Bản tham luận về công tác chủ nhiệm
Kính thưa các đồng chí trong đoàn chủ tịch
Kính thưa các quý vị đại biểu.
Thưa toàn thể các đồng chí đoàn viên cán bộ giáo viên trong chí đoàn giáo viên.
Rất vinh dự cho tôi hôm nay được thay mặt cho 27 đồng chí GVCN trong nhà trường được đưa ra một số ý kiến tham luận về công tác chủ nhiệm.
Trước tiên cho tôi gửi tới các đồng chí trong BGH, các đồng chí tổ trưởng tổ khối và các đồng chí đồng nghiệp trong hội đồng sư phạm nhà trường, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. và công tác chuyên môn
Và cũng không phụ lòng các đồng chí, tôi cũng đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
BẢN THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM. Kính thưa các đồng chí trong đoàn chủ tịch Kính thưa các quý vị đại biểu. Thưa toàn thể các đồng chí đoàn viên cán bộ giáo viên trong chí đoàn giáo viên. Rất vinh dự cho tôi hôm nay được thay mặt cho 27 đồng chí GVCN trong nhà trường được đưa ra một số ý kiến tham luận về công tác chủ nhiệm. Trước tiên cho tôi gửi tới các đồng chí trong BGH, các đồng chí tổ trưởng tổ khối và các đồng chí đồng nghiệp trong hội đồng sư phạm nhà trường, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. và công tác chuyên môn Và cũng không phụ lòng các đồng chí, tôi cũng đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Kính thưa các đồng chí! Mặc dù tuổi nghề của tôi còn trẻ, song qua gần 5 năm công tác trong nhà trường thì có tới 4 năm tôi làm công tác chủ nhiệm, và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà trường giao cho, có được kết quả đó là vì : tôi luôn ý thức được rằng đối với một giáo viên ngoài công tác chuyên môn, thì công tác chủ nhiệm cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp nhà giáo, bởi vì theo tôi người GVCN là cái cầu nối huyết mạch giữa học sinh và nhà trường, giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Vì vậy người GVCN là một cánh tay phải đắc lực của nhà trường. Họ thay mặt nhà trường trực tiếp quản lý, đôn đốc học sinh của lớp mình trong mọi công việc, họ là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và BGH về mọi hoạt động của lớp, vì vậy có thể nói người GVCN là một “hiệu trưởng con” . Từ việc ý thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm, nên sau mỗi năm làm công tác chủ nhiệm tôi đều rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân, và đến với đại hội hôm nay tôi xin mạnh dạn đưa ra để các đồng chí cùng tham khảo. Đó là: Kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể đại hội, giáo viên tức là người làm công tác trong ngành giáo dục và giáo viên chủ nhiệm là người chủ của một lớp học và chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của mình, nhưng cũng đồng thời phải là người chụi bất kỳ những hậu quả gì mà học sinh trong lớp chủ nhiệm của mình mang lại. chính vì vậy mà người giáo viên chủ nhiệm không những thực hiện công tác chủ nhiệm, mà còn biết : *) Xây dựng cho mình một người cán sự lớp thật hoàn chỉnh như: - Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp. - Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà trường tổ chức. - Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn kết nội bộ trong lớp. - Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp. - Mỗi tuần một lần tôi cho họp ban cán sự lớp để lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh cũng như tâm tư nguyện vọng của các em về tất cả các mặt học tập và rèn luyện đạo đức tác phong của học sinh trong lớp, kịp thời đưa ra những biện pháp tối ưu đối với những học sinh vi phạm nội quy lần đầu, đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những học sinh vi phạm nội quy một cách có hệ thống, như: nhắc nhở tâm sự nhẹ nhàng, khiển trách trước lớp, lập biên bản cảnh cáo trước lớp, hay nặng hơn có thể đưa lên hội đồng kỷ luật trong nhà trường. Đồng thời thông báo đến phụ huynh có học sinh vi phạm tuỳ theo mức độ lỗi mà học sinh vi phạm, để việc kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường hợp lí và hiệu quả hơn. *) Người giáo viên chủ nhiện ngoài việc phải xây dựng cho mình một ban cán sự lớp tốt, thì người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết kết hợp đối với gia đình, nhà trường và xã hội: - Cần liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để gia đình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục động viên con em mình, nêu cao tinh thần hiếu học; tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em mình học tập và rèn luyện.GVCN cần chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong việc học tập và rèn luyện. Tuy nhiên việc liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để trao đổi về tình hình sức khỏe và học tập rèn luyện của các em dễ dàng thực hiện được đối với học sinh là lớp mũi nhọn trong nhà trường vì các em cư trú ngay trên địa bàn thị trấn, nên việc liên hệ với PHHS là tương đối thuận lợi. Nhưng điều này không có nghĩa là đối với học sinh là đối tượng ở xa thị trấn, hay ở các vùng đặc biệt khó khăn thì chúng ta không thể liên hệ được một cách thường xuyên với PHHS, mà ngược lại người GVCN càng phải biết phối hợp chặt chẽ hơn với các gia đình chủ trọ hay kết hợp với tiểu khu nơi các em tạm trú, thì mới nắm hết được tình hình sinh hoạt và học tập của các em bên ngoài địa bàn nhà trường, vào ban đêm hay ngày nghỉ, để có biện pháp giáo dục uốn nắn học sinh kịp thời. - Các thầy giáo, cô giáo hãy là tấm gương sáng cho đàn em thân yêu của mình; bằng lương tâm và trách nhiệm, bằng tình thương và lòng nhiệt huyết của mình truyền đạt kiến thức với phương pháp tốt nhất, chất lượng cao nhất. không chỉ có các đồng chí giáo viên chủ nhiệm mới là người trực tiếp gần gũi, liên hệ với PHHS, mà các đồng chí giáo viên khác cũng có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ, để liện hệ chặt chẽ với phụ huynh kịp thời chỉ bảo và uốn nắn các em, khích lệ các em, động viên các em học tập và rèn luyện. - BGH nhà trường cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, giàm sát học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, vi phạm nội qui, qui chế nhà trường, cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đúng mực và dứt khoát đối với học sinh vi phạm có hệ thống. bên cạnh đó cần tuyên dương, khen thưởng xứng đáng đúng người, đúng việc để cổ vũ tinh thần cho những cá nhân, tập thể có thành tích nhất định trong các phong trào. - Có biện pháp tác động đến những gia đình, các hàng quán, các tụ điểmgần trường không được chứa chấp học sinh trong thời gian học tập ở trường đến đánh bài, uống rượu, ăn quà vặt - BGH nhà trường cần xây dựng các khẩu hiệu, các câu danh ngôn đặt xung quanh trường mang nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. - Đối với chính quyền thôn xóm cần nắm bắt kịp thời những thông tin về học tập đạo đức của học sinh, để xử lý, uốn nắn giáo dục, đồng thời buộc gia đình phải có biện pháp quản lý giáo dục con em mình tốt hơn. - Ngoài việc phối hợp với giáo viên bộ môn, với các đoàn thể khác, GVCN cũng cần phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, đôi thiếu niên trao đổi và cung cấp những thông tin về hoàn cảnh gia đình, về tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để Đoàn, Đội có hướng xử lý và giúp đỡ, các em sẽ thấy được sự quan tâm đối với các em là trách nhiệm của mọi người. từ đó các em trở nên ham học hơn. - Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt đoàn, đội cho thật phong phú, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Khi tổ chức các hoạt động chúng ta không nên tổ chức theo định kỳ mà phải thường xuyên luôn tục. - Tăng cường tuyên truyền và giáo dục đoàn, đội hiểu rõ và nhận thực đúng đắn về tổ chức đoàn, đội. đặc biệt cần làm cho đoàn, đội thật tự hào rằng mình đang đứng trong hàng ngũ của đoàn, đội.. - Cần tăng cường công tác chỉ đạo theo hướng mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc tập thể chi đoàn, đội thực hiện, GVCN theo dõi, kiểm tra và giám sát. - Khi uốn nắn giáo dục học sinh vi phạm chúng ta nên làm từ từ, tìm hiểu sự việc cho cặn kẽ, rõ ràng, xử lý ngiệm khắc nhưng cũng mềm dẻo, tránh trường hợp dồn các em vào bước đường cùng. đặc biệt trong địa bàn huyện mường la, đây là một địa bàn phức tạp .. - Người GVCN trong trường ngoài công việc phải hoàn tất mọi hồ sơ số sách, soạn giảng có chất lượng còn phải biết động viên vỗ về các em, đến với các em với một tấm lòng chân thành, một người bạn tin cậy, để các em có thể sẻ chia tâm sự, từ đó giúp cho GVCN có biện pháp Giáo dục dạy dỗ các em hiệu quả hơn. - Học sinh trong lớp có nhiều dạng tật khác nhau, tình tình và tâm sinh lý khác nhau cho nên GVCN phải tìm hiểu bệnh lý và tính tình của các em để có các biện pháp giáo dục phù hợp. chính vì vậy nghề giáo là một nghề cao quý, nhưng những người làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em đặc biết còn cao quý biết nhường nào. Kính thưa quí vị đại biểu tôi nói nhiều như vậy không phải để đề cao vai trò của nhà giáo và nhất là những người làm công tác chủ nhiệm. tôi chỉ muốn mọi người hiểu được cuộc sống hiện tai ngày nay việc giáo dục con trẻ không còn là việc của riêng ai mà là việc chung của toàn xã hôi, của tất cả mọi người vì “ trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Tôi chỉ muốn kêu gọi tất cả mọi người hãy chung tay cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nếu phối hợp tốt cả 3 mặt Nhà trường – Gia đình – Xã hội thì như câu tục ngữ đã nói “ Một cây là chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao? Một đièu tối kỵ đối với người GVCN, theo tôi đó là: không thể dập khuân 1 phương pháp xử lí kỷ luật đối với tất cả những học sinh trong lớp bằng một hình thức cứng nhắc, mà phải tuỳ cơ ứng biến, linh hoạt trong xử lí học sinh sao cho hợp tình hợp lí, cần đưa ra biện pháp xử lí mà học sinh phải tâm phục khẩu phục, thì mới đem lại hiệu quả cao. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về mảng công tác chủ nhiệm, mà tôi đưa ra để các đồng chí cùng tham khảo và đóng góp. Cuối cùng xin kính chúc quý vị đại biểu khách quý và các đồng chí đoàn viên cán bộ giáo viên lời chúc mạnh khoẻ, hạnh phúc, và gặt hái được nhiều thành công trong năm học này. Chúc đại hội thành công tôt đẹp! Xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã lắng nghe.
File đính kèm:
- tham luan.doc