Biện pháp giúp học sinh Lớp 7 viết bài văn biểu cảm tốt hơn - Nguyễn Thị Nguyệt
4. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP:
Môn Văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn tập làm văn là phân môn khó khăn nhất đối với học sinh, đặc biệt là thể loại văn biểu cảm. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói”. ( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện , Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973) .
Qua quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn 7. Tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” ( Văn 7 – tập 1). Kĩ năng làm văn biểu cảm còn yếu, chưa biết cách lập dàn ý, một số học sinh chưa biết mở bài, kết bài, khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn Văn của các em còn thấp. Thực tế đó quả là đáng lo ngại. Thực trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm Văn biểu cảm ? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng Dạy và Học Văn biểu cảm cho học sinh THCS ? Đó là những vấn đề tôi trăn trở, day dứt, muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong giải pháp này.
m hiểu đề Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát để thích hợp với tất cả đối tượng học sinh. Do đó, quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt động nhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh kết quả của quá trình này là mỗi học sinh có một đề bài cho riêng mình. Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau: Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài cây, cảnh vật) nào ? về người nào ? về tác phẩm nào ? Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (giãi bày cảm xúc, tình cảm nào?) Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc ?(cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè) Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày cảm xúc gì ?), giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng văn thân mật, có thể suồng sã; còn viết cho thầy cô hoặc bố mẹ phải thân thiết nhưng nghiêm trang ) * Tìm ý: Tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm muôn màu muôn vẻ trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống xung quanh, từ những gì người viết đã sống và trải qua, đã tiếp xúc trong tác phẩm. Vì thế, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà đợi ý nghĩ, cảm xúc đến. Sau khi có một đề bài, hãy quan sát kĩ đối tượng đề bài nêu ra để từ đó, cảm xúc xuất hiện. Nếu không có điều kiện quan sát trực tiếp, hãy lục lọi trong trí nhớ, trong kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. Nếu cả kỉ niệm trong kí ức cũng không có thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh về đối tượng để ghi nhận các chi tiết cần thiết. Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này chính là đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm, ngẫm nghĩ tìm ra vẻ đẹp, tìm ra triết lí của nội dung, tìm ra cái mới, cái độc đáo. b. Lập dàn ý: Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài ) như các kiểu văn bản khác. Mở bài nhằm giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về đối tượng. Phần thân bài là sự phát triển các cảm xúc, đặc điểm chính đã nêu ra ở phần mở bài. Phần kết bài khép lại các ý đã trình bày. c. Viết bài: Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, tạo thành chỉnh thể thống nhất. Khi viết bài cần thực hành thành thạo kĩ năng hành văn, đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ cảm xúc phù hợp. Khi viết bài, kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến lô gíc phát triển của cảm xúc, của tình cảm. Theo lô gíc này, mỗi đoạn trong bài đều phải hướng vào làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm chính. Biện pháp cụ thể: Ví dụ: Hãy viết bài văn biểu cảm về loài cây mà em yêu thích nhất? *. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh lập dàn ý theo bố cục 3 phần như sau: + Yêu cầu của đề bài là gì? - Phần mở bài: + Em sẽ mở bài như thế nào? - Phần thân bài: + Đối với phần thân bài, có mấy cách lập ý? Em sẽ lập ý theo cách nào? + Em sẽ cảm nghĩ về loài cây với những đặc điểm nào? ( Thân, hoa, quảvai trò của cây trong cuộc sống của em, giá trị kinh tế đối với gia đình) + Tình cảm của bản thân với loài cây như thế nào? ( Yêu mến, chăm sóc, tự hào, mong ước) + Em sẽ kết bài ra sao ? *. Sau khi dẫn dắt học sinh lập ý theo hệ thống câu hỏi trên, giáo viên đưa ra một số mẫu cho học sinh tham khảo. Mở bài: Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò." Kết bài: Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu. 5.4.3. Kết quả thực hiện: Qua một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn văn khối 7 được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Đối với các em học sinh, các em bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của môn Văn, biết bộc lộ cảm xúc của mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Năm học 2013 – 2014 tôi áp dụng giải pháp này, sau khi áp dụng kết quả cụ thể như sau: * Trước khi thực hiện: Lôùp 7a1 Só soá 25 Giỏi Khaù Trung bình Yeáu Keùm SL % SL % SL % SL % SL % 0 0 3 12 15 60 7 28 0 0 * Sau khi thöïc hieän: Lôùp 7a1 Só soá 25 Giỏi Khaù Trung bình Yeáu Keùm SL % SL % SL % SL % SL % 2 8 8 32 13 52 2 8 0 0 BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Bài học kinh nghiệm: Qua thực hiện giải pháp trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Giáo viên cần tăng cường sưu tầm thêm tranh ảnh, đọan phim, bài ca dao, dân ca, khúc nhạc, sơ đồ tư duy, tư liệu có liên quan đến bài học. - Giáo viên cần chọn giải pháp dạy học thích hợp áp dụng riêng cho từng văn bản, chứ không dạy cho tất cả các văn bản. - Giáo viên không nên gò ép học sinh trong giờ học mà trái lại cần động viên, khuyến khích học sinh tham gia tiết học với tâm lí vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng. - Khi dạy giáo viên cần làm rõ trọng tâm nội dung bài học, tránh để học sinh hiểu sai vấn đề mà văn bản muốn đề cập đến. - Khích lệ học sinh nên đọc sách, đọc báo, tìm hiểu tư liệu có liên quan đến bài học của mình. - Khi dạy văn biểu cảm cần lựa chọn nhiều mẫu để học sinh tham khảo. Đề xuất, kiến nghị: *. Đối với phụ huynh Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia đình. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn văn để tìm hiểu nắm, bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình *. Đối với phòng giáo dục Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn Văn trong từng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn Văn Có kế hoạch tham mưu với cấp trên có chế độ đãi ngộ hợp lí đối với giáo viên giảng dạy phụ đạo thêm cho học sinh yếu kém môn Văn Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, đặc biệt là đầu tư hơn nữa về sách tham khảo để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy Văn. *. Đối với địa phương Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh internet và các điểm dịch vụ không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học. KẾT LUẬN: Tóm lại, để học sinh học tốt hơn văn biểu cảm nói riêng và môn Văn nói chung, không chỉ đòi hỏi phương pháp giảng dạy của người giáo viên, mà năng khiếu, kĩ năng viết văn vốn có của học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp khoa học, phù hợp của giáo viên sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh, nhất là môn Văn, một môn vừa đòi hỏi tư duy nhiều, vừa đòi hỏi năng khiếu thiên bẩm của người học. Vì vậy theo tôi đây là một phương pháp giúp người dạy và người học khi tiếp cận với phần văn biểu cảm sẽ đạt hiệu quả hơn. Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy năm học 2013 - 2014. Tôi hy vọng giải pháp này sẽ được phổ biến và thực hiện thành công trong thực tiễn dạy học ở nhiều giáo viên khác. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Liêng Srônh, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ . III. Khả năng áp dụng. Hiện nay không ít giáo viên đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của mình. Điều đó cho thấy khả năng áp dụng những phương pháp giảng dạy trong đề tài này rất khả thi. Vì vậy chúng ta nên mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy của mình cũng như chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Thời gian : Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 /2011 đến tháng 8/2013. - Địa điểm: Đề tài này nghiên cứu tại Trường trung học cơ sở Liêng Srônh. - Phạm vi đề tài và đối tượng nghiên cứu: " Biện pháp dạy và học văn biểu cảm ở lớp 7 đạt hiệu quả”, áp dụng cho học sinh lớp 7 tại Trường trung học cơ sở Liêng Srônh. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: - Nơi nghiên cứu: Xã Liêng Srônh - huyện Đam Rông - tỉnh Lâm Đồng. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Cách tiến hành: - Thu thập các bài viết của học sinh lớp 7. - Đọc, thống kê chất lượng bài làm của học sinh. 2. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: - Khi nghiên cứu phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách giáo khoa Ngữ văn 7, sách giáo viên Ngữ văn 7, chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS của Bộ GD & ĐT ban hành năm 2006 và tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn ban hành năm 2010 bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh mô hình hoá để rút ra những vấn đề lí luận có tính định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. 3. Phương pháp đàm thoại: - Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong dạy học và cách sử dụng phương pháp hiện nay. 4.
File đính kèm:
- GPHI 2014.doc