Bài viết tập làm văn số 3 môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Thái Học (Có đáp án)
Đề bài:
Đề số 1:Thuyết minh về chiếc bút máy.
Đề số 2: Thuyết minh về chiếc bút bi.
TẬP LÀM VĂN SỐ 3- NGŨ VĂN 8
I. Yêu cầu chung:
- HS biết thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc. HS biết vận dụng các phương pháp thuyết minh : định nghĩa, nêu ví dụ, phân tích phân loại phù hợp với đề văn.
- Thuyết minh cần rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác.
- Trình bày khoa học, đủ bố cục ba phần.
- Chữ viết sạch sẽ, không sai chính tả.
- Sử dụng đúngdấu câu.
TRƯỜNG THCS THÁI HỌC BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3 NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài 90 phút Đề bài: Đề số 1:Thuyết minh về chiếc bút máy. Đề số 2: Thuyết minh về chiếc bút bi. ---------------------------------------Hết------------------------------------------ TRƯỜNG THCS THÁI HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3- NGŨ VĂN 8 I. Yêu cầu chung: - HS biết thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc. HS biết vận dụng các phương pháp thuyết minh : định nghĩa, nêu ví dụ, phân tích phân loại phù hợp với đề văn. - Thuyết minh cần rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác. - Trình bày khoa học, đủ bố cục ba phần. - Chữ viết sạch sẽ, không sai chính tả. - Sử dụng đúngdấu câu. II.Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo được các yêu cầu sau : Đề số 1:Thuyết minh về chiếc bút máy. 1. Mở bài: giới thiệu cây bút máy là vật dụng cần thiết, nhất là đối học sinh, giáo viên, cán bộ. 2. Thân bài: * Nguồn gốc: Cây bút máy có nguồn gốc từ châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa thế kỉ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến. * Các bộ phận chất liệu: + Cấu tạo bên ngoài: Cây bút dài khoảng 14 cm, gồm 2 phần: thân, nắp. Thân bút hình trụ rỗng, bằng nhựa màu. Nắp bút bằng kim loại mạ bạc hoặc vàng, có bộ phận để gài. + Cấu tạo bên trong: - Ngòi bút bằng thép, đầu có một chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo. Có lưỡi gà, ống dẫn mực. Ruột bút là một ống cao su rỗng đặt trong lớp vỏ bọc bằng kim loại mỏng. Khi hút mực vào, ruột bút căng đầy mực. * Cách sử dụng, bảo quản : Khi viết xong lấy giẻ mềm lau nhẹ ngòi cho sạch. Đậy nắp bút để bảo vệ ngòi trước khi cất vào cặp. 3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của chiếc bút máy: - Đối với đời sống con người nói chung: Cây bút máy gần gũi với những người lao động trí óc, với việc học tập hàng ngày của học sinh. + Cây bút có ý nghĩa ntn đối với bản thân em.( ngày ngày cây bút máy cùng em đến lớp. Em coi cây bút như người bạn nhỏ thân thiết.) Đề số 2: Thuyết minh về chiếc bút bi. 1. Mở bài: giới thiệu chiếc bút bi là vật dụng cần thiết đối với con người, nhất là đối học sinh, giáo viên, ..trong học tập, công tác. 2. Thân bài: * Nguồn gốc: Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế gọi là bút bi. * Kiểu dáng, mẫu mã: Bút bi nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, (trắng – xanh - đỏ- vàng- tím - lục- lam)., đa dạng kiểu dáng khác nhau, (hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc. * Cấu tạo: Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút: + Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút). +Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết. - Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước. Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng. *Cách sử dụng, bảo quản: đơn giản, chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì đặt bút xuống để viết. khi viết xong, cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rơi bút. 3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của chiếc bút bi: Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày. III. Biểu điểm chấm. Cỏc phần Điểm Tối đa Chưa tối đa Mức khụng đạt Nội dung 7 đ MB 1 đ Đáp ứng được yêu cầu của phần MB, viết hay , sinh động (1 đ) Đáp ứng được yêu cầu của phần MB, song còn một vài sai sót (0,1-> 0,9) - Không biết viết phần MB (0 đ) TB 5 đ Đáp ứng được y/c của phần TB, viết hay, giàu cảm xúc ,sinh động, có sáng tạo.( 5 đ) Đáp ứng được yêu cầu hoặc một số yêu cầu của phần TB. (0,1 -> 4,9) - Không đáp ứng được y/c nào. Không biết làm bài , (0 đ) KB 1 đ Đáp ứng được yêu cầu của phần KB, ngắn gọn, súc tích , (1 đ) Đáp ứng được yêu cầu của phần KB, song cũn một vài sai sót (0,1-> 0,9) - Không biết viết phần KB (0 đ) Các tiêu chí khác 3 đ Hình thức 1,5 đ Trình bày đủ 3 phần, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ .(1 đ) - Còn mắc lỗi về hình thức (0,1-> 0,9) - Không đáp ứng yêu cầu nào về HT ( 0 đ) Sáng tạo 1,5 đ - Bài có sự sáng tạo s/d nhuần nhuyễn các phương pháp thuyết minh, văn viết sinh động , hấp dẫn (1 đ) - Bài viết có sáng tạo song chưa nhiều , s/d các phương pháp thuyết minh chưa thật hợp lí (0,1-> 0,9) - Bài viết không sáng tạo (0 đ) --------------------------Hết--------------------------------
File đính kèm:
- bai_viet_tap_lam_van_so_3_mon_ngu_van_8_truong_thcs_thai_hoc.doc