Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 - Đoàn Văn Nam

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề về người và của. bên cạch đó còn phải làm nhiệm vụ giúp đỡ các nước XHCN anh em và phong trào cách mạng thế giới. Bên ngoài, các nước đế quốc - đứng đầu là Mỹ tiến hành bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, phát động "chiến tranh lạnh", chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt liên Xô và các nước XHCN.

 Tuy vậy, Liên Xô có thuận lợi: có được sự lãnh đạo của ĐCS và Nhà nước Liên Xô, nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.

 b. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Cụ thể:

 - Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950):

 Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950) trong 4 năm 3 tháng. Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.

 Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

 Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

 - Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng CSVC - KT của CNXH và đã thu được nhiều thành tựu to lớn:

 Về công nghiệp: bình quân công nghiệp tăng hàng năm là 9,6%. Tới những năm 50, 60 của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm khoảng 20 % sản lượng công nghiệp thế giới. Một số ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: Vũ trụ, điện, nguyên tử

 

doc47 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 - Đoàn Văn Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Minh Trị(1868) làm cho Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á, với hy vọng là một nước đồng văn, đồng chủng thì Ông sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật để đuổi Pháp nhưng thất bại.
	+ Hướng đi của NAQ lại khác, Người sang phương Tây, nơi được mệnh danh là nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển. Cách đi của Người là đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, giác ngộ họ, đoàn kết họ đứng dậy đấu tranh. Người đề cao học tập, nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm các cuộc cách mạng mới nhất của thời đại. cuối cùng, người bắt gặp Cách mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường CMVS.
2. Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian 1911 - 1930:
	+ Đến với CN Mác-Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng dắn cho dân tộc: kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
	+ Chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập ĐCS Việt Nam (3/2/1930)
	+ Xác định đường lối đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của đảng.
	+ Chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng VN.
	Trước khi ĐCS VN ra đời, mọi phong trào yêu nước đều thất bại vì bị khủng khoảng đường nối và giai cấp lãnh đạo.
	Từ năm 1919 tới năm 1929, sau khi tìm thấy con đường cứu nước, NAQ tích cực hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCS VN.
	Tới năm 1928-1929, dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào VN, phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Yêu cầu cấp thiết là phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo phong trào. Đáp ứng yêu cầu đó, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929, nhưng ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản này thành một chính đảng duy nhất.
	Trước tình hình đó, với vai trò là đặc phái viên của Quốc tế cộng sản, NAQ về Hương Cảng (TQ) triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành ĐCS VN (3/2/1930)
4. Vai trò của Nguyễn ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng.
	+ Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập ĐCS Việt Nam tại Hương Cảng - TQ.
	+ Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một ĐCS duy nhất.
	+ Viết và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Đây được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
	+ Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việ hợp nhất, dồi đi đến thành lập ĐCS VN.
C. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam biến đổi như thế nào? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp? 
	- Mục 1 - phần kiến thức trọng tâm.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng VN.
	- Mục 2 - phần kiến thức trọng tâm
Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1923?
	- Gợi ý: dựa vào mục ba, chỉ cần nêu các mốc thời gian và sự kiện.
Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị những gì về tư tưởng, chớnh trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam? 
	- Phần b, mục 3.
Tại sao trong thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?
	- Gợi ý: phần a, b mục 4 - phần kiến thức trọng tâm.
Trỡnh bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung Hội nghị và ý nghĩa của việc thành lập Đảng? 
	- Mục 5 - phần kiến thức trọng tâm.
Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam? 
	- Mục 3 - phần kiến thức mở rộng - nâng cao.
Con đường cứu nước của NAQ có gì khác lớp người đi trước?
Chủ đề 2
Cuộc vận động chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Cao trào cỏch mạng 1930 - 1931.
	a. Nguyờn nhõn:
	Kinh tế: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) từ các nước tư bản đó lan nhanh sang cỏc nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó là chính sách áp bức, bóc lột của đế quốc và phong kiến làm cho đời sống của nhân dân càng thêm khổ cực. Mâu thuẫn xó hội trở lờn gay gắt.
	Chớnh trị: sau cuộc khởi nghĩa Yờn Bỏi, Phỏp tiến hành cuộc khủng bố trắng, khiến tỡnh hỡnh Đông Dương trở lên căng thẳng.
	Giữa lỳc tỡnh hỡnh Đông Dương đang căng thẳng, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đó khộo lộo kết hợp hai khẩu hiệu "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày", vỡ vậy đó đáp ứng phần nào nguyện vọng nhân dân, kịp thời tập hợp họ lại và phát động họ đấu tranh.
	Ba nguyên nhân trên đó dẫn tới bựng nổ phong trào cách mạng 1930-1931, trong đó nguyên nhân ĐCS VN ra đời là cơ bản, quyết định bùng nổ phong trào.
	b. Diễn biến:
	Phong trào trờn toàn quốc: phong trào đấu tranh của quần chúng, do Đảng Cộng sản lónh đạo, bùng lên mạnh mẽ khắp ba miền Bắc	- Trung - Nam, nổi lên là phong trào của công nhân và nông dân. Tiêu biểu là ngày 1-5-1930, dưới sự lónh đạo của Đảng, công nhân và nông dân cả nước đó tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động dưới nhiều hỡnh thức để biểu dương lực lượng và tỏ rừ sự đoàn kết với vô sản thế giới.
	Phong trào ở Nghệ - Tĩnh: Nghệ-Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Mở đầu là cuộc đấu tranh ngày Quốc tế lao động 1-5-1930.
	+ Từ sau ngày 1 tháng 5 đến tháng 9-1930, ở nhiều vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nổ ra hàng loạt cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dưới hỡnh thức biểu tỡnh cú vũ trang tự vệ.
	+ Tới tháng 9-1930, phong trào phát triển tới đỉnh cao. Phong trào quần chúng tập hợp dưới khẩu hiệu chính trị kết hợp với khẩu hiệu kinh tế diễn ra dưới hỡnh thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ, tiến công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương.
	+ Ngày 12-9-1930: hai vạn nụng dõn ở Hưng Nguyên (Nghệ An) đó biểu tỡnh phản đối chính sách khủng bố của Pháp và tay sai.
	+ Trong suốt hai tháng 9 và 10-1930, nông dân ở Nghệ-Tĩnh đó vũ trang khởi nghĩa, cụng nhõn đó phối hợp với nụng dõn, phản đối chính sách khủng bố của địch. Hệ thống chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều nơi tan ró.
	+ Để thay thế chính quyền cũ, dưới sự lónh đạo của các chi bộ đảng, các Ban Chấp hành nông hội xó đó đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị-xó hội ở nụng thụn. Đây là một hỡnh thức chớnh quyền nhõn dõn theo kiểu Xụ viết.
	+ Chớnh quyền Xụ viết ở cỏc làng, xó đó thực hiện một số chớnh sỏch: Bói bỏ sưu thuế, mở lớp học chữ Quốc ngữ, thành lập Nông hội, Công hội, hội Phụ nữ giải phóng. Mỗi làng có đội tự vệ vũ trang...
	+ Xụ viết Nghệ - Tĩnh diễn ra được 4-5 tháng thỡ bị đế quốc phong kiến tay sai đàn áp. Từ giữa năm 1931 phong trào tạm thời lắng xuống.
	c. í nghĩa:
	Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việtt Nam, đó giỏng một đũn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
	Qua thực tiển phong trào cho thấy dưới sự lónh đạo của Đảng thỡ giai cấp cụng nhõn, nụng dõn đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai.
	Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giỏ: Bài học về vai trũ lónh đạo của Đảng; Bài học về xây dựng khối liên minh công nông; Bài học về sử dụng bạo lực cách mang; Bài học về xây dựng chính quyền.
	Chớnh vỡ những lẽ trờn, phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô- Viết Nghệ - Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng tám 1945.
2. Cuộc vân động dân chủ 1936-1939.
	a. Nguyờn nhõn:
	- Tỡnh hỡnh thế giới:
	+ Chủ nghĩa phỏt xớt lờn nắm quyền ở một số nước (Đức-Italia-Nhật) đe doạ nền dân chủ và hoà bỡnh thế giới.
	+ Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7 năm 1935 ở Liên Xô) chỉ ra kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới và vận động thành lập ở mỗi nước Mặt trận nhân dân, tập hợp các lực lượng tiến bộ để chống phát-xít.
	+ Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm chính quyền ở Pháp, ban bố những chính sách tiến bộ áp dụng cho cả thuộc địa.
	- Tỡnh hỡnh trong nước:
	+ Do có những thay đổi ở Pháp, nhất là trong chính phủ cầm quyền, bọn cầm quyền ở Đông Dương buộc phải có những thay đổi trong chính sách cai trị. Một só tù chính trị được thả, cách mạng có điều kiện phục hồi và chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới.
	+ tháng 7 năm 1936, Hội nghị trung ương lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp, đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược mới:
Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp và tay sai.
Xác định nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đũi tự do dõn chủ, cơm áo hoà bỡnh.
Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
Hỡnh thức phương pháp đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
b. Diễn biến:
	- Chủ trương mới của Đảng đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần chúng, đó dấy lờn trong cả nước phong trào đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ nhằm vào mục tiêu trước mắt là tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bỡnh.
	- Giữa 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào đấu tranh công khai, vận động thành lập “Ủy ban trù bị Đại hội Đông Dương” nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng, tiến tới Đại hội Đông Dương (5-1936). Hưởng ứng chủ trương trên, các “Ủy ban hành động” nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước.
	- Đầu 1937, nhân việc đón phái viên Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp và viên toàn quyền mới xứ Đông Dương là Gô-đa, dưới sự lónh đạo của Đảng, quần chúng khắp nơi trong nước, đông đảo hăng hái nhất là 

File đính kèm:

  • docboi duong hs gioi mon ls 9.doc