Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)

Câu 1: Một gen có 1200 Nu, số Nu loại Ađênin chiếm 20%. Số liên kết hiđrô của gen là

A. 3120. B. 1560. C. 1440. D . 1650.

Câu 2: Gen A có hiệu số giữa Guanin với một loại Nu khác bằng 10% và có 3900 liên kết hiđrô. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, gen a có 3897 liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen a là

A. A = T = 600, G = X = 900. B. A = T = 603, G = X = 897.

C. A = T = 600, G = X = 899. D. A = T = 900, G = X = 599.

Câu 3: Sơ đồ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc NST: ABCDEFxGHK → ABCGxFEDHK (các chữ cái biểu thị các gen, x biểu thị tâm động của NST). Dạng đột biến đó là

A. đảo đoạn chứa tâm động. B. đảo đoạn không chứa tâm động.

C. chuyển đoạn trên cùng NST. D. chuyển đoạn không tương hỗ.

Câu 4: ADN – pôlimeraza luôn tổng hợp mạch mới theo chiều

A. 3’ → 5’. B. 3’ → 5’ hoặc 5’ → 3’. C. 5’ → 3’. D. bất kỳ.

Câu 5: Trong quá trình phiên mã, loại enzim làm tháo xoắn gen là

A. enzim tháo xoắn. B. ADN – pôlimeraza. C. ARN – pôlimeraza. D. ADN – ligaza.

Câu 6: Trong điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vùng vận hành P của Operon Lac là nơi

A. prôtêin ức chế liên kết làm ngăn cản phiên mã.

B. prôtêin ức chế liên kết và khởi đầu phiên mã.

C. ARN – pôlimeraza bám vào làm ngăn cản phiên mã.

D. ARN – pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

Câu 7: Cà chua, gen A: quả đỏ trội hoàn toàn so với a: quả vàng. Lai các cây tứ bội với nhau thu được 221 cây quả đỏ và 20 cây quả vàng. Kiểu gen của hai cây đem lai là

A. Aaaa x Aaaa. B. AAaa x Aaaa. C. AAaa x AAaa. D. AAaa x aaaa.

Câu 8: Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì?

A. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
D. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
Câu39: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 1.	B. cấp 2.	C. cấp 4.	D. cấp 3.
Câu40:Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:
A. 35 cao: 1 thấp.	B. 11 cao: 1 thấp.	 C. 3 cao: 1 thấp.	 D. 5 cao: 1 thấp
.................................................................................Hết............................................................................
Đề thi thử tốt nghiệp lần 2
 Môn: Sinh học, thời gian làm bài: 60 phút
 Lớp: 12A1- 12A8
Mã đề: 234
-Họ và tên học sinh:........................................................................................................................................
-Số báo danh.................................................................
Câu1: Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có 
thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do 
A. chúng sống trong cùng một môi trường. 	B. chúng sống trong những môi trường giống nhau. 
C. chúng có chung một nguồn gốc. 	D. chúng sử dụng chung một loại thức ăn. 
Câu2:Trật tự nào sau đây của chuổi thức ăn là không đúng?
A. Cây xanh->Chuột-> Cú-> Diều hâu->Vi khuẩn. B. Cây xanh-> Chuột-> Mèo-> Diều hâu-> Vi khuẩn.
C. Cây xanh-> Rắn-> Chim-> Diều hâu-> Vi khuẩn. D. Cây xanh-> Chuột-> Rắn-> Diều hâu->Vi khuẩn
Câu3:Trong một hệ sinh thái , cho biết sản lượng sinh vật toàn phần của sinh vật sản xuất là: 16700 Kcal/m2/ngày, sản lượng sinh vật toàn phần của sinh vật tiêu thụ cấp 1 là: 2000 Kcal/m2/ngày của sinh vật tiêu thụ cấp 2 là: 
80 Kcal/m2/ngày.Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ cấp 1 và sinh vật tiêu thụ cấp 2 lần lượt là:
A. 14% và 4% B.12% và 5% C.11,97% và 4% D.10% và 5% 
Câu4:Cho phép lai sau P.AaBbDd x AaBbDd , với các gen trội là trội hoàn toàn và nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau .Thì tỷ lệ phân li kiểu gen AabbDd ở đời con lai F1 là:
A.4/64 B.4/16 C.8/64 D.9/64 
Câu5:ở một loài thực vật.tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác gen. Nếu trong kiểu gen A-B- quy đinh hoa màu đỏ. kiểu gen A-bb hoặc aaB- quy đinh hoặc aabb cùng biểu hiện hoa màu trắng.Cho phép lai sau: P AaBb x aaBb.Thì tỷ lệ phân li kiểu hình ở F1 như thế nào.
A. 3 đỏ 1 trắng B. 5 đỏ 3 trắng C. 3 đỏ : 5 trắng D. 6 đỏ 2 trắng
Câu6: Diễn thế sinh thái là:
A. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc.
Câu7: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
 A. 0,36Aa : 0,48AA : 0,16aa B. 0,70AA : 0,30aa 
 C. 0,30AA : 0,60Aa : 0,10aa D. 0,42Aa : 0,49AA : 0,09aa 
Câu8: Tiêu chí nào sau đây là đặc trưng sinh thái của quần xã SV?
A. Sự phân bố theo nhóm.	B. Nhóm tuổi.
C. Mật độ cá thể.	 D. Sự phân bố theo chiều thẳng đứng hay theo chiều ngang.
Câu9: Bệnh phênilkêtônuria (phênilkêtô niệu) xảy ra do:
    A. Chuỗi bêta trong phân tử hêmôglôbin có sự biến đổi 1 axit amin
    B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X
    C. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phênilalanin trong thức ăn thành tirôzin 
    D. Thừa enzim chuyển tirôzin thành phênilalanin làm xuất hiện phênilalanin trong nước tiểu
Câu10:Trong một quần thể ngẫu phối.có 3 gen gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen gen 3 có 4 alen.Các gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường.Số loại kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể này là:
 A.109 B.180 C.1080 D.72
Câu 11: Nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định là
A. giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến.
C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu12: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hácđi – Vanbéc. Xét 1 gen có 2 alen A và a, trong đó kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 4% . Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là
A. 0,8A : 0,2 a.	B. 0,6A : 0,4 a.	C. 0,64A : 0,36	D. 0,84A : 0,16 a.
Câu13: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính 
A. 11nm. 	 B. 30nm. 	 C. 2nm. 	 D. 300nm.
Câu14: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là ứng dụng dựa vào hiện tượng
A. cạnh tranh cùng loài B. khống chế sinh học.C. cân bằng sinh học.	D. cân bằng quần thể.
Câu15: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Qúa trình này là
A. diễn thế nguyên sinh B. diễn thế thứ sinh. C. diễn thế phân huỷ.	D. biến đổi tiếp theo.
Câu16: Ở người, hội chứng Đao là dạng đột biến
A. thể ba (2n+1).	B. thể bốn (2n+2).	C. thể một (2n-1).	D. thể không (2n-2).
Câu17: Kĩ thuật nào sau đây không phải là kĩ thuật tạo giống bằng công nghệ tế bào
A. Nuôi cấy tế bào thực vật B. Chọn dòng tế bào xôma biến dị
C. Nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh trong ống nghiệm D. Tạo ADN tái tổ hợp trong tế bào
Câu18: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực dài 4080 Å và có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 360.	B. 480.	C. 720.	D. 240.
Câu19: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh.	B. hội sinh.	C. hợp tác.	D. kí sinh.
Câu20:Cho các bệnh và hội chứng sau đây ở người ?
(1) Bênh phêninkêtôniệu (2) Bệnh tiểu đường (3) Bệnh đao (4) Hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải ( AIDS) (5) Hội chứng tớc nơ (6) Bệnh hồng cầu lưỡi liềm
 -Những bệnh và hội chứng nào là bệnh do đột biến gen gây nên? 
 A,1,2,3,5 B.1,2,5, C.1,2,6 D.2,3,6
Câu21: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là
A. con lai xuất hiện kiểu hình mới. B. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt.
C. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. D. con lai có sức sống mạnh mẽ.
Câu22: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn Xd, máu đông bình thường XD. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3:1ở đời con?
A. Xd Xd x XDY	B. XDXD x XdY	C. XD Xd x XDY	D. XD Xd x XdY
Câu23: Thành phần cấu tạo của operon Lac ở vi khuẩn E. coli bao gồm
A. một vùng vận hành (O), một nhóm gen cấu trúc.
B. một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O), một nhóm gen cấu trúc.
C. một vùng khởi động (P), một nhóm gen cấu trúc.
D. một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O), một nhóm gen cấu trúc và gen điều hòa.
Câu24:Câu nào dưới đây nói về nội dung của học thuyết Đacuyn là đúng nhất?
A. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
B. Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
D. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
Câu25: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 1.	B. cấp 2.	C. cấp 4.	D. cấp 3.
Câu26:Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:
A. 35 cao: 1 thấp.	B. 11 cao: 1 thấp.	 C. 3 cao: 1 thấp.	 D. 5 cao: 1 thấp
Câu27:Gen không phân mảnh có
A. đoạn intrôn. B. vùng mã hoá không liên tục. C. cả exôn và intrôn.	D. vùng mã hoá liên tục.
Câu28:Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng?
A. Gai hoa hồng và gai xương rồng.	 B. Cánh dơi và tay khỉ.
C. Chân chuột chũi và chân dế chũi.	 D. Vây cá và vây cá voi.
Câu29:Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là
A.Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
B.Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
C.Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng. D. sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân.
Câu30: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị
 A. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.	 B. một tính trạng.
C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.	 D. ở toàn bộ kiểu hình.
Câu31:Ở một loài thực vật cho cá thể có kiểu gen: cho biết tần số hoán vị gen giữa gen a và B là 20%. Thì tỷ lệ loại giao tử AB tạo ra sau giảm phân là bao nhiêu:
A.10% B.40% C.25% D.20%
Câu32: Sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n là hiện tượng
A.Tứ bội.	 B.Tam bội.	 C. Tự đa bội.	 D. Dị đa bội
Câu33: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.	 B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.	 D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu34: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. giới hạn sinh thái.	B. môi trường.	C. sinh cảnh.	D. ổ sinh thái.
Câu35: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng, gen quy định chiều cao thân và màu sắc hoa nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự 

File đính kèm:

  • docBO DE THI THU SINH 12 BINH DINH.doc