Bài tập tự luyện môn Toán+Tiếng Việt Lớp 2 - Đề 7 - Trường Tiểu học An Phượng
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD có AB = 17cm, BC = 22cm và CD = 1dm5cm.
Bài 5. Khối lớp Hai có 91 học sinh. Khối lớp Một có ít hơn khối lớp Hai 17 học sinh. Hỏi khối lớp Một có bao nhiêu học sinh?
Trường Tiểu học An Phượng Họ và tên: .............................................................................................Lớp: 2E BÀI TẬP TỰ LUYỆN CHO HỌC SINH KHỐI 2 – ĐỀ 7 MÔN TOÁN Bài 1. Viết các số sau: a) 5 chục 7 đơn vị; 2 chục 9 đơn vị; 8 chục 1 đơn vị; chín mươi tư; ba mươi mốt. b) Bảy mươi lăm ki-lô-gam; bốn mươi hai đề-xi-mét; sáu mươi hai mét; mười bốn lít. Bài 2: Viết tiếp ba số vào chỗ chấm. a) 8; 10; 12; ....;.....;.....;20 b) 12; 15; 18; .....; ......; ......; 30 c) 16; 20; 24; .....; ......; .......; 40 Bài 3: Mỗi gia đình ở vùng lũ lụt được nhận 7 túi gạo, mỗi túi có 3 kg gạo. Hỏi mỗi gia đình được nhận tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Tóm tắt ........................................................................................................................ Bài gải .................................................................................................................................................................................................................................................... Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD có AB = 17cm, BC = 22cm và CD = 1dm5cm. Bài gải ................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................. .................. Bài 5. Khối lớp Hai có 91 học sinh. Khối lớp Một có ít hơn khối lớp Hai 17 học sinh. Hỏi khối lớp Một có bao nhiêu học sinh? Bài gải ................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................. Bài 6: Tìm hai số biết tổng hai số bằng 13 và tích hai số bằng 36. Bài gải ................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... MÔN TIẾNG VIỆT Đọc bài văn sau: Hoa giấy Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất. Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm không giống nhiều loài hoa khác: Hoa giấy rời cành khi còn đẹp nguyên vẹn; những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. (Theo Trần Hoài Dương) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1. Hoa giấy nở rực rỡ khi nào? a. Khi trời nắng nhẹ b. Khi trời nắng gắt c. Khi trời nắng tàn Câu 2. Hoa giấy có những màu sắc gì? a. Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng đục b. Đỏ thắm, tím nhạt, vàng tươi, trắng muốt c. Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng muốt Câu 3. Hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nhiều vô kể? a. Vòm cây lá chen hoa b. Hoa giấy rải kín mặt sân c. Cây bông giấy trĩu trịt hoa. Câu 4. Câu "Hoa giấy đẹp một cách giản dị.” thuộc kiểu câu nào em đã học? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 5: Khoanh vào câu thuộc kiểu Ai thế nào? a. Chú Sơn là người xây bể nước cho nhà em. b. Chú Sơn xây bể nước cho nhà em. c. Chú Sơn nhà em rất siêng năng. Câu 6. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: a, ............... là ca sĩ được yêu thích nhất. b, Bố em đang................... c, Ngôi nhà của em............................................................ d, .................................................................................................còn rất mới. Câu 7. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu phù hợp: A B Chị em tôi là một trong những điều đẹp đẽ nhất trong cuộc sống. Đôi mắt Hà đang phụ bà dọn dẹp. Tình bạn được dán giấy dán tường màu xanh mát dịu. Phòng chị em tôi đen láy, tròn xoe như hạt nút nhỏ.
File đính kèm:
- bai_tap_tu_luyen_mon_toantieng_viet_lop_2_de_7_truong_tieu_h.docx