Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá theo định hướng năng lực môn Công nghệ lớp 9

1.2: Kỹ năng:

- Lựa chọn được các vật liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

- Phân loại được một số dây dẫn điện, dây cáp điện của mạng điện trong nhà

- Sử dụng được một số loại đồng hồ đo điện thông dụng (Vôn kế, Ampekế, Công tơ

điện, vạn năng).

- Sử dụng thành thạo một số dụng cụ cơ khí phổ biến (Kìm, tua vit .)

- Sử dụng được đồng hồ vạn năng khi đo điện trở.

- Kỹ năng đọc chỉ số hiển thị trên đồng hồ

 - Lắp được mạch điện đo điện năng tiêu thụ bằng công tơ điện.

- Nối được các loại mối nối theo đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Thực hiện đúng các bước trong quy trình nối dây dẫn điện.

- Chọn đóng dụng cơ như: kìm, tua vít, ., vật liệu để thực hành.

 1.3: Thái độ:

- Ý thức làm việc tỉ mỉ, chính xác khoa học và đúng quy trình kỹ thuật

- Thực hiện đúng quy trình quy tắc an toàn -tiết kiệm

- Có ý thức tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng vật liệu dùng trong mạng điện: dây dẫn điện, dây cáp điện và một số loại vật liệu cách điện.

- Sử dụng được một số dụng cụ như: kìm, tua vít, . trong quá trình làm việc v đảm bảo an toàn lao động.

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. ý thức vận dụng kiến thức đã học. Chú ý không thải các phụ liệu (phế liệu) bừa bãi ra môi trường xung quanh mà vứt bỏ phụ liệu (phế liệu) đúng nơi quy định để góp phần bảo vệ môi trường luôn luôn xanh sạch đẹp.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá theo định hướng năng lực môn Công nghệ lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Môn học: CÔNG NGHỆ 9
Chủ đề: Từ bài 1 đến hết bài 5
1) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
1.1: Kiến thức:
- Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng trong đời sống-sản xuất.
- Nắm được một số thông tin cơ bản ban đầu về nghề điện dân dụng (Đối tượng lao động, nội dung lao động, yêu cầu đối với người làm việc trong nghề điện.)
- Hiểu và giải thích được đặc điểm của nghề điện
-Biết được một số loại vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Trình bày và giải thích được một số tính chất cơ bản của vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Nắm được nguyên tắc sử dụng và lựa chọn vâtj liệu phù hợp với điều kiện và môi trường lắp đặt.
- Trình bày được khái niệm về dây dẫn điện, dây cáp điện và vật liệu cách điện 
- Mô tả được vật liệu nào là vật liệu cách điện, vật liệu nào là vật liệu dẫn điện và đặc tính của chúng.
- Hiểu được sơ đồ mạch điện đo điện năng tiêu thụ bằng công tơ điện.
- Năm được các quy tắc an toàn điện.
- Học sinh hiểu được các phương pháp nối dây dẫn điện.
- Năm được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện thể hiện qua các bước trong quy trình nối dây dẫn điện.
	1.2: Kỹ năng:
- Lựa chọn được các vật liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
- Phân loại được một số dây dẫn điện, dây cáp điện của mạng điện trong nhà
- Sử dụng được một số loại đồng hồ đo điện thông dụng (Vôn kế, Ampekế, Công tơ
điện, vạn năng).
- Sử dụng thành thạo một số dụng cụ cơ khí phổ biến (Kìm, tua vit.)	
- Sử dụng được đồng hồ vạn năng khi đo điện trở.
- Kỹ năng đọc chỉ số hiển thị trên đồng hồ
 - Lắp được mạch điện đo điện năng tiêu thụ bằng công tơ điện.
- Nối được các loại mối nối theo đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các bước trong quy trình nối dây dẫn điện.
- Chọn đóng dụng cơ như: kìm, tua vít, ..., vật liệu để thực hành.
	1.3: Thái độ:
- Ý thức làm việc tỉ mỉ, chính xác khoa học và đúng quy trình kỹ thuật	
- Thực hiện đúng quy trình quy tắc an toàn -tiết kiệm
- Có ý thức tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng vật liệu dùng trong mạng điện: dây dẫn điện, dây cáp điện và một số loại vật liệu cách điện.
- Sử dụng được một số dụng cụ như: kìm, tua vít, ... trong quá trình làm việc v đảm bảo an toàn lao động.
Có ý thức sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. ý thức vận dụng kiến thức đã học. Chú ý không thải các phụ liệu (phế liệu) bừa bãi ra môi trường xung quanh mà vứt bỏ phụ liệu (phế liệu) đúng nơi quy định để góp phần bảo vệ môi trường luôn luôn xanh sạch đẹp.
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Môn học: CÔNG NGHỆ 9
Chủ đề: Từ bài 1 đến hết bài 5
2) Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
- Chủ đề 1: Đặc điểm, yêu cầu của nghề điện dân dụng
- Chủ đề 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện
- Chủ đề 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
- Chủ đề 4: TH-Nối dây dẫn điện
Câu hỏi/bài tập định tính
- Biết được các dặc điểm cơ bản và yêu cầu của nghề Đ.D.D
Câu 1.1
- Nắm được cấu tạo của dây dẫn điện
Câu 1.2
- - Nhận biết được các loại đồng hồ đo điện
Câu 1.3
- - Nắm được các bước trong quy trình nối thẳng 2 dây dẫn lõi một sợi
Câu 1.4
- Giải thích được ký hiệu dây dẫn điện
Câu 2.1
- Hiểu và giải thích được công dụng của đồng hồ đo điện
Câu 2.2, 2.3
- - Hiểu được các phương pháp nối dây dẫn điện
Câu 2.4
- Giải thích được ý nghĩa của việc thực hiện đúng quy trình nối dây dẫn điện
Câu 2.5
Biết lựa chọn dây dẫn phù hợp và sử dụng tiết kiệm vật liệu điện
Câu 3.1
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành/thí nghiệm
3) Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
1. Nhận biết
Câu 1.1: Công việc nào sau đây đúng với chuyên ngành lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện:
A – Lắp đặt đường dây hạ áp
B - Sửa chữa quạt điện
C- Lắp đặt máy bơm nước
D- Bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt
Câu 1.2: Cấu tạo của dây dẫn điện có bọc cách điện gồm 2 phần:
A - Lõi và lớp vỏ cách điện
B - Lõi và lớp vỏ bảo vệ
C - Vỏ bảo vệ và vỏ cách điện 
D - Lõi đồng và lõi nhôm
Câu 1.3: Đọc đúng thứ tự các ký hiệu sau: 
W
A
V
Ω
KW.h
A - Oátkế, ampekế, vônkế, ômkế, công tơ
B - Vônkế, ampekế, oátkê, ômkế, công tơ 
C - Oátkế, vôn kế, ampekế, ômkế, công tơ
D - Oátkế, ômkế, công tơ, ampekế, vônkế
Câu1.4: Trình bày các bước trong quy trình nối thẳng hai dây dẫn lõi một sợi? 
2. Thông hiểu
Câu 2.1: Đọc đúng ký hiệu dây dẫn của bảng thiết kế mạng điện M(n x F):
A - M là lõi đồng, n là số dây, F là tiết diện của dây dẫn (mm2)
B - M là số dây, n là số lõi, F là tiết diện của dây dẫn (mm2)
C - M là lõi đồng, n là số lõi dây, F là tiết diện của dây dẫn (mm2)
D - M là lõi đồng, n là số lõi dây, F là tiết diện của lõi dây dẫn (mm2)
Câu 2.2: Câu nào sai:
A - Ampekế dùng đo cường độ dòng điện.
B - Oátkế dùng đo điện trở mạch điện
C - Công tơ dùng đo điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
D - Vônkế dùng đo điện áp
Câu 2.3: Công tơ điện dùng để đo:
A - Công suất
B - Đường kính dây dẫn
C - Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện
D - Cường độ sáng
Câu 2.4: Trường hợp nối dây dẫn dùng phụ kiện, nối dây dẫn với:
A- Cầu chì
B- Công tắc
C- ổ cắm
D- Cả 3 phương án trên 
Câu 2.5. Yêu cầu của mối nối dây dẫn điện phụ thuộc như thế nào trong các bước của quy trình nối dây?
3. Vận dụng thấp
Câu 3.1 : Mạng điện trong nhà thường không được sử dụng loại dây dẫn:
 A - Bọc cấch điện
 B - Trần C - Lõi một sợi D - Lõi nhiều sợi
ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm:
Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng được 0.5 điểm
Câu hỏi
1.1
1.2
1.3
2.1
2.2
2.3
2.4
3.1
Đáp án
C
A
A
D
B
C
D
B
Tự luận:
Câu 1.4:(1 điểm) Học sinh trình bày được đầy đủ các bước:
	Bước 1: Gọt vỏ cách điện có chiều dài là L= 70 lấn đường kính lõi dây
	Bước 2: Làm sạch lõi
	Bước 3: Tiến hành nối: có thể bằng tay hoặc dụng cụ như sau-gập vuông góc hai đầu dây, dùng tay hoặc dụng cụ giữ chặt một đầu vặn xoắn đầu dây kia vào lõi của dây kia sau đó quay lại làm tương tự đầu dây còn lại (Đảm bảo hai đầu dây quấn đủ 5-7 vòng và phải chắc,các vòng quấn khít nhau)
	Bước 4: Kiểm tra mối nối
	Bước 5: Hàn mối nối (nếu cần)
	Bước 6: Băng cách điện mối nối
Câu 2.5: (2 điểm) Học sinh trình bày được sự liên quan của các công việc trong từng bước tới yêu cầu của mối nối dây dẫn: 
- B1,2,3,4 nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng dẫn điện, độ bền của mối nối
- B6: ảnh hưởng đến độ an toàn điện
4) Những năng lực có thể hướng tới.
- Năng lực sử dụng tốt các khái niệm, ký hiệu, quy ước để biểu diễn chính xác hình dạng, cấu tạo của vật thể thông qua các hình chiếu của vật thể đó
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
	- Năng lực tư duy hợp tác
5) Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học:
	- Sử dụng phương pháp tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề, sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật dạy học
- Hoạt động theo định hướng phát huy tính tích cực, phát triển năng lực của người học
	- Dạy học thực hành (Sử dụng mô hình, vật mẫu)
	- Theo thuyết kiến tạo, trải nghiệm

File đính kèm:

  • docDE KT CN_9 MOI.doc
Giáo án liên quan