Bài thu hoạch tập huấn bồi dưỡng thường xuyên hè năm 2014

* Câu 1: Sau khi tiếp thu những kiến thức đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn trong đợt tập huấn hè năm 2014. Bản thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức cơ bản và tôi sẽ đem những điều hiểu biết này về đơn vị mình để thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá như sau:

- Tuyên truyền cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh nhiều hình thức để mọi người biết rõ về chủ trương đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đổi mới cách nghĩ, cách làm của mỗi giáo viên và cán bộ quản lí để nâng cao chất lượng dạy học.

- Phải tự rèn luyện, học hỏi, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng với yêu cầu mới, đồng thời cùng chuyên môn, tổ khối thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá một cách đồng bộ và hiệu quả.

- Thường xuyên trao đổi với chuyên môn và tổ khối, trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc, tổ chức ra đề kiểm tra bảo đảm chất lượng.Và nhất là bản thân phải xác định được người quyết định sự thành công của đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chính là giáo viên. Người giáo viên phải nâng cao nhận thức đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá; cập nhật các kiến thức và kĩ năng tối cần thiết về dạy học và kiểm tra đánh giá hướng tới hình thành năng lực cho học sinh nói chung và các hình thức kiểm tra, đánh giá nói riêng, trong đó đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các đề kiểm tra. Cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kĩ thuật, có chất lượng. Phù hợp với năng lực, đối tượng học sinh ở tại đơn vị. Đổi mới kiểm tra, đánh giá chỉ có hiệu quả khi giữa giáo viên và học sinh có mối quan hệ dân chủ, thân thiện và giáo viên biết theo dõi sự tiến bộ của học sinh, biết kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh. Sau mỗi kỳ kiểm tra, giáo viên cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài của giáo viên. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, giáo viên phải biết “ khai thác lỗi” để giúp học sinh tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện phương pháp học tập,phương pháp tư duy, bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho học sinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch tập huấn bồi dưỡng thường xuyên hè năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ NĂM 2014
- ĐỀ BÀI:
* Câu 1( 7 đ): Anh chị sẽ thực hiện như thế nào để đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn ở đơn vị mình đang công tác?
* Câu 2( 3 đ): Theo anh chị giáo viên cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả dạy học phần Ngữ văn địa phương?
BÀI LÀM:
* Câu 1: Sau khi tiếp thu những kiến thức đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn trong đợt tập huấn hè năm 2014. Bản thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức cơ bản và tôi sẽ đem những điều hiểu biết này về đơn vị mình để thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá như sau:
- Tuyên truyền cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh nhiều hình thức để mọi người biết rõ về chủ trương đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đổi mới cách nghĩ, cách làm của mỗi giáo viên và cán bộ quản lí để nâng cao chất lượng dạy học.
- Phải tự rèn luyện, học hỏi, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng với yêu cầu mới, đồng thời cùng chuyên môn, tổ khối thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá một cách đồng bộ và hiệu quả.
- Thường xuyên trao đổi với chuyên môn và tổ khối, trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc, tổ chức ra đề kiểm tra bảo đảm chất lượng.Và nhất là bản thân phải xác định được người quyết định sự thành công của đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chính là giáo viên. Người giáo viên phải nâng cao nhận thức đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá; cập nhật các kiến thức và kĩ năng tối cần thiết về dạy học và kiểm tra đánh giá hướng tới hình thành năng lực cho học sinh nói chung và các hình thức kiểm tra, đánh giá nói riêng, trong đó đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các đề kiểm tra. Cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kĩ thuật, có chất lượng. Phù hợp với năng lực, đối tượng học sinh ở tại đơn vị. Đổi mới kiểm tra, đánh giá chỉ có hiệu quả khi giữa giáo viên và học sinh có mối quan hệ dân chủ, thân thiện và giáo viên biết theo dõi sự tiến bộ của học sinh, biết kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh. Sau mỗi kỳ kiểm tra, giáo viên cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài của giáo viên. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, giáo viên phải biết “ khai thác lỗi” để giúp học sinh tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện phương pháp học tập,phương pháp tư duy, bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho học sinh.
 Những điều đã nêu, nếu bản thân tôi và mỗi thầy cô đều nhận thức được đúng đắn những điều trên thì tôi tin chắc rằng việc thực hiện đổi mới, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn nói riêng và các bộ môn khác nói chung sẽ đem lại kết quả tốt cho nghành giáo dục huyện nhà và sự đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà.
* Câu 2: Ngữ văn địa phương là phân môn quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc địa phương mình đang sinh sống. Vì vậy chúng là cần nâng cao hiệu dạy học phần này như sau:
- Bản thân mỗi giáo viên và cán bộ lí phải nhận thức về mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của phân môn Ngữ Văn địa phương trong nhà trường là vô cùng cần thiết.
- Gíao viên và nhà trường cần quan tâm đến việc phổ biến, giới thiệu, kiểm tra việc học sinh có đầy đủ tài liệu học tập và tài liệu tham khảo để học sinh học tốt hơn chương trình địa phương
- Gíao viên kết hợp cùng tổ chuyên môn, tham mưu cùng chuyên môn tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương.
- Bản thân tích cực tham gia nội dung nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc dạy kiến thức địa phương trong các buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ.
- Giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm ở bạn bè đồng nghiệp, in- tơ- nét, người địa phương để hiểu sâu, kĩ về những vấn đề liên quan đến những kiến thức cơ bản trong các bài học cũng như trong cuộc sống tại địa phương. Đưa kiến thức phần chương trình địa phương vào kiểm tra, đánh giá ở các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì.
- Thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học, quan tâm, hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm tư liệu ở nhà như: hỏi cha mẹ, ông bà và những người hàng xóm về phong tục tập quán, những câu chuyện dân gian, những câu ca dao, dân ca, bài hát, điệu múa …; tìm hiểu các nhà thơ, nhà văn ở địa phương nơi mình sinh sống; tổ chức sưu tầm những tác phẩm làm tôn nét đẹp quê hương qua mắt nhìn và tâm hồn của người nghệ sĩ.
- Lồng ghép sử dụng kênh hình, video trên máy chiếu để lôi cuốn các em yêu bản sắc địa phương mình hơn đồng thời yêu tiết học chương trình địa phương hơn.
 Kết hợp được tất cả những điều đã nói ở trên thì chắc chắn rằng nhữnng tiết học chương trình địa phương cũng như bản sắc văn hóa địa phương sẽ được các em học sinh yêu quý, giữ gìn và phát huy.

File đính kèm:

  • docbai thu hoach bdtx he 2014.doc