, ghi vào giấy nháp những từ khó và quan trọng thể hiện nội dung cơ bản của đề, xây dựng đề cương bài làm đáp ứng với yêu cầu cơ bản của bài làm. Làm bài theo đề cương đã đề ra, cuối cùng đọc và sửa chữa những lỗi của bài làm. 3. 2. Biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá Để hoạt động kiểm tra, đánh giá có hiệu quả giáo viên không được chạy theo thành tích, làm cho kết quả kiểm tra, đánh giá không đủ độ tin cậy và tính giá trị. Độ tin cậy của việc kiểm tra đánh giá được thể hiện ở những mặt sau: - Kết quả làm bài của học sinh phản ánh đúng trình độ, năng lực của người học. - Giáo viên chấm điểm đánh giá công bằng, khách quan. Để việc kiểm tra, đánh giá có độ tin cậy giáo viên cần phải: giảm các yếu tố ngẫu nhiên, may rủi đến mức tối thiểu; diễn đạt đề bài câu hỏi rõ ràng để mọi học sinh có thể hiểu đúng; ra nhiều câu hỏi, bao quát đến mức tối đa các vấn đề cần kiểm tra; giảm tới mức thấp nhất sự gian lận trong thi cử; chuẩn bị tốt đáp án, thang điểm. Phải đảm bảo tính hoàn thiện trong nội dung kiểm tra đánh giá. Kiểm tra, đánh giá cả việc biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh. Phải đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập lịch sử của học sinh: - Kết hợp chặt chẽ hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên với hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của học sinh. - Kết hợp phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan. * Tổ chức tốt các khâu ra đề, coi và chấm thi. 3. 3. Xây dựng giáo án, đề kiểm tra áp dụng các biện pháp đổi mới nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá Phần lịch sử thế giới cổ đại là một giai đoạn lịch sử xa xưa, rất dài và hết sức phong phú, đa dạng, thậm chí có hàng loạt vấn đề còn đang tiếp tục nghiên cứu, phát hiện, xác định. Kiến thức khó, chương trình lịch sử ở trường THCS mới đưa phần này vào dạy được 8 năm, thời lượng học trên lớp rất ít chỉ có 5 tiết. Vì vậy khi giảng dạy phần lịch sử thế giới cổ đại giáo viên vấp phải không ít những khó khăn, kể cả việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong năm học 2010 - 2011 tôi đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phần lịch sử thế giới cổ đại, thực hiện và kiểm chứng trên hai lớp 6A1 và 6A2. Ngày soạn: Tiết 4. Bài 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG A. Mục tiêu bài học Kiến thức - Giáo viên giúp học sinh hiểu được: sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp nhà nước ra đời; những nhà nước cổ đại chuyên chế đầu tiên ra đời ở phương Đông là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc; nền tảng kinh tế của các quốc gia này là nông nghiệp lúa nước vì thế trong xã hội có hai giai cấp chính là quý tộc và nông dân. Giáo dục - Giáo dục học sinh nhận thức đúng về xã hội chuyên chế cổ đại phương Đông là xã hội phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy. Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, lập bảng so sánh sự kiện lịch sử. B. Phương pháp Trực quan, miêu tả, so sánh và nêu đặc điểm sự kiện lịch sử. C. Chuẩn bị Lược đồ các quốc gia cổ đại, bảng phụ D. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức(1 phút) Ngày dạy Tiết Lớp Sĩ số Điểm kiểm tra 6A1 2. Kiểm tra bài cũ(5 phút) - Giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào Bài 3 yêu cầu học sinh hãy tự đặt một câu hỏi kiểm tra bài cũ để bạn trả lời. Gọi 1hs lên bảng trả lời câu hỏi, sau đó cho học sinh nhận xét đánh giá, giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời : Em hãy nêu tác dụng của công cụ sản xuất bằng kim loại ? 3. Bài mới Giới thiệu bài mới( 2 phút) Của cải dư thừa Phát hiện và sử dụng kim loại Công cụ cải tiến Xã hội phân chia giai cấp XH nguyên thủy tan rã,nhà nước ra đời Năng suất lao động tăng Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ và giải thích vì sao xã hội nguyên thủy tan rã. Xã hội nguyên thủy tan rã nhường chỗ cho một xã hội phát triển cao hơn về mọi mặt đó là xã hội có nhà nước, giai cấp đối kháng. Những nhà nước đầu tiên ra đời ở phương Đô
File đính kèm:
- De tai skkn.doc