Bài tập Vật lí lớp 6 - Trương Hoàng

 có thể tích bằng thể tích hình họp chữ nhật trên .

5/ Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá . Khi thả

 hòn đá vào bình , mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86 cm3 . Tính thể tích của hòn đá ?

6/ Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước , đang đựng 60 cm3 nước . Thả

 một rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3 .Tính thể tích

 của vật rắn đó ?

7/ Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ

 300 cm3 và ĐCNN 5 cm3 . Mực nước trong bình chiaa độ lên tới vạch số 215 cm3 . Thể tích quả

 cam bằng bao nhiêu ?

8/ Một bình chia độ có GHĐ 100 cm3 và ĐCNN 1 cm3 chứa nước tới vạch 50 cm3 .Khi thả một vật

 rắn không thấm nước hình lập phương vào bình thì nước dâng lên tới vạch 58 cm3 . Tính cạnh hình

 lập phương đó ?

9/ Một cân đĩa thăng bằng khi .

 a) Ở đĩa cân bên trái có hai gói kẹo , ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g , 50g , 20g , 20g và

 10 g .

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Vật lí lớp 6 - Trương Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng m1 bằng các quả cân có khối lượng m2 để cân lại 
 cân bằng (H.5.4c trang 20 SBT ).
 Biết 1g nước cất có thể bằng 1cm3 . Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ 
 lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 - m1 ) tính ra g .
 Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?
 11/ Hai bạn Nhân và Hải dùng một chiếc gậy để khiêng một vật nặng 10kg . Biết rằng hai bạn 
 đã dùng hai lực bằng nhau để khiêng . Em hãy tính độ lớn của lực nâng của mỗi bạn và vẽ 
 hình minh họa .
12/ Treo thẳng đứng một lò xo , đầu dưới được gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 
 11cm , nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm . Hỏi nếu treo quả cân 500g 
 thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu .
13/ Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo “ thì lò xo của cân có đọ dài 10cm . Nếu treo 
 quả cân 0,5 kg thì lò xo có độ dài 6cm . Hỏi nếu treo quả cân 200 g thì lò xo sẽ có độ dài 
 bao nhiêu ?
14/ Một chiếc xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trộng lượng bao nhiêu Niutơn ?
15/ Khi treo một vật có khối lượng m1 vào lực kế thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế là 
 Dl1 =3cm . Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khối lượng m2 = 2 m1 ; m3 = 1/3 m1 
 thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế là bao nhiêu ?
 16/ Một lò xo có độ dài ban đầu là l0 = 20 cm . Gọi l ( cm ) là độ dài của lò xo khi được treo 
 các quả cân có khối lượng m( g ) . Bảng dưới đây cho ta các giá trị của l theo m .
 m(g)
 100
 200
 300
 400
 500
 600
 l (cm)
 20
 21
 22
 23
 24
 25
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ dài thêm ra của lò xo vào trọng lượng của 
 các quả cân treo vào lò xo .
 Láy trục thẳng đứng ( trục tung ) là trục biểu diễn độ dài thêm ra của lò xo và mỗi cm 
 ứng với độ dãn dài thêm ra 1cm . Trục nằm ngang ( trục hoành ) là trục biểu diễn trọng 
 lượng của quả cân và mỗi cm ứng với 1 N .
Dựa vào đường biểu diễn để xác định khối lượng của một vật . Biết khi treo vật đó vào lò xo thì độ dài của lò xo là 22 ,5 cm .
 17/ Một sợi dây chỉ chịu được tối đa một lực 20N . Móc vào sợi dây một vật có khối lượng 
 1kg. Hỏi dây có đứt không ? Vật có khối lượng tối đa bao nhiêu để dây không bị đứt ?
 18/ Tính khối lượng của một chiếc cột bằng sắt có thể tích là 0,9 cm3 . Biết 1dm3 sắt nguyên 
 chất có khối lượng 7,8 kg .
 19/ Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40 dm3 .
 20/ Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320 cm3 . Hãy tính khối lượng 
 riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg / m3 
 21/ Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg .
Tính thể tích của một tấn cát .
Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3 .
 22/ 1kg kem giặt VI SO có thể tích 900 cm3 . Tính khối lượng riêng của kem giặt VI SO và so 
 sánh khối lượng riêng của nước .
 23/ Một hòn gạch hai lỗ có khối lượng 1,6kg , hòn gạch có thể tích 1200 cm3 . Mỗi lỗ có thể 
 tích 192 cm3 . Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của hòn gạch ?
 24/ Khối lượng riêng của sắt là 7800 kg / m3 . Tính thể tích 1 kg sắt ?
 25/ Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg / m3 . Tính trọng lượng 2 lít dầu ăn ?
 26/ Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1kg dầu có thể tích 5/4 lít . Hãy so sánh khối lượng 
 riêng của nước và khối lượng riêng của dầu ?
 27/ Một 100 hộp sữa có trọng lượng 500 N . Hỏi mỗi hộp sữa có khối lượng là bao nhiêu 
 gam ? Gỉa sử thể tích của hộp sữa là 307,72 cm3 , tính khối lượng riêng của hộp sữa trên , 
 biết khối lượng của vỏ hộp sữa là 120g .
 28/ Một khung sắt hình lập phương rỗng có bề dày 5cm và cạnh 1cm . Tính khối lượng của 
 khung sắt biết rằng khối lượng riêng của sắt là 7800kg/ m3
 29/ Khi treo một quả nặng 1kg vào một lò xo, làm nó giãn ra 2cm. Khi kéo lò xo giãn ra một 
 đoạn 3cm thì lực tác dụng của ta là bao nhiêu ?
 31/ Một chiếc xe tải khi đi qua trạm cân , người ta cân đượcc 4,5 tấn. Biết xe có khối lượngn 2,3 
 tấn và mỗi kiện hàng trên xe có khối lượng 20kg. Hỏi xe chở bao nhiêu kiện hàng?
 HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
 1/ Chiều ngang của lớp học : 15 x 40 = 600 cm = 6m .
 Chiều dài của 3 cái bàn : 3 x 1,5 = 4,5 m .
 Chiều ngang hai lối đi và chiều ngang hai dãy bàn : 4,5 + 2 = 6,5 m .
 Nên chiều ngang cần dùng = 6,5 m > chiều ngang thực tế = 6 m .
 Để kê đủ chiều ngang hai lối đi phải : 6 – 4,5 = 1,5 m .
 Vậy mỗi lối đi : 1,5 : 2 = 0,75 m .
 Tức phải giảm chiều ngang mỗi lối đi còn : 1 – 0 ,75 = 0,25 m = 25 cm .
 2/ Để trong can thứ nhất còn 7 lít ta lam như sau : 
-Đổ từ can thứ 1 sang can thứ 2 còn : 10 – 8 = 2 lít => Can thứ 1 còn 2 lít .
-Đổ từ can thứ 2 sang can thứ 3 còn : 8 - 5 = 3 lít => Can thứ 2 còn 3 lít và can thứ 3 có 5 lít.
- Cuối cùng đổ nước trong can thứ 3 vào can thứ 1 ta được : 2 + 5 = 7 lít . 
 3/ Thể tích hòn đá : Vđá = 65 - 50 = 15 cm3
 Thể tích viên bi : Vbi = 88 – 65 = 23 cm3
 Thể tích viên bi lớn hơn thể tích hòn đá : Vbi - Vđá = 8 cm3 => Vbi > Vđá .	
 4/ Vbình hình hộp CN = 8 x 2 x 4 = 64 cm3 => VHLP = Vbình hình hộp CN = 64 cm3	
 => VHLP = 64 = 4 x 4 x 4 => Hình lập phương có cạnh : 4 cm
 5/ Vhòn đá = Vbình sau khi bỏ đá - Vbình trước khi bỏ đá = 86 - 55 = 31 cm3 
 6/ Vvật rắn = Vbình tràn + Vnước tràn - Vnước trươc khi bỏ đá = 100 + 30 – 60 = 70 cm3 
 7/ Vcam = Vnước tràn = 215 cm3
 8/ Vviên phấn = Vbình sau khi bỏ viên phấn - Vbình trước khi bỏ đá = 58 - 5 = 8 cm3 .
 9/ a ) Khối lượng một gói kẹo : ( 100 + 50 + 20 x 2 + 10 ) : 2 = 100 g .
 b ) Khối lượng một gói sữa bột : 5 x 100 : 2 = 250 g
 10/ Dùng cân Roobecvan 2 lần :
-Lần 1 : 
MKLtải = mnước + mvật + m1 = Vbình x Dnước + mvật + m1 (1) .
 Trong đó : Dnước = 1g/ cm3 
 -Lần 2 : 
 MKLtải = m’nước + mvật + m2 = (Vbình - Vvật ) .Dnước + mvật + m2 (2)
 Từ (1) và (2) => Vbình x Dnước + mvật + m1 = (Vbình - Vvật ) .Dnước + mvật + m2 
 => Vvật = (m2 - m1 ): Dnước
 => Vvật = (m2 - m1 ) cm3 vì Dnước = 1g/ cm3 
 11/ Trọng lượng của vật nặng là : P = 10 m = 10 .10 = 100 N . Vì 2 bạn đều bỏ ra một lực 
 như nhau do đó độ lớn của mọi lực : F = 100 : 2 = 50 N
 Minh họa hình vẽ 
 F1 F2 
 P
 12/ C1 . Khi treo quả cân 100g thì lò xo có chiều dài 11 cm .
 Khi treo quả cân 200 g thì lò xo có chiều dài 11,5 cm .
 Tức là : cứ treo thêm một khối lượng m2 - m1 = 100 g thì lò xo daaif thêm : l2 - l1 = 0,5cm
 Vậy nếu treo quả cân 500 g thì treo thêm một khối lượng m3 - m1 = 400 g thì lò xo dài 
 thêm là l3 - l1 = 400 x 0,5 : 100 = 2 cm .
 Vậy chiều dài lò xo khi treo khối lượng 500 g : l3 = l1 + 2 = 11 + 2 = 13 cm
 C2 . Gọi l0 và K là chiều dài tự nhiên và độ cứng lò xo :
 Ta có : K.( l1 – l0 ) = 10m1 (1) ; K.( l2 – l0 ) = 10m2 (2) ; K.( l3 – l0 ) = 10m3 (3)
 Lấy (2) – (1) vế theo vế => K.( l2 – l1 ) = 10. (m2 – Dl1 =3cm) 
K = 10. (m2 – m1) / ( l2 – l1 ) = 10.(0,2 – 0,1) / 0,01.(11,5 – 11) = 200 N
 Lấy (3) – (1) vế theo vế => K.( l3 – l1 ) = 10. (m3 – m1) => l3 – l1 = 10. (m3 – m1)/ K
l3 = l1 + 10. (m3 – m1)/ K = 0,11 + 10 .( 0,5 – 0,1) : 200 = 0,13 m = 13 cm
13/ Tương tự bài tập 12 .
 C1 . Ta có : K = 10. (m1 – m2) / ( l1 – l2 ) = 10.(1 – 0,5) / 0,01.(10 – 6) = 5 : 0,04 = 125 N
 Hay l3 = l1 - 10. (m1 – m3)/ K = 0,1 - 10 .( 1 – 0,2) : 125 = 0,1 – 8 : 125 
 Vậy l3 = 0,1 - 0,064 = 0,036m = 3,6cm .
 C2 . Khối lượng giảm : 1 – 0,5 = 0,5 kg thì chiều dài lò xo giảm : 0,1 – 0,06 = 0,04 m
 Khối lượng giảm : 1 – 0,2 = 0,8 kg thì chiều dài lò xo giảm : l1 – l3 (m) ?
 Vậy l1 – l3 = 0,8 . 0,04 : 0,5 = 0,064 ( m ) => l3 = 0,1 - 0,064 = 0,036m = 3,6cm
14/ m = 3,2 tấn = 3200 kg . Trọng lượng của xe tải là : P = 10m = 10 . 3200 = 32000 N .
15/ m1 Dl1 = 3cm ; m2 = 2 m1 Dl2 = 2 Dl1 = 2 . 3 = 6 cm
 m3 = 1/3 m1 Dl3 = 1/3Dl1 = 1/3 . 3 = 1 cm
16/ a) Bảng dưới đây cho ta sự phụ thuộc của độ dài thêm ra Dl của lò xo và trọng lượng P của các 
 quả cân treo vào lò xo :
P = 10m(N)
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 Dl = l – l0 (cm)
 0
 1
 2
 3
 4
 5
 Dl(cm)
 5------------------------------------------------------- 
 4-------------------------------------------------------
 3-------------------------------------------------------
 2,5--------------------------------
 2-------------------------------------------------------
 1-------------------------------------------------------
 0
 1 2 3 3,5 4 5 6 P (N)
 b) Từ đường biểu diễn trên ta thấy : 
 Khi treo một khối lượng m vào lò xo thì độ dài của lò xo là 22,5 cm 
 Tức độ dài thêm ra của lò xo là Dl = 22 ,5 – 20 = 2,5 cm ,
 Thì trọng lượng P = 3,5 N => m = 350g 
17/ Pvật = 10 . m = 10 . 1 = 10 N vì Pvật < độ lớn mà sợi dây có thể chịu được , do đó dây chưa
 bị đứt . Sợi dây chỉ chịu tối đa 20 N , nên trọng lượng tối đa có thể móc vào dây là 20 N , 
 Suy ra khối lượng lớn nhất có thể móc vào dây để dây không đứt là m = 20 : 10 = 2 kg 
18/ Thể tích chiếc cột V = 0,9 m3
 1dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8 kg .
 1 m3 = 1000 dm3 => 1m3 sắt nguyên chất có khối lượng 7800 kg/ m3 .
 => Dsắt nguyên chất = 7800 kg/ m3 . 
 Khối lương của chiếc cột sắt Ấn Độ là : m = D . V = 7800 . 0,9 = 7020kg .
19/ Khối lượng của dầm sắt : m = D.V = 7800 . 0,04 = 312 kg .
 Trọng lượng của dầm sắt : P = 10m = 312 . 10 = 3120 N.
 20/ Khối lượng riêng của hộp sữa : D = m / V = 0,397 : 0,000320 
 D = 1240 kg / m3 
21/ a ) Khối lượng riêng của cát : D = m / V = 15 / 0,01 = 1500 kg / m3 
 Vậy thể tích một tấn cát là : V = 1000 x 10 : 15 = 666,7 dm3 = 0,6667 m3 
 b ) Ta có : P = 10.m ; mà m = D.V => P = 10 D.V 
 Trọng lượng của đống cát 3 m3 : P = 10 D.V = 10 .1500 . 3 = 45000 N .
22/ Ta có m = 1kg ; V = 900 cm3 = 0,0009 m3 
 Khối lư

File đính kèm:

  • docbai tap li 6 tu T1 T13.doc