Bài tập Vật lý 10 chương I
Bài 1. Một động viên xe đạp đi trên đoạn đường ABCD. Trên đoạn AB người đó đi với vận tốc 36km/h mất 45 phút; trên đoạn đường BC với vận tốc 40 km/h trong thời gian 15 phút và trên đoạn đường CD với vận tốc 30 km/h trong thời gian 1h30 phút.
a) Tính quảng đường ABCD và viết phương trình của mỗi quãng đường đi được
b) Tính vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABCD
c) Vẽ hình trục tọa độ quãng đường – thời gian của cả đoạn đường đi được.
d) Dựa vào hình vẽ xác định thời điểm vận động viên tới D. ĐS a) S = 80km, b) 32,8km/h
Bài 2. Một xe chuyển động trên đoạn đường AB. Nữa thời gian đầu xe chuyển động với vận tốc v1 = 30 km/h ; nữa thời gian sau xe chuyển động với vận tốc v2 = 40km/h
a) Viết phương trình quãng đường AB.
b) Tính vận tốc trung bình trên đoạn đường AB
c) Vẽ hình trục tọa độ quãng đường – thời gian của cả đoạn đường đi được. ĐS : a)S = 35t ; b) 35km/h.
Bài 3. Một cano rời bến chuyển động thẳng đều. Thoạt tiên cano chạy theo hướng Nam – Bắc trong thời gian 2 phút 30 giây rồi tức thì chuyển qua hướng Đông – Tây và chạy thêm 3 phút 20 giây với vận tốc như trước và dừng lại. Khoảng cách từ nơi xuất phát tới nơi dừng lại là 1km.
a) Tính quãng đường đi được mỗi hướng.
b) Tính vận tốc của cano.
c) Vẽ hình trục tọa độ quãng đường – thời gian của cả đoạn đường đi được. ĐS : a) S1 = 150v ; S2 = 200v ; b) v = 4m/s.
Bài 4. Hai oto cùng khởi hành một chỗ và chuyển động thẳng đều theo cùng một chiều. Oto tải có vận tốc 36 km/h. Oto con có vận tốc 54km/h nhưng khởi hành sau oto tải 1h.
a) Tính khoảng cách từ thời điểm khởi hành đến thời điểm 2 oto gặp nhau
b) Vẽ hình trục tọa độ quãng đường – thời gian của cả đoạn đường đi được.
c) Tìm vị trí của 2 xe và khoảng cách giữa chúng sau khi oto tải khởi hành 2h và 4h. ĐS: a) 108km; c) 18km; 18km.
Bài 5. Oto và xe đạp cùng khởi hành đi tứ A đến B cách nhau 60km. Xe đạp có vận tốc 15 km/h. Oto có vận tốc 60km/h. Giả sử cả hai đều chuyển động thẳng đều. Khi đến B oto chuyển động ngược từ A về B sau khi nghỉ ở B 30 phút
a) Viết phương trình chuyển động của 2 xe
b) Vẽ hình trục tọa độ quãng đường – thời gian của cả đoạn đường đi được.
c) Xác định vị trí hai xe gặp nhau. ĐS: c) 30km cách A.
5 m Bài 2: Một ô tô đang chuyển độngthẳng đều với vận tốc 36 km/h thì đột ngột tăng tốc, chuyển động Nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 . a) Tính vận tốc của ô tô sau 40s kể từ khi tăng tốc. b) Quãng đường mà ô tô đi được trong 40s đó. ĐS: a) v = 18 m/s. b) s = 560 m Bài 3: Một ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng tốc và xe chuyển động Nhanh dần đều. Sau 20s ô tô đạt vận tốc 72 km/h. a) Tính gia tốc của ô tô. b) Tính vận tốc của ô tô sau 30s kể từ khi tăng tốc. c) Tính quãng đường mà ô tô đi được trong 30s đó. ĐS: a) a = 0.5 m/s2 b) v = 25 m/s c) s = 525 m Bài 4: Một xe máy đang chạy với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu xuống dốc, nhưng do mất phanh nên xe chạy Nhanh dần đều với gia tốc 0.2 m/s2 và đi hết con dốc dài 390m. a) Tính vận tốc của xe ở cuối dốc. b) Tính thời gian xe máy xuống hết dốc. ĐS: a) v = 16 m/s b) t = 30 s Bài 5: ô tô đang chạy với vận tốc 54 km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và cho ô tô chuyển động Chậm dần đềutới khi dừng hẳn. Biết sau khi dừng hẳn ô tô đã đi được quãng đường 225 m. a) Tính gia tốc của ô tô và biểu diễn vecto gia tốc. b) Tính thời gian từ lúc hãm phanh tới khi dừng lại ĐS: a) a = -0.5 m/s2 b) t = 30 s Bài 6: Một vật đang chuyển độngvới vận tốc v0 thì đột ngột giảm tốc và Chuyển động Chậm dần đều với gia tốc 1.5 m/s2 , sau 10s kể từ khi giảm tốc vận tốc của vật còn 10 m/s . a) Tính vận tốc ban đầu của vật. b) Tính quãng đường vật đi được trong 10s đó. ĐS : a) v0 = 25 m/s. b) s = 175 m Bài 7: Một đoàn tàu chuẩn bị vào ga, đang chuyển động đều với vận tốc 72 km/h thì bắt đầu hãm phanh, sau khi đi được 40s thì dừng hẳn. a) Tính gia tốc của tàu. b) Tính quãng đường tàu đi được kể từ khi hãm phanh ĐS: a) a = -0.5 m/s2 b) s = 400 m Bài 8: Một xe máy đang chạy với vận tốc 54 km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho xe chuyển động Chậm dần đều, sau thời gian 10s vận tốc của xe còn 46.8 km/h. a) Tính gia tốc của xe. b) Sau bao lâu thì tàu dừng hẳn. c) Tính quãng đường mà xe đi được từ khi hãm phanh tới khi dừng hẳn. ĐS: a) a = -0.2 m/s2 b) t = 75 s c) s = 562.5 m Bài 9: Một viên bi chuyển động thẳng Nhanh dần đều trên 1 mặt phẳng nghiêng không vận tốc ban đầu, với gia tốc 1 m/s2 . a) Tính quãng đường viên bi đi được trong giây thứ 4. b) Tính vận tốc của viên bi ở cuối giây thứ 4 đó. ĐS: a) ∆s = 3.5 m. b) v = 4 m/s Bài 10: Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s thì đột ngột tăng tốc chuyển động Nhanh dần đều với gia tốc 1.5 m/s2 . a) Tính quãng đường vật đi được sau 10 giây. b) Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 10 đó ĐS: a) s = 175 m ; b) ∆s = 24.25 m. Bài 11: Một viên bi chuyển độngthẳng Nhanh dần đều không vận tốc ban đầu trên một máng nghiêng, biết trong giây thứ 5 vật đi được quãng đường 36 cm. a) Tính gia tốc của viên bi. b) Tính quãng dường viên bi đi được sau 5 giây kể từ khi nó bắt đầu chuyển động ĐS: a) a = 0.08 m/s2 b) s = 1m Bài 12: Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 18 km/h thì tăng tốc, chuyển động Nhanh dần đều. Trong giây thứ 3 kể từ khi tăng tốc vật đi được quãng đường dài 10 m. a) Tính gia tốc của vật. b) Vận tốc của vật ở cuối giây thứ 3. c) Quãng đường vật đi được sau 8s và vận tốc của vật ở cuối giây thứ 8 đó ĐS: a) a = 2 m/s2 b) v = 11 m/s c) s = 104 m ; v = 21 m/s. Bài 13: phương trình vận tốc của một vật chuyển động thẳng là: v = 9 + 1.5t , trong đó chiều dương là chiều chuyển động, thời gian đo bằng giây, vận tốc đo bằng m/s. a) Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của vật. Cho biết tính chất của chuyển động b) Xác định thời điểm vật có vận tốc 21 m/s ĐS: a) a = 1.5 m/s2 v0 = 9 m/s; b) t = 8s Bài 14: phương trình chuyển động của một vật có dạng x = 15t + t2 (m). Chiều dương là chiều chuyển động, vận tốc đo bằng m/s, thời gian đo bằng giây. a) Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật. b) Tính vận tốc và quãng đường của vật tại thời điểm t = 5 s. ĐS: a) v0 = 15 m/s; a = 2 m/s2 . b) v = 25 m/s; s = 100 m Bài 15: Một xe máy đang chuyển động thẳng với vận tốc 36 km/h thì thấy miệng hố ga cách đó 20m, người đó vội hãm phanh cho xe chuyển động Chậm dần đều, đến sát miệng hố thì xe dừng lại. a) Tính gia tốc của xe. b) Viết phương trình vận tốc và phương trình quãng đường của xe. Chọn mốc tọa độ là vị trí xe bắt đầu hãm phanh ĐS: a) a = -2.5 m/s2 ; b) v = 10 – 2.5t ; s = 10t – 1.25t2 Bài 16: Một xe máy đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 45km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10s vận tốc còn 27km/h. a) Tính gia tốc của xe. b) Viết phương trình vận tốc và phương trình chuyển độngcủa xe. c) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động. ĐS: a) a = -0.5 m/s2 ; b) v = 12.5 – 0.5t ; x = 12.5t – 0.25t2 Bài 17: Một vật đang chuyển độngvới vận tốc 18km/h thì tăng tốc chuyển động Nhanh dần đều với gia tốc 1m/s2 . a) Lập phương trình vận tốc và phương trình quãng đường của vật. b) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động ĐS: a) v = 5 + t; s = 5t + 0.5t2 Bài 18: Một ô tô đang chạy với vận tốc 15m/s trên 1 đường thẳng thì người lái xe tăng ga, xe chuyển động Nhanh dần đều. Sau 10 giây ô tô đạt vận tốc 21 m/s. a) Tính gia tốc của chuyển động. b) Viết phương trình vận tốc và phương trình chuyển động của ô tô ĐS: a) a = 0.6 m/s2 ; b) v = 15 +0.6t ; x = 15t + 0.3 t2 Bài 19: Hai xe ô tô cùng xuất phát từ 2 điểm A và B cách nhau 500 m, chuyển độngcùng chiều từ A đến B. Ô tô xuất phát từ A chuyển động Nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2 , ô tô xuất phát từ B chuyển động Nhanh dần đều với gia tốc 0.375 m/s2 a) Viết phương trình chuyển độngcủa mỗi xe. b) Xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau ĐS: a) x1 = 0.5t2 ; x2 = 500 + 0.1875t2 . b) x1 = x2 ⇒ t = 40 s ; x1 = x2 = 800 m Bài 20: Một Ô tô xuất phát từ A chuyển động Nhanh dần đều với gia tốc 1.5 m/s2 , cùng lúc đó từ điểm B một xe máy đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h bắt đầu tăng tốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2 . Biết hai xe chuyển động cùng chiều từ A đến B, và A và B cách nhau 300 m. a) Viết phương trình chuyển độngcủa 2 xe. b) Xác định vị trí và thời điểm 2 xe đuổi kịp nhau. c) Tính vận tốc của ô tô khi đuổi kịp xe máy. ĐS: a) x1 = 0.75t2 ; x2 = 300 +10t + 0.5t2 b) x1 = x2 ⇒ t = 60 s ; x1 = x2 = 2700 m . c) v = 90 m/s BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO Bài 1: Một vật được thả từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2. Tính thời gian rơi của vật Vận tốc của vật khi gần chạm đất là bao nhiêu. ĐS: a) t = 1 s ; b) v = 9,8 m/s Bài 2: Thả một vật từ độ cao 20 m xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi gần chạm đất. ĐS: a )t = 2 s ; b) v = 20 m/s Bài 3: Thả một vật từ độ cao h xuống đất, biết thời gian rơi của vật là 8 giây. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 Tính độ cao từ điểm bắt đầu thả vật Tính vận tốc của vật khi gần chạm đất ĐS: a) s = h = 320 m ; b) v = 80 m/s Bài 4: một vật từ độ cao h xuống đất, biết thời gian rơi của vật là 8 giây. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 Tính quãng đường mà vật đi được trong giây thứ 5. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu ĐS: a) ∆s = 45 m b) ∆v = 10 m/s Bài 5: Một vật rơi tự do từ độ cao 44,1m xuống đất, lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 Tính quãng đường mà vật đi được trong giây thứ 3 Tính thời gian vật chạm đất Vận tốc của vật khi chạm đất ĐS: a) ∆s = 24,5 m; b) t = 3 s; c) v = 29,4 m/s Bài 6: Một vật rơi tự do từ độ cao 31,25 m xuống. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 . Tính thời gian rơi của vật. Trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường là bao nhiêu ĐS: a) t = 2,5 s; b) ∆s = 20 m Bài 7: Tính khoảng thời gian rơi tự do của một viên đá. Biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được đoạn đường dài 24,5 m. Lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 . ĐS: t = 3 s Bài 8: Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi đi được quãng đường là 15m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 . Tính thời gian vật rơi tự do Tính độ cao h ĐS: a) t = 2 s ; b) h =20 m Bài 9: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Cho biết trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi được quãng đường bằng một phần tư độ cao h. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 . Tính thời gian rơi của vật Tính độ cao h mà vật rơi Tính vận tốc của vật khi chạm đất ĐS: a) t =14,93 s ; b) h = 1114,5 m ; c) v = 149.3 m/s Bài 10: Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi tự do đi được quãng đường gấp 9 lần quãng đường đi được trong giây đầu tiên. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 Tính thời gian rơi của vật Tính độ cao mà vật được thả ĐS: a) t = 5s ; b) s = 125 m Bài 11: Hai viên bi A và B được thả từ cùng 1 độ cao. Viên bi A rơi trước viên bi B 1 giây. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau thời gian 2 giây kể từ lúc bi A bắt đầu rơi. Lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 ĐS: ∆s = 14,7 m Bài 12: Hai viên bi được thả từ cùng một độ cao, nhưng cách nhau 0,5 giây. Tính khoảng cách của chúng khi rơi được 1,5 giây và 2 giây. Lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 ĐS: khi t = 1.5 s thì ∆s = 8,575 m ; khi t = 2 s thì ∆s = 11,025 m Bài 13: Hai vật rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng cách nhau 1 giây. Sau bao lâu từ thời điểm vật thứ nhất bắt đầu rơi, hai vật cách nhau 22 m. Lấy gia tốc rơi tự do là 9.8 m/s2 ĐS: t = 1,75 s BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU Bài 1: Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m. Tốc độ góc của người đó là bao nhiêu. Gia tốc hướng tâm của người đó. ĐS: a) ⍵ = 0,523 rad/s ; b) aht = 0,82 m/s2 Bài 2: Một quạt máy quay với tần số 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,8 m. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt. ĐS: ⍵ = 41,87 rad/s ; v = 33,5 m/s Bài 3: Một quạt máy quay với tần số 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,8 m. Tính chu kỳ của điểm ở đầu cánh quạt . Tính gia tốc hướng tâm của đ
File đính kèm:
- bai tap vat li 10 chuong 1.docx