Bài toán hỗn hợp và aminoaxit

Bài 1: Cho hỗn hợp gồm rượu êtylic và 2 hidrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. Làm bay hơi hết phần 1 thể tích của nó bằng thể tích của 1,32g khí CO2 đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Để đốt cháy hết phần 2 cần dùng một lượng O2 bằng cách nhiệt phân hoàn toàn 92,43g KMnO4. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi chậm qua bình I đựng H2SO4 đặc và bình II đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình I tăng 3,915g, ở bình 2 có 36,9375g kết tủa trắng. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong A.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài toán hỗn hợp và aminoaxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài toán hỗn hợp và aminoaxit
Bài 1: Cho hỗn hợp gồm rượu êtylic và 2 hidrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. Làm bay hơi hết phần 1 thể tích của nó bằng thể tích của 1,32g khí CO2 đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Để đốt cháy hết phần 2 cần dùng một lượng O2 bằng cách nhiệt phân hoàn toàn 92,43g KMnO4. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi chậm qua bình I đựng H2SO4 đặc và bình II đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình I tăng 3,915g, ở bình 2 có 36,9375g kết tủa trắng. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong A.
Bài 2: Hỗn hợp A gồm rượu mêtylic và rượu propylic với tỉ lệ số mol tương ứng là 5:1. Hỗn hợp B gồm 2 anken khí ở điều kiện thường. Chia A thành 2 phần bằng nhau: Phần I cho tác dụng hết với Na thu được V lit khí H2(đktc). Phần II đun nóng với H2SO4 đặc ở 180oC và cho hỗn hợp sản phẩm khí (gồm 1 anken và đimêtyl ete) lội từ từ qua nước để loại hết ete tan trong H2O. Lấy anken còn lại trộn với hỗn hợp khí B ta được hỗn hợp khí D có tỉ khối so với H2 là 21. Khi có mặt xúc tác và đun nóng thì D tác dụng vừa hết với V lit H2 ở trên. Xác định công thức phân tử của các anken trong hỗn hợp B. Muốn đốt cháy B cần 1 thể tích O2 gấp bao nhiêu lần thể tích của B ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất.
Bài 3: Cho hỗn hợp X vừa pha chế gồm I axit cacboxylic A, 1 rượu B và este được tạo ra từ B. Khi cho 0,1 mol A hoặc B tác dụng với kim loại hoạt động mạnh đều tạo ra 0,5 mol. Khi đốt cháy hoàn toàn 5,64g X cần 8,1312 lit O2 (ở 27oC và 1 atm). Khi cho 5,64g X tác dụng vừa hết với xút thì 250ml NaOH 0,2M tạo ra 4,70 g muối và m1 gam chất B, đun nóng m1gam chất B với H2SO4 đặc xúc tác (hiệu suất 100%) thu được m2 gam chất hữu cơ B1. Tỉ khối hơi của B1 so với B là 0,7
1, Xác định công thức cấu tạo của các chất trong hỗn hợp X và B1.
2, Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong X và xác định giá trị m1 và m2.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,45g este A được điều chế từ aminoaxit X và CH3OH ta được 3,15 H2O; 3,36 lit CO2 và 0.56 lit N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí là 3,009.
1, Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A và X. Viết phương trình phản ứng.
2, Cho 1,5g X phản ứng 100 ml dung dịch HCl 0,3M rồi cô cạn thì được bao nhiêu g sản phẩm.
3, Từ 133,5g A có thể điều chế được bao nhiêu g X biết h = 76%.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,03g một hỗn hợp chất hữu cơ A thu được 0,81g nước và 1,008 lit hỗn hợp khí N2 và CO2. Biết thể tích O2 đã tham gia phản ứng là 1,176 lit (các khí đo ở đktc)
1, Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 51,5
2, Xác định công thức cấu tạo của A nếu biết A là este của rượu mêtylic.
Bài 6: Aminoaxit A chứa 1 chức amin bậc một trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng A thu được N2 và CO2 theo tỉ lệ 4:1. Xác định công thức cấu tạo của A và gọi tên.
Aminoaxit B có công thức N(CH2)n(COOH)m. Lấy một lượng A và 3,82g B đốt cháy hoàn toàn thì thể tích oxi cần để đốt cháy B nhiều hơn đốt cháy hết A là 1,344 lit (đktc).
Xác định công thức cấu tạo của B, biết rằng A và B có cùng số mol.
Một hỗn hợp M gồm A và B. M tác dụng hết với 120 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được phản ứng vừa đủ với 70 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Tính % khối lượng của A và B trong M.
Bài 7: Aminoaxit C có khả năng tác dụng với dung dịch H2SO4 theo tỉ lệ 2:1. Khi lấy một lượng C để trung hoà bằng HCl 0,5 M thì phải dùng hết 50ml, thu được dung dịch D. Muốn trung hoà D thì cần 50ml dung dịch NaOH 2M. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của C biết rằng khi đốt cháy hoàn toàn C bằng không khí thì Vkk:VO2:Vhơi nước = 17,5:4:3
 Bài 8: Trong bình kín dung tích không đổi 5,6 lit chứa 5,405 g chất rắn X chứa C, H, N, O và một lượng oxi vừa đủ để đốt cháy hết X. Sau khi đốt cháy hoàn toàn X. Sau khi đốt cháy hoàn toàn và giữ nhiệt độ bình ở 136,5oC thì áp suất trong bình là 2,1 atm. Sau đó đưa nhiệt độ bình về 0oC thì áp suất trong bình là 0,6 atm, khí còn lại có tỉ khối so với H2 là 19,34. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên X, biết rằng khi cho 10,8g X tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 2M sau đó cô cạn dung dịch thì phần bay hơi có một chất hữu cơ chứa 2 nguyên tử C và phần rắn còn lại có khối lượng agam. Tính a biết Mx < Mnitrobenzen.
Bài 9: Một hỗn hợp Y gồm 2 aminoaxit A và B mạch thẳng chứa không quá 2 nhóm -COOH. Tổng số mol của A và B là 0,1 mol. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch H2SO4 0,55M, sau phản ứng để trung hoà hết axit cần 10ml NaOH 1M. Cho Y tác dụng vừa đủ 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M. Sau khi cô cạn dung dịch thu được 17,04 g muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thì thu được26g kết tủa. Biết A có số nguên tử C nhỏ hơn B nhưng số mol lớn hơn.
1,Viết các phương trình phản ứng dạng tổng quát và xác định công thức cấu tạo có thể có của A và B.
2, Tính % khối lượng của Avà B trong Y.
Bài 10: (ĐH BK - 2001)
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 50,4 lit không khí (đktc). Sau phản ứng cho toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 44,664 lit (đktc). Biết A vừa tác dụng với HCl vừa tác dụng với NaOH. Xác định công thức cấu tạo của A. Biết không khí chứa 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2 
Bài 11 (HVQY_00): Hỗn hợp X gồm hai aminoaxit no,bậc nhất A và B.A chứa hai nhóm axit một. nhóm amino.B chứa một nhóm axit một nhóm amino.Tỉ số khối lượng mol phân tử của A so với B là 1,96. Đốt 1 mol A hoặc 1 mol B thì số mol CO2 thu được nhỏ hơn 6.
1 . Tìm công thức phân tử của A và B.
2. CHo 52,2 g hỗn hợp X vào 350 ml dung dịch HCl 2 M thu được dung dịch Y.
a ) Chứng minh rằng trong Y còn dư axit.
b ) Tính khối lượng của mỗi aminoaxit trong 52,2 g hỗn hợp X,biết rằng các chất trong dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 3,5M.
Bài 12:Một hỗn hợp X gồm hai aminoaxit no đơn chức A, B. Cho X tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M. Sau đó để phản ứng hết với các chất trong dung dịch thu được cần 140 ml dung dịch KOH 3M.
 Mặt khác nếu đốt cháy cùng một lượng hỗn hợp đó rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình này tăng 32,8 gam.
 1 –Xác định công thức phân tử của A và B. Biết =1,37.
 2 –Xác định thành phần % theo số mol của hỗn hợp ban đầu.
Bài 13: Hoà tan 30 gam aminoaxitaxetic trong 60 ml rượu etylic rồi cho thêm từ từ 10 ml dung dịch axit H2SO4 đậm đặc, sau đó dun nóng khoảng 3 giờ. Để nguội, cho hỗn hợp vào nước lạnh rồi trung hoà bằng amoniac thu được một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 33 gam.
 1 –Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 2 –Tính hiẹu suất phản ứng.
Bài 14: Đun aminoaxit A (chỉ chứa C, H, O, N) với metanol dư, bão hoà bằng HCl, thu được hợp chất B. Chế hoá B với amoniac thu được hợp chất G.
 Nếu đốt 4,45 gam G và dẫn hết hỗn hợp khí và hơi sinh ra lần lượt qua các bình NaOH rắn, H2SO4 đậm đặc rồi khí kế. Kết quả bình NaOH tăng 6,6 gam, bình H2SO4 tăng 3,15 gam, còn khí kế chứa 560 ml một khí duy nhất (đktc).
 1 –Xác định công thức cấu tạo của A, B, G. Biết tỉ khối dG/H2 = 44,5.Viết các phương trình phản ứng.
 2 –Trong ba chất A, B, G có hai chất rắn và một chất lỏng. Chỉ rõ các chất đó. Giải thích.
 3 –So sánh độ tan trong nước giữa A và G.
Bài 15: Các chất A, B, C có cùng công thức phân tử C4H9O2N. Biết rằng A tác dụng với cả HCl và NaOH. B tác dụng được với hiđro mới sinh tạo ra B’. B’ tác dụng với H2SO4 tạo ra muối B’’. B’’ tác dụng với NaOH toạ ra một muối và khí NH3.
 Cho biết A, B, C ứng với đồng phân nào? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đại học tài chính kế toán năm 90)
Bài 16: a) Tại sao nói Amin là một bazơ?
	b)Hãy nêu các tính chát hoá học của anilin?
Bài 17: Hãy giải thích tại sao khi cho phenol và anilin tác dụng với brom, thì các vị trí nhóm thế ưu tiên là ortho và para?
Bài 18: Viết phương trình phản ứng trùng hợp các đồng phân nhánh, mạch hở của C5H10 và phương trình phản ứng trùng ngưng của axit _aminopropionic.
(Đại học luật Hà nội năm 99)

File đính kèm:

  • docaminoaxit_va_toan_hon_hop.doc