Bài giảng Tiết: 65: Axit cacboxylic

– HS biết:

+ Cấu tạo, ứng dụng của axit cacboxylic.

- Hiểu tính chất hoá học chung của axit cacboxylic trên cơ sở tính chất của axit axetic.

 2. Kĩ năng:

– Vận dụng tính chất hoá học chung của axit và của axit axetic để nêu được tính chất hoá học của axit cacboxylic.

– Viết các phương trình ion rút gọn các phản ứng của axit cacboxylic tác dụng với các chất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 65: Axit cacboxylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 9: 	ANDEHIT-XETON - AXIT CACBOXYLIC
Tiết: 65	AXIT CACBOXYLIC.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
– HS biết: 
+ Cấu tạo, ứng dụng của axit cacboxylic.
- Hiểu tính chất hoá học chung của axit cacboxylic trên cơ sở tính chất của axit axetic.
 2. Kĩ năng: 
– Vận dụng tính chất hoá học chung của axit và của axit axetic để nêu được tính chất hoá học của axit cacboxylic.
– Viết các phương trình ion rút gọn các phản ứng của axit cacboxylic tác dụng với các chất.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Dụng cụ: Ống nghiệm, bếp cách thuỷ hoặc đèn cồn, máy đo pH hoặc giấy chỉ thị pH.
- Hoá chất: ancol etylic, axit axetic 0,1M, axit HCl 0,1 M, H2SO4 đặc.
2. Học sinh: 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Dạy học nêu vấn đề, đàm thoại.
IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (07 phút): Kiểm tra bài củ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- Viết các hợp chất axit có CTPT C5H10O2 và gọi tên?
- Cá nhân HS hoàn thành yêu cầu của GV.
Hoạt động 2 (07 phút): Nghiên cứu tính chất phân li không hoàn toàn của axit cacboxylic
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- Qua hình vẽ trong SGK về pH của 2 dung dịch (HCl 1M và CH3COOH 1M), GV dẫn dắt HS so sánh nồng độ ion H+ trong 2 dung dịch, từ đó suy ra khả năng phân li không hoàn toàn của axit cacboxylic.
- HS nhận xét: hai dung dịch axit cùng nồng độ mol, khác nhau về pH của dung dịch, chứng tỏ [H+] khác nhau từ đó suy ra khả năng phân li không hoàn toàn của axit cacboxylic.
III- TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Tính axit
a) Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch
CH3COOH CH3COO- + H+
RCOOH RCOO- + H+
® Quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
Hoạt động 3 (10 phút): Xét một số phản ứng của axit.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của axit axetic (đã được ôn lại).
- Từ đó dẫn đến tính chất hóa học của các axit đồng đẳng của axit axetic.
- HS trả lời và hoàn chỉnh tính chất hóa học cơ bản.
- Vận dụng cho các axit đồng đẳng của axetic.
- HS kết hợp với nghiên cứu nội dung SGK, sau đó vận dụng viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất của axit cacboxylic (dạng phân tử và ion rút gọn).
- Hoàn thành các PTHH sau dựa trên thí dụ GV nêu.
b) Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước
c) Tác dụng với muối
d) Tác dụng với kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học của các kim loại tạo thành muối và giải phóng hiđro
CH3COOH+NaOH®CH3COONa+H2O
2CH3COOH+ZnO®(CH3COO)2Zn+H2O
2CH3COOH+CaCO3®(CH3COO)2Ca+H2O+CO2
2CH3COOH+Zn®(CH3COO)2Zn+H2
Hoạt động 4 (07 phút): Nghiên cứu phản ứng este hoá.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- Từ thí nghiệm được mô tả của GV kết hợp SGK, HS có thể nhận xét thấy sự biến đổi của các chất qua hiện tượng quan sát được (sự tách lớp của chất lỏng sau khi phản ứng, mùi thơm, ) 
Lưu ý: khái niệm phản ứng este hóa; đặc điểm của phản ứng este hóa.
- Chú ý riêng HCOOH do trogn phan tử có nhóm-CHO nên có thể tham gia phản ứng tráng bạc hoặc tác dụng với Cu(OH)2/NaOH.
- HS nắm được : 
– phản ứng tạo thành este giữa ancol và axit được gọi là phản ứng este hoá ; 
– đặc điểm của phản ứng este hoá là thuận nghịch và cần axit H2SO4 đặc (làm xúc tác và hút nước làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận).
2. Phản ứng thế nhóm -OH
RCOOH+R’OHRCOOR’+H2O
CH3COOH+HOC2H5
CH3COOC2H5+H2O
Hoạt động 5(07 phút): Điều chế và ứng dụng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- HS đọc SGK và tóm tắt lại.
- HS đọc SGK và tóm tắt lại.
- HS nhớ lại kết hợp với việc nghiên cứu SGK. 
Viết các PTHH xảy ra từ mỗi phương pháp đó.
- HS nắm 1 số ứng dụng của axit.
V-ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp lên men giấm
CH3CH2OH + O2CH3COOH + H2O
2. Oxi hoá andehit axetic
CH3CH = O + 1/2 O2 CH3COOH
3. Oxi hoá ankan
4. Từ metanol
CH3OH + CO CH3COOH
VI-ỨNG DỤNG
Hoạt động 6(06 phút): Củng cố.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- Hợp chất axit có CTPT là C3H6O2 và yêu cầu HS viết CTCT, gọi tên, viết các phương trình phản ứng của axit với kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối, ancol.
- HS làm bài tập củng cố.
Hoạt động 7(01 phút): Dặn dò
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
- Về nhà làm các bài tập sgk và sbt.
- Xem tiếp bài này”LUYỆN TẬP”
- HS ghi phần công việc về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
V. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1. Nếu xét các dung dịch axit loãng có cùng nồng độ, dung dịch axit nào sau đây có pH nhỏ nhất ?
A. HCOOH	B. CH3COOH	C. HOOC–COOH	D. C2H5COOH
Bài 2. Để trung hoà 150 gam dung dịch 7,4% của axit no, mạch hở X cần dùng 100ml dung dịch NaOH 1,5M. X là
A. axit axetic	B. axit fomic	C. axit propanoic	D. axit oxalic
Bài 3. Trung hoà 16,60 gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch natri hiđroxit thu được 23,20 gam hỗn hợp hai muối. Nếu nhỏ 16,6 gam hỗn hợp axit trên vào dung dịch natri hiđrocacbonat đủ thì thể tích khí CO2 (đktc) thu được tối đa là
A. 6,72 lít	B. 4,48 lít	C. 8,96 lít	D. 3,36 lit
2. Một hỗn hợp hai axit hữu cơ cho được phản ứng tráng gương. Công thức phân tử hơn kém nhau 3 nhóm CH2. Axit có khối lượng phân tử lớn khi tác dụng Cl2 có ánh sáng, sau phản ứng chỉ tách được axit monoclo. Công thức cấu tạo hai axit là: 
    A. CH3COOH  và C2H5COOH 	    	B. CH3COOH  và CH3CH2COOH 	
    C. HCOOH và CH3-CH2-CH2-COOH 	D. HCOOH và (CH3)2CHCOOH 
3. Z là một axit hữu cơ đơn chức. Để đốt cháy 0,1mol Z cần 6,72 lít O2 ở đktc. Cho biết công thức cấu tạo của Z. 
A. CH3COOH	    	 B. CH2=CH-COOH. 	    
C. HCOOH 	    	D. Kết quả khác
4. Các sản phẩm đốt cháy hoàn toàn 3 gam axit cacboxylic X được dẫn lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4  đặc và bình 2 đựng NaOH đặc. Sau thí nghiệm khối lượng bình 1 tăng 1,8 gam, khối lượng bình 2 tăng 4,4 gam.Nếu cho bay hơi 1 gam X thì được 373,4 ml hơi (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là: 
A. HCOOH 	    	 B. CH2=CH-COOH	   
C. CH3COOH	  	  D. C2H5COOH
5.  Đốt cháy a mol một axit cacboxylic thu được x mol CO2 và y mol H2O. Biết x - y = a. Hãy tìm công thức chung của axit. 
A. CnH2n-2O2 	    B. CnH2n-2O3 	    C. CnH2n-2Oz 	  D. CnH2n-2Ox
6. Công thức đơn giản nhất của một axit hữu cơ X là (CHO)n. Khi đốt cháy 1 mol X ta thu được dưới 6 mol CO2 công thức cấu tạo của X là: 
A. HOOC-CH=CH-COOH 	   	 B. CH2=CH-COOH 	    
C. CH3COOH 	    	D. Kết quả khác
7. Tỉ khối hơi của một hợp chất với hiđro là 30. Thành phần phần trăm về khối lượng của cacbon là 40, hiđro là 6,66, và oxi là 53,34. Xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, biết nó làm đổi màu quỳ tím. 
A. CH2=CH-COOH 	    	 	 B. CH2=CH-CH2-COOH 	    
C. HCOOH 	    	 D. Kết quả khác
8. Công thức đơn giản nhất của một axit hữu cơ X là (CHO)n. Khi đốt cháy 1 mol X ta thu được dưới 6 mol CO2 công thức cấu tạo của X là: 
A. HOOC-CH=CH-COOH 	    	B. CH2=CH-COOH 
C. CH3COOH 	D. Kết quả khác
9. Tỉ khối hơi của một hợp chất với hiđro là 30. Thành phần phần trăm về khối lượng của cacbon là 40, hiđro là 6,66, và oxi là 53,34. Xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, biết nó làm đổi màu quỳ tím. 
A. CH2=CH-COOH 	    B. CH2=CH-CH2-COOH 	    C. HCOOH 	    D. Kết quả khác
10. Đốt cháy a mol một axit cacboxylic thu được x mol CO2 và y mol H2O. Biết x - y = a. Hãy tìm công thức chung của axit. 
A. CnH2n-2O2 	    B. CnH2n-2O3 	    C. CnH2n-2Oz 	    D. CnH2n-2Ox

File đính kèm:

  • docTIET 65 AXIT CACBOXYLICdoc.doc
Giáo án liên quan