Bộ đề trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 5

Câu 1: câu dễ ( 3’ ) 2 điểm

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:

Chiến dịch Điện Biên Phủ được diến ra qua mấy đợt?

 A. 2 đợt B. 3 đợt C. 4 đợt D. 5 đợt

Đáp án: ý B

Câu 2: câu trung bình (5’) 4 điểm

Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( )

Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần .thắng

lợi chín năm .chống thực dân Pháp xâm lược.

Đáp án: kết thúc, kháng chiến.

 

doc18 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3648 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được bắt đầu vào thời gian nào?
 A. 26-4-1975 B. 30-4-1975
Đáp án: ý A
Câu 2: câu trung bình (4’) 4 điểm
Đánh dấu x vào £ trước ý đúng nhất.
Chiến thắng 30-4-1975 có ý nghĩa lịch sử:
 £ a. Như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ.
 £ b. Đập tan chính quyền Sài Gòn.
 £ c. Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
 £ d. Tất cả các ý trên.
Đáp án: ý d
Câu 3: câu khó (6’) 4 điểm
Tại sao nói: Ngày 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
Đáp án:
Ngày 30-4-1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước thống nhất và độc lập.
---------------------------------------------------------------------
Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước
Câu1: câu dễ (3’) 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng.
Thời gian diễn ra cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam
thống nhất:
 A. Ngày 30-4-1975 B. Ngày 25-4-1976
Đáp án: ý B
Câu 2: câu trung bình (5’) 4 điểm
Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….):
Ngày 25-4-1976,……………….vui mừng, phấn khởi đi……………………
Chung cho cả nước. Kể từ đây, nước ta có………………….thống nhất.
Đáp án: nhân dân ta,bầu cử Quốc hội, Nhà nước
Câu 3: câu khó (7’) 4 điểm
Quốc hội khoá VI đã có những quyết định trọng đại gì?
Đáp án:
Quốc hội khoá VI đã quyết định: lấy tên nước ta là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc huy; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Gài Gòn- Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
-----------------------------------------------------------------
Bài 28: Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
Câu 1: câu dễ (3’) 2 điểm.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
Nước nào đã giúp đỡ nước ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
 A. Liên Xô B. Pháp C. Đức D. Nhật Bản
Đáp án: ý A
Câu 2: câu trung bình (4’) 4 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được khởi công xây dựng vào thời gian nào?
 A. 6-11-1979 B. 11-6-1979
 C. 30-11-1979 D. 4-4-1994
Đáp án: ý A
Câu 3: câu khó (7’) 4 điểm.
 Nêu vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây 
 dựng đất nước?
Đáp án:
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một trong những công trình thuỷ điện lớn bậc nhất ở châu Á. Nhờ đập ngăn lũ Hoà Bình, đồng bằng Bắc Bộ thoát khỏi
những trận lũ lụt khủng khiếp. Từ Hoà Bình, dòng điện đã về tới mọi miền
Tổ quốc.
--------------------------------------------------------------
Bài 1: “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định 
Câu 1: câu dễ (3’) 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào năm :
 A. 1858 B. 1958
Đáp án: ý A
Câu 2: câu trung bình (4’) 4 điểm
Đánh dấu x vào ô £ trước ý đúng.
Sau khi băn khoăn, cân nhắc giữa lệnh vua và ý dân, Trương Định đã quyết định:
 £ a. Tuân lệnh vua, giải tán nghĩa binh.
 £ b. Rời khỏi Gia Định để tiếp tục chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.
 £ c. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.
Đáp án: ý c
Câu 3: câu khó (7’) 4 điểm
Năm 1862 xảy ra sự kiện gì?
Đáp án:
Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
----------------------------------------------------------------
Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
Câu 1: câu dễ (3’) 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
Nguyễn Trường Tộ quê ở:
 A. Nghệ An B. Hà Tĩnh
Đáp án: ý A
Câu 2: câu trung bình (4’) 4 điểm
Đánh dấu x vào ô £ trước ý đúng:
Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là:
£a. Thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về
 biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
£b. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới.
£c. Mở các trường dạy cách sử dụng máy móc cơ khí, đóng tàu, đúc súng…
£d. Cả 3 ý trên.
Đáp án: ý d
Câu 3:câu khó (7’) 4 điểm
Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? Vì sao?
Đáp án:
Những đề nghị của ông không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện. Vua Tự Đức bảo thủ cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
----------------------------------------------------------------
Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
Câu 1: câu dễ (3’) 2 điểm
Đánh dấu x vào ô £ trước ý đúng.
Phong trào Cần vương bắt đầu vào năm:
 £1883 £1884 £1885 £ 1886
Đáp án: 1885
Câu 2: câu trung bình (4’) 3,5 điểm
Đánh dấu x vào ô £ trước ý đúng:
Chiếu Cần vương có tác dụng:
 £ a. Đã kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó bùng 
 nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
 £ b. Tỉnh ngộ quân và dân ta quyết tâm chống Pháp.
 £ c. Là một bản anh hùng ca uy hiếp quân thù.
Đáp án: ýa
Câu 3: câu khó (7’) 4,5 điểm
Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương?
Đáp án:
Cuộc khởi nghĩa: Ba Đình (Thanh Hoá) do Phạm Bành- Đinh Công Tráng lãnh đạo, Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, Hương Khê
( Hà Tĩnh ) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
---------------------------------------------------------------------
Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Câu 1: câu dễ (3’ ) 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
Trước khi thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế Việt Nam có ngành nào là chủ yếu?
 A. Nông nghiệp B. Công nghiệp
Đáp án: ýA
Câu 2: câu trung bình (4’) 3,5 điểm
Đánh dấu x vào ô £ trước ý đúng:
Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
 £ a. Công nhân £ b. Chủ xưởng £ c. Nhà buôn
 £ d. Viên chức £ đ. Trí thức £ e. Nông dân
Đáp án: ý a,b,c,d, đ
Câu 3:câu khó (7’) 4,5 điểm
Cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế mới nào?
Đáp án:
Khai thác khoáng sản như: than ở Hòn Gai, thiéc ở Tĩnh Túc, bạc ở Ngân Sơn, vàng ở Bồng Miêu…(1,5 điểm)
Công nghiệp hàng tiêu dùng như: dệt, cao su, chè, cà phê…(1,5 điểm)
Công nghiệp vận tải đường bộ (ô tô, xe lửa) (1,5 điểm) 
----------------------------------------------------------------
Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du
Câu 1: câu dễ (3’) 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
Phong trào Đông du do ai lãnh đạo?
 A. Phan Bội Châu B. Phan Đình Phùng
Đáp án: ý A
Câu 2: câu trung bình (4’) 4 điểm
Điền các cụm từ: chống phá; lo ngại; yêu nước; trục xuất vào chỗ trống (…)
 thích hợp: 
Phong trào Đông du phát triển rất mạnh làm cho thực dân Pháp……………..
Năm 1908, thực dân Pháp cấu kết với Nhật………………..phong trào Đông du. Ít lâu sau, chính phủ Nhật ra lệnh……………. …những người …………
…………Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
Đáp án: điền đúng mỗi cụm từ cho 1 điểm
Câu 3: câu khó (7’) 4 điểm
Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào Đông du?
Đáp án:
- Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 
1908 thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du. Ít lâu sau chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật bản. Phong trào Đông du tan rã. (3 điểm)
- Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. (1 điểm)
--------------------------------------------------------------------
Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Câu 1: câu dễ (3’) 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng.
Nguyễn Tất Thành quê ở:
 A. Nghệ An B. Hà Tĩnh
Đáp án: ý A
Câu 2: câu trung bình (4’) 4 điểm
Đánh dấu x vào ô £ trước ý đúng:
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở đâu?
 £ a.Năm 1910 £ b.1911
 £ c.Cảng Nhà Rồng £ d.Cảng Đà Nẵng
Đáp án: ý b,c
Câu 3: câu khó (7’) 4 điểm
Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
Đáp án:
- Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
 (1,5 điểm)
- Trong cảnh nước mất, phải sống trong tủi nhục, các thế hệ người dân Việt Nam thời ấy đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.
 (1,5 điểm)
- Không tán thành các con đường cứu nước của những sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. (1 điểm) 
----------------------------------------------------------------------
Bài 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Câu 1: câu dễ (3’) 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở:
 A. Hà Nội (Việt Nam) B. Hồng Kông (Trung Quốc)
Đáp án: ý B
Câu 2: câu trung bình (4’) 4 điểm
Đánh dấu x vào ô £ trước ý đúng.
Lí do phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản là:
 £ a. Để tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam.
 £ b. Đoàn kết toàn dân chống kẻ thù chung, giải phóng dân tộc.
 £ c. Có một Đảng duy nhất, đủ uy tín để liên lạc với cách mạng thế giới.
 £ d. Tất cả các ý trên
Đáp án: ý d
Câu 3: câu khó (5’) 4 điểm
Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đáp án:
Đầu xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đó, cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo và đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. 
--------------------------------------------------------------
Bài 8: Xô viết Nghệ - Tĩnh
Câu 1: câu dễ (3’) 2 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng.
Thời gian diễn ra phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là:
 A. 1930-1931 B. 1936-1939
Đáp án: ý A
Câu 2: câu trung bình (4’) 4 điểm
Đánh dấu x vào ô £ trước ý đúng nhất.
Những thay đổi quan trọng trong các thôn, xã ở Nghệ - Tĩnh thời kì có chính quyền nhân dân là:
 £ a. Trong các thôn, xã không có nạn trộm cắp.
 £ b. Những phong tục lạc hậu bị đả phá.
 £ c. Nông dân được chia ruộng đất.
 £ d. Tất cả các ý trên.
Đáp án: ý d
Câu 3: câu khó (7’) 4 điểm
Em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ- An.
Đáp án:
Ngày 12-9-1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn
(Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh. Đoàn ng

File đính kèm:

  • docBO DE TRAC NGHIEM LICH SU LOP 5.doc
Giáo án liên quan