Báo cáo Nội dung bồi dưỡng 2 giáo dục “ lấy trẻ làm trung tâm”, áp dụng thực hành trong các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tình cảm – xã hội
I. MỤC TIÊU
1. Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
2. Kỹ năng xác định mục tiêu và lập kế hoạch cho một hoạt động học.
II. NỘI DUNG:
1. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vì sao phải xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm.
2. Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm, áp dụng trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tình cảm xã hội.
3. Thực hành lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, áp dụng trong các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tình cảm – xã hội.
trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của mình. + Đồng thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ. + Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo cặp, theo nhóm nhóm. + Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. Chú trọng cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp và trình bày ý kiến - Việc đặt câu hỏi là một trong 10 chiến lược dạy học giúp trẻ em có trí tuệ phát triển bình thường đạt được thành công trong học tập. Với ý tưởng học tập kiến tạo, thay vì dạy bằng cách kể giáo viên cần dạy bằng cách hỏi. - Hiện nay trong quá trình tổ chức hoạt động học: từ giới thiệu bài, tổ chức các hoạt động, củng cố bài...giáo viên đã chú ý đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ biết hỏi, việc đặt câu hỏi cần một kỹ thuật quan trọng. Câu hỏi đặt ra phù hợp sẽ kích thích sự tư duy, hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ khám phá, tìm tòi đồng thời cũng “mở đường” cho trẻ học cách học – hỏi, tập đặt câu hỏi. - Khi đặt câu hỏi giáo viên cần phải hiểu có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở: + Loại câu hỏi đóng: câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất. Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở mức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít. Loại câu hỏi này thường dùng trong phần kết luận hoặc giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và hướng dẫn cần làm trong phần phát triển bài + Câu hỏi mở: là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời. Câu hỏi này đòi hỏi tư duy nhiều thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài *. Vậy thế nào là câu hỏi tốt ? và thế nào là câu hỏi hạn chế tư duy của trẻ?: - Câu hỏi tốt là câu hỏi tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho trẻ. Để có được câu hỏi tốt giáo viên có thể làm như sau: + Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan. + Với lượng câu hỏi ít, sẽ có thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời. Giáo viên không nên chỉ nêu câu hỏi nhưng không để thời gian cho trẻ suy nghĩ hoặc không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ. + Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Đây chính là động lực thúc đẩy học tập có hiệu quả, nên trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ. Ví dụ một số câu hỏi mở khiến trẻ phải suy nghĩ: Con nghĩ thế nào? Làm sao con biết? Tại sao con lại nghĩ như vậy? Nếu.. thì sao? Nếu không… thì sao? Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? - Câu hỏi tốt thường là câu hỏi mở và có câu trả lời mở, đòi hỏi sự tư duy, những câu hỏi này thường mang tính dẫn xuất vì chúng tạo được một điều gì mới mẻ, chẳng hạn những câu hỏi như: + Câu hỏi về so sánh: Hai hành động/ hai nhân vật/ hai bức tranh này giống nhau ở chỗ nào? + Câu hỏi về đánh giá: Hành động nào tốt hơn? Vì sao? Bức ảnh nào đẹp hơn? Vì sao? Nhân vật nào xấu? Vì sao? - Câu hỏi hạn chế tư duy của trẻ là những câu hỏi không khuyến kích trẻ nỗ lực suy nghĩ học tập, ngược lại còn làm cản trở hoạt động trí tuệ. Đó là những câu hỏi có dạng: - Những câu hỏi quá phức tạp, quá lớn, trừu tượng khiến trẻ không thể trả lời được ví dụ: “Gió là gì?” “ Tại sao có gió?” “Mưa là gì?” “ Ngày hôm qua là gì?” - Những câu hỏi đóng và hẹp: “Đây là cái gì?”, “Kia là cái gì?”, “Cái này màu gì”, “ Hai bức tranh này có giống nhau không?”… - Giáo viên cần biết tạo ra một sự cân bằng giữa những câu hỏi phải trả lời ngắn với những câu hỏi mở. Để tạo ra các câu hỏi tốt giáo viên cần lưu ý khi đặt câu hỏi: *. Phải chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi cái gì?,hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu. *. Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lời được và cố gắng để trả lời. *. Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực. *. Nên dành thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi và sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ (ánh mắt, cười, gật đầu, vỗ tay…) để khuyến khích, khen ngợi trẻ. *. Phải chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi cái gì?,hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu. III. THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠC GIÁO DỤC * Lập kế hoạch giáo dục học (giáo án) lấy trẻ làm trung tâm, áp dụng trong lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TOÁN: NHẬN BIẾT GỌI TÊN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TRÒN. I. Mục đích-yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết, gọi được tên hình chữ nhật, hình tròn - Phân biết được đặc điểm giống và khác nhau giữa hình chữ nhật và hình tròn( hình chữ nhật không lăn được, hình tròn lăn được, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và song song với nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và song song với nhau, hình tròn có đường cong tròn khép kín bao quanh ). 2. Kỹ năng: - Phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ - tình cảm: - Trẻ hứng thú trong tiết học II. Chuẩn bị: - Hình chữ nhật và hình tròn… III. Cách tiến hành Hoạt động 1: Ổn định lớp (3 – 4 phút ) - Hát : “Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện theo chủ đề Hoạt động 2: Trọng tâm (14 – 16 phút) - Cô cho trẻ quan sát chiếc xe otô được lắp ghép từ các hình tròn và hình chữ nhật - Các con vừa quan sát được gì? ( xe otô) - Vậy xe oto được lắp ghép từ những hình gì đây?( thân xe hình chữ nhật và bánh xe hình tròn) - Cho trẻ quan sát hình chữ nhật - Ai cho cô biết hình chữ nhật có màu gì?( màu vàng) - Cho cả lớp phát âm ( màu vàng) - Hình chữ nhật có 4 cạnh và không lăn được. - Cho trẻ lăn thử và hỏi trẻ xem có lăn được không? - Cô cho trẻ quan sát hình tròn - Hình tròn của cô có màu gì?( màu đỏ) - Hình tròn có những đặc điểm gì?( đường cong khép kín, lăn được) - Cho trẻ lăn thử và hỏi trẻ xem có lăn được không? * So sánh hình chữ nhật - hình tròn. - Giống nhau: - Khác nhau: + Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau + Hình tròn có đường cong tròn khép kín + Hình chữ nhật không lăn được + Hình tròn lăn được Hoạt động 3: Luyện tập (3 – 4 phút) - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Tìm đúng bạn?” - Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi cô yêu cầu tìm bạn trẻ tìm bạn có cùng hình giống mình để đứng Hoạt động 4: Trò chơi: dung dăng dung dẻ (2 – 3 phút ) - Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Hoạt động 5: Cũng cố - Nhận xét – Kết thúc (1 – 2 phút ) - Cô hỏi và cho trẻ nhắc lại nội dung bài học - Tuyên dương những trẻ học tốt - Nhắc nhở những trẻ chưa chú ý trong buổi học - Cho trẻ hát và đi ra ngoài nghĩ. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THƠ: “THĂM NHÀ BÀ” I. Mục đích-yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Đọc thuộc nội dung bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. - Trẻ hiểu được nội dung từ khó trong bài thơ 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng ghi nhớ, đọc thơ diễn cảm, thể hiện nhịp điệu âm điệu, sắc thái của bài thơ. - Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 3. Thái độ - tình cảm: - Trẻ chú ý tham gia hoạt động và nghe cô ngâm thơ. - Giaó dục trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Máy tính, máy chiếu. - Tranh mô tả nội dung bài thơ. - Tranh rời về nội dung bài thơ - Các biểu tượng rời để trẻ chơi trò chơi. III. Cách tiến hành Hoạt động 1: Ổn định lớp (2 – 3 phút) - Hát : “Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện theo chủ đề - Các con vừa hát bài hát nói về ai? (Ba, mẹ, con) - Treo tranh (Bà và bé) - Các con vừa quan sát tranh về ai? ( Bà và bé) - Hôm nay, cô cũng có một bài thơ kể về câu chuyện của bé đến thăm nhà bà, các con có muốn biết bé đã đến thăm bà như thế nào và ở nhà bà bé đã làm gì không? Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức ( 14 – 16 phút) *. Cô đọc thơ - Cô đọc thơ lần 1: Đọc diễn cảm thể hiện nhịp điệu, âm điệu, và sắc thái của bài thơ. ( Trẻ lắng nghe) - Cô đọc thơ lần 2: Đọc và đưa hình ảnh minh họa nội dung bài thơ ( Trẻ lắng nghe và quan sát). - Cô vừa đọc xong bài thơ gì? ( Thăm nhà bà). - Do ai sáng tác? ( Như mao ) *. Trích dẫn – làm rõ ý - Khi bé đến nhà thì bà đã đi vắng, bé đứng ngắm đứng ngắm đàn gà con và luôn miệng gọi luôn bập bập bập, chúng lật đật chạy vòng quanh, xúm lại vòng quanh miệng thì kếu chiếp chiếp, gà mãi miết, nhặt thóc vàng nên bé đã nhẹ nhàng lùa đàn gà vào mát. *. Đàm thoại - Cô giải thích từ khó Từ “lật đật” (vội vàng, gấp gáp chạy nhanh) Từ “mải miết” (say sưa nhặt thóc vàng không chú ý) - Cô và các con vừa đọc những từ khó trong bài thơ gì? (Thăm nhà bà) - Trong bài thơ có nhắc đến ai? (Bé, bà) - Khi bé đến nhà bà thì có bà ở nhà không? ( bà đi vắng) - Nhìn thấy đàn gà con bé đã làm gì?( kêu bập bập bập) - Những chú gà con đã kêu như thế nào? ( chiếp, chiếp) - Khi thấy gà con mải miết nhặt thóc vàng bé đã làm gì? ( lùa vào mát) *. Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc 2 lần - Cô mời, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ. - Cô chú ý sữa sai và luyện tập cách đọc diễn cảm cho trẻ. - Cả lớp đọc thơ. Hoạt động 3: Trò chơi (3 – 4 phút) “Gắn đúng tranh nội dung bài thơ” - Cô chia trẻ thành 2 đội bằng nhau. - Cô nêu luật chơi và giải thích rõ cách chơi cho trẻ (Trẻ lắng nghe) Luật chơi: Gắn đúng tranh minh họa nội dung bài thơ, mỗi bạn chỉ được gắn 1 bức tranh. Cách chơi: Khi nghe hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, bạn đứng đầu hàng lên lấy tranh tương ứng câu thơ cô đọc đem gắn lên bảng, sau khi gắn xong về chạm nhẹ tay bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo lên lấy tranh và tiếp tục gắn. Cứ như vậy cho đến khi nghe hiệu lệnh trò chơi kết thúc của cô thì các con không gắn nữa. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi của trẻ (Trẻ đọc thơ và kiểm tra kết quả cùng cô). Hoạt động 4: Phổ nhạc hoặc ngâm thơ (2 – 3 phút) - Cô ngâm thơ cho trẻ nghe 2 lần. - Lần 1: cô ngâm thơ cho trẻ nghe (Trẻ lắng nghe) - Lần 2: Cô mời trẻ làm điệu bộ minh họa cùng cô (vài trẻ minh họa cùng cô). *. Kết thúc - Cho trẻ hát “ Chiếc khăn tay
File đính kèm:
- BAO CAO BOI DUONG TX(3).doc