Bồi dưỡng, ôn thi học sinh khá, giỏi môn Lịch sử lớp 7

1.Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến châu âu

1.1 Thế nào là xã hội phong kiến.

Trong phần này giáo viên cần cho học sinh nắm được:

- Lịch sử loài người đã trải qua nhiều chế độ xã hội, tiếp sau các xã hội: nguyên thủy, cổ đại, là xã hội phong kiến (thời trung đại) rồi xã hội tư bản và xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Xã hội phong kiến có những điểm chủ yếu:

 + Trình độ sản xuất thấp kém, ngành kinh tế chính là nông nghiệp.

 + Hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông nô.

 

doc124 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6729 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng, ôn thi học sinh khá, giỏi môn Lịch sử lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hóa, đưa trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh văn minh.
	Nhờ thực hiện cải cách mở cửa,sau hơn 20 năm, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước bình quân hàng năm là 9,6% - đứng hàng thứ bảy thế giới. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 15 lần so với năm 1978. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng nhiều. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 5
 Các nước đông nam á
Câu 1. khu vực Đông Nam á có bao nhiêu nước hãy kể tên các nước đó? Đặc điểm tình hình Đông Nam á trước chiến tranh thế giới hai?
	Trả lời:
	Đông Nam á có 11 nước đó là:
	Việt Nam, Lào, Cam-Pu-chia, Thái Lan, Mi-an-Ma, Ma-lai-xi-a, xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin, Đông-ti-mo.
	Trước chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Nam á (trừ Thái Lan) 
đều là thuộc địa của pháp, Anh, Mĩ, Hà lanvv.
	Khi chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng toàn thế giới ( 12-1941 ), các nước đông Nam á lại bị quân nhật chiếm đóng, thống trị và gây nhiều tội ác đối với nhân dân khu vực này. Cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật đã bùng lên mạnh mẽ ở khắp nơi.
	Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh ( 8-1945), các nước Đông Nam á đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật.
	Câu 2. Những nét lớn về tình hình Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới hai. Tổ chức ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam á) được ra đời trong hoàn cảnh nào?
	Trả lời:
	Chiến tranh thế giới hai tuy đã kết thúc song nền độc lập của các nước Đông Nam á chỉ tồn tại ít lâu bởi ngay sau đó, thực dân Âu - Mĩ đã trở lại tái chiếm khu vực này. Nhân dân Đông Nam á lại phải tiến hành kháng chiến chống xâm lược trong những điều kiện hết sức gian khổ. Đến những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam á đã lần lượt giành độc lập dân tộc.Vượt qua mọi thử thách, nhân dân Đông Nam á bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế theo những con đường khác nhau.
	ASEAN ra đời trong trong bối cảnh khu vực và thế giới trong nửa sau những năm 60 của thế kỷ XX có nhiều biến chuyển to lớn.
	Sau khi giành độc, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
	Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In- đô-nê-xi-a. Ma-lai-xi-a. Phi-lip-pin và Thái Lan.
	Câu 3. Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì? Quá trình phát triển của ASEAN diễn ra như thế nào?
	Trả lời:
	 Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là phát triển kinh tế văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
	-Trong giai đoạn đầu (1967-1975) ASEAN là một tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo,chưa có vị trí trên trường quốc tế.
	-Không lâu sau thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhân dân ba nước Đông Dương vào năm 1975, với việc ký hiệp ước Ba - Li (In-đô-nê-xi-a, tháng 2-1976) hoạt động của ASEAN đã có những bước tiến mới. Quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương được cải thiện thông qua việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
	- Từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX do những biến động về chính trị xã hội, ở Cam-pu-chia và sự kích động can thiệp của một số nước lớn,quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương trở nên căng thẳng, đối đầu. Đây cũng là thời kỳ kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh nhờ thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
	- Năm 1984, tổ chức ASEAN đã có 6 thành viên (thêm B ru-nây).
	Đầu những năm 90 cả thế kỷ XX, ASEAN tiếp tục được mở rộng trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi: kết nạp Việt Nam (7/1995) ,Lào và Mi-an-ma (tháng 9/1997), Cam-pu-chia (4/1999), nâng số thành viên lên 10 nước. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế nhằm xây dựng Đông Nam á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 6
Các nước Châu Phi
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình chính trị châu phi có những điểm gì nổi bật?
	Trả lời:
	Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc, đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở Châu Phi, trước hết là khu vực Bắc phi, sau đó lan ra các khu vực khác.
	Thắng lợi trong cuộc binh biến của các sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập làm cho chế độ quân chủ ở nước này bị lật đổ, nước Cộng hòa Ai Cập ra đời (6-1953).
	Thắng lợi của nhân dân An- giê-ri trong cuộc kháng chiến chống pháp (1954-1962). Đặc biệt là sự tuyên bố độc lập của 17 nước ở lục địa này vào năm 1960 - năm Châu Phi - cùng nhiều nước sau đó đã dẫn đến sự tan rã hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc ở khu vực này.
	Câu 2. Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân châu phi diễn ra trong bối cảnh như thế nào? kết quả ra sao?
	Trả lời:
	Sau khi giành độc lập, các nước Châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội đã thu được thành tựu bước đầu. Song những thành tựu ấy chưa đủ thay đổi căn bản bộ mặt châu lục này.
	Nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, không ổn định khó khăn, đặc biệt từ cuối những năm 80 trở lại đây bởi các cuộc xung đột quân sự, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên,bệnh tật và mù chữ, sự bùng nổ dân số, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài.vv Tất cả những điều đó đã và đang là những thách thức đối với nhân dân Châu phi.
	Cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các quốc gia ở châu lục này đang tích cực tìm kiếm giải pháp nhằm tìm kiếm các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế để từng bước xóa bỏ tình trạng đói nghèo , lạc hậu trong bối cảnh đầy khó khăn thử thách.
	Câu 3. Tình cảnh người da đen và da màu ở cộng hòa Nam Phi trước năm 1994 như thế nào? Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hòa Nam phi diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
	Trả lời:
	Tuy trên danh nghĩa một quốc gia độc lập, song phần lớn người da đen và da mầu (chiếm khoảng 80% dân số) ở Cộng hòa Nam phi phải sống trong hoàn cảnh cơ cực, tủi nhục bởi chính sách phân biệt chủng tộc của chính quyền thực dân da trắng.
	Hậu quả của chính sách này là: người da đen và da màu ở đay bị tước hết mọi quyền công dân, phải ở khu cách biệt với người da trắng, chịu xử tội theo pháp luật riêng, không có quyền sở hữu lớn về xí nghiệp, ruộng đất. Phải làm việc trong những điều kiện tồi tệ so với người da tráng song chỉ được nhận những đồng lương ít ỏi hơn rất nhiều.
	Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc phi”( ANC) được sụ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và cả Liên Hợp Quốc, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hòa Nam Phi diễn ra bền bỉ, phát triển thành một cao trào đấu tranh vũ trang, chính trị mang tính chất quần chúng.
	Cuộc đấu tranh của nhân dân Cộng hòa nam phi đã giành được những thắng lợi to lớn, buộc nhà cầm quyền phải trả tự do cho những nhà lãnh đạo ANC, trong đó có chủ tịch Nen-Xơn Man-đê-la, và công nhận quyền hoạt động hợp pháp của tổ chức này.
	Tháng 11/1993, các chính đảng ở Nam Phi đã thông qua hiến pháp nhằm xây dựng một đất nước Nam phi mới không phân biệt chủng tộc.
	Sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên (4-1994) Nen- Xơn Man -đê-la đã trở thành tổng thống người da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc dã man đầy bất công đã chấm dứt ở nước này.
***************************************
Bài 7
Các nước Mĩ la Tinh
	Câu 1. Mĩ La tinh bao gồm khu vực nào? Tại sao có tên gọi như vậy? Thiên nhiên và con người Mĩ la Tinh có điểm gì nổi bật?
	Trả lời:
	Mĩ la Tinh chiếm một lãnh thổ rộng lớn của Châu Mĩ, gồm toàn bộ khu vực Trung - Nam Mĩ và những đảo lớn, nhỏ ở vùng biển Ca-ri-bê.
	Đến cuối thế kỷ XVIII, trừ vài bộ phận rất nhỏ, toàn bộ Trung và nam Mĩ đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. do ảnh hưởng của ách nô dịch lâu dài của chế độ thực dân, hầu hết các nước mĩ La Tinh đều nói tiếng tây Ban Nha và Bồ Đào nha, một số nơi nói tiếng pháp là những tiếng thuộc hệ ngôn ngữ La tinh. Do vậy, lãnh thổ rộng lớn này đã mang tên chung là Mĩ la Tinh.
	Đây là lãnh thổ được thiên nhiên ưu đãi với nguồn nông - lâm sản và khoáng sản phong phú, tạo nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp và công nghiệp cho các quốc gia ở khu vực này, ngoài ra do được bao bọc bởi hai đại dương Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mà nhiều quốc gia ở Mĩ la tinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ngư nghiệp.
	Cư dân ở Mĩ La tinh gồm ba giống người chính; người da đỏ cư trú lâu dài ở địa phương, người da trắng từ châu âu di cư sang và người da đen từ châu phi bị bán sang Châu Mĩ làm nô lệ. Cuộc sống lâu dài bên nhau đã tạo nên những giống người lai mới ở khu vực này.
	Câu 2. Trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Mĩ La tinh có điểm gì đáng lưu ý
	Trả lời
	Đầu thế kỷ XIX, nhiều nước Mĩ La tinh giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha, nhưng ngay sau đó, một số nước ở lục địa này lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
	Sau chiến tranh thế giới thứ hai với ưu thế về quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực mĩ La Tinh thành sân sau của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước khu vực Mĩ la Tinh lại bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng cu Ba ( 1959). Tiếp đó, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, lật đổ chính quyền độc tài phản động, thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ và thực hiện cải cách tiến bộ , đặc biệt là ở Chi lê và Ni-ca-ra-goa.
	Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhiều nước ở mĩ la tinh đã đạt những thành t

File đính kèm:

  • docÔn thi học sinh giỏi môn sử 7.doc