Bài toán Chuyên đề về axit nitric
Thông thường khi cho kim loại (hoặc các chất khử khác) phản ứng với HNO3 ta chú ý:
+ Nếu axit đặc, nóng tạo ra sản phẩm NO2
+ Nếu axit loãng, trong trường hợp đề bài không giải thích gì thêm, cho ra NO. Nếu đề bài cho biết tạo ra các sản phẩm khác ta vẫn giải bình thường.
i 2. Hoà tan 5,76 g Cu trong 80 ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được khí NO. Sau khi phản ứng kết thúc cho thêm lượng dư H2SO4 vào dung dịch thu được lại thấy có khí NO bay ra. Giải thích và tính thể tích khí NO bay ra ở đktc. Bài 3. Cho 19,2 g Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2 M được dung dịch A. a. Cu có tan hết không? Tính thể tích NO bay ra ở đktc. b. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch A thu được sau phản ứng. c. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,2M để kết tủa hết Cu2+ chứa trong dung dịch A. Bài 4. Cho 26,88 gam bột kim loại đồng hoà tan trong dung dịch HNO3 loãng, đựng trong một cốc. Sau khi kết thúc phản ứng, có 4,48 lít khí NO (đktc) thoát ra và còn lại m gam chất không tan. Thêm tiếp từ từ V ml dung dịch HCl 3,2M vào cốc để hoà tan vừa hết m gam chất không tan, có khí NO thoát ra (duy nhất). Xác định trị số của V? Bài 5. Khuấy kỹ dung dịch chứa 13,6 gam AgNO3 với m gam bột Cu rồi thêm tiếp vào đó 100ml dung dịch H2SO4 (loãng) và đun nóng cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 9,28 gam bột kim loại, dung dịch A và khí NO. Lượng NaOH cần thiết để tác dụng hết với các chất trong dung dịch A là 0,325 mol. a. Tính m gam và thể tích khí NO thu được ở đktc. b.Tính khối lượng các chất trong dd A. c. Tính nồng độ mol/l của dd H2SO4 dùng . Bài 6. Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp hai khí không màu hoá nâu ngoài không khí và dung dịch X. Thêm dung dịch H2SO4 loãng dư vào X thì dung dịch thu được hoà tan tối đa m gam Cu biết rằng phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO. Giá trị của m là? Dạng 4. Bài toán tổng hợp axit nitric tác dụng với kim loại Bài 1. So sánh thể tích khí NO (duy nhất) thoát ra trong 2 thí nghiệm sau (các khí đo trong cùng điều kiện): TN1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1,0 mol/lít. TN2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1,0 mol/lít và H2SO4 0,5 mol/lít. Bài 2. Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn gồm Fe và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Xác định trị số của x? Bài 3. Cho 13,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được bao nhiêu gam muối khan? Bài 4. Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A này bằng dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp K gồm hai khí NO2 và NO có thể tích 1,12 lit (đktc) và tỉ khối hỗn hợp K so với hiđro bằng 19,8. Trị số của m là ? Bài 5. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,986 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Xác định khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X? C. BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1. Cho 1,37 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch A và 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính tổng khối lượng muối nitrat thu được sau khi cô cạn dung dịch A? Bài 2. Hoà tan hoàn toàn 11,7 gam bột Zn trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí N2, N2O có thể tích 0,672 lít (đkc). Thêm NaOH dư vào dung dịch A và đun nóng có khí bay ra, khí này tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,1 M. a. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion. b. Tính % thể tích hỗn hợp khí N2, N2O. Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, NO2 có khối lượng 12,2 gam. Xác định khối lượng muối nitrat sinh ra? Bài 4. Cho 220 ml dung dịch HNO3 tác dụng với 5 gam hỗn hợp Zn và Al. Phản ứng giải phóng ra 0,896 lít (đktc) khí gồm NO và N2O. Hỗn hợp khí đó có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75. Sau khi kết thúc phản ứng đem lọc thu được 2,013 gam kim loại. a. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan? b. Tính nồng độ HNO3 trong dung dịch ban đầu? Bài 5. Hòa tan hết hỗn hợp A gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,164 gam hỗn hợp các muối khan. Trị số của x và y là bao nhiêu? Bài 6. Hoà tan 9,6 gam bột Cu bằng 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,5M và H2SO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X được khối lượng muối khan là bao nhiêu? Bài 7. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp (Fe, Cu) vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư được 22,4 lít khí màu nâu (đktc). Nếu thay axit HNO3 bằng axit H2SO4 đặc nóng thì thể tích khí SO2 (đktc) thu được sau phản ứng là ? Bài 8. Cho hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,12 lit H2 (00C, 2atm) được dung dịch A và chất rắn không tan B. Để oxi hoá hoàn toàn chất rắn không tan trong B người ta cho vào đó 10,1 gam KNO3 tạo ra chất khí không màu hoá nâu ngoài không khí và dung dịch C. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 9. Cho 1,92 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch hỗn hợp X gồm KNO3 0,16M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch A và khí NO duy nhất. Để kết tủa toàn bộ Cu2+ trong A cần tối thiểu V lít dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là? Bài 10. Hoà tan bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 513 ml khí (27oC, 1,2 atm) và dung dịch A. Dùng lượng Fe gấp đôi lượng Fe trên cho vào dung dịch CuSO4 thì màu xanh của dung dịch vừa đủ mất đi thu được chất rắn B màu đỏ và dung dịch không màu C. a. Tính khối lượng Fe đã dùng trong hai trường hợp và khối lượng kết tủa B. b. Cho toàn bộ B vào dung dịch HNO3 loãng nguội dư sẽ thu được bao nhiêu lít khí (đkc). c. Trộn dung dịch A và C được dung dịch D (có H2SO4 dư). Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 85% vào dung dịch D đến khi xuất hiện màu hồng nhạt thì hết bao nhiêu gam dung dịch KMnO4. D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. HNO3 tác dụng được với tất cả các chất trong dóy nào sau đây: A. NaHCO3, CO2 B. K2SO3, K2O C. FeO, Fe2(SO4)3 D. CuSO4, CuO. Câu 2. Axit nitric đặc nguội có thể phản ứng được với các chất nào sau đây? A. Al, CuO, Na2CO3 B. CuO, Ag, Al(OH)3 C. P, Fe, FeO D. C, Ag, BaCl2 Câu 3. Hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại X vào dung dịch HNO3 ta thu được 0,28 lít khí N2O (đktc). Vậy X có thể là: A. Cu B. Fe C. Zn D. Al Câu 4. Cho các chất FeO, Fe2O3, Fe(NO3)2, CuO, FeS. Số chất tác dụng được với HNO3 giải phóng khí NO là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 5. Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu kim loại: A. dd HNO3 B. dd hỗn hợp NaNO3 + HCl C. dd FeCl3 D. dd FeCl2 Câu 6. Để điều chế HNO3 trong phũng thí nghiệm, hóa chất nào sau đây được chọn làm nguyên liệu chính: A. NaNO3, H2SO4 đặc B. N2 và H2 C. NaNO3, N2, H2 và HCl D. AgNO3 và HCl Câu 7. Cho Fe(III) oxit tác dụng với axit nitric thỡ sản phẩm thu được là: A. Fe(NO3)2, NO và H2O B. Fe(NO3)2, NO2 và H2O C. Fe(NO3)2, N2 D. Fe(NO3)3 và H2O Câu 8. Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,448 lit khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là: A. 1,12 gam. B. 11,2 gam. C. 0,56 gam. D. 5,6 gam. Cõu 9. Cho HNO3 đậm đặc vào than nung đỏ có khí bay ra là: A. CO2 B. NO2 C. Hỗn hợp CO2 và NO2 D. không có khí bay ra Cõu 10 : Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là: (Đề ĐH khối A – 2007) A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 11: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trỡnh phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là A. 10. B. 11. C. 8. D. 9. Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loóng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m là A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08. Cõu 13. Hợp chất nào của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại A. NO. B. NH4NO3. C. NO2. D. N2O5 Câu 14. Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo NO. Tổng số các hệ số đơn giản nhất của các chất trong phương trình phản ứng oxi hoá-khử này sau khi cân bằng là: A. 22. B. 20. C. 16. D. 12. Câu 15. Axit nitric đặc, nóng phản ứng với nhóm nào trong các nhóm chất sau A. Ca(OH)2,, Ag, C, S, Fe2O3, FeCO3, Fe. B. Ca(OH)2,, Ag, Au, S, FeSO4, FeCO3, CO2. C. Ca(OH)2,, Fe, Cu, S, Pt, FeCO3, Fe3O4. D. Mg(OH)2, Cu, Al, H2SO4, C, S, CaCO3 Câu 16. Có 3 ống nghiệm không dán nhãn đựng ba dung dịch axit đặc riêng biệt là HNO3, H2SO4 và HCl. Nếu chỉ một hoá chất để nhận ra các dung dịch trên thì dùng chất nào sau đây: A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Ca. Câu 17. Hoà tan 9,94 gam X gồm Al, Fe và Cu trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 3,584 lít NO ở đktc. Tổng khối lượng muối khan tạo thành là: A. 39,7 gam B. 29,7 gam C. 39,3 gam D. Kết quả khác. Câu 18. Cho hỗn hợp FeO, CuO và Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Tổng số mol của hỗn hợp là: A. 0,12 mol B. 0,24mol C. 0,21 mol D. 0,36 mol Câu 19. Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Thể tích của hỗn hợp khí A (ở đktc) là: A. 86,4 lít B. 8,64 lít C. 19,28 lít D. 192,8 lít Câu 20. Hoà tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 44,8 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2: 2. giá trị của a là: A. 140,4 gam B. 70,2 gam C. 35,1 gam D. Kết quả khác Câu 21. Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí A: NO, NO2 (đktc). Biết tỉ khối hơi của A so với H2 = 19, giá trị của V là: A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 0,448 lít D. Kết quả khác Câu 22. Cho m gam Al phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và N2O (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,5. Tính m? A. 17,5 gam B. 13,5 gam C. 15,3 gam D. 15,7 gam Câu 23. Hoà tan một hỗn hợp
File đính kèm:
- Hoa 11 chon locaxit nitric.doc