Bài tập tự luận chương I: Điện ly

1.Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch: Ba(NO3)2, HNO3, KOH, K2CrO4,

 HBrO4, BeF2, NaHCO3,H2SO4, HClO, HNO2, HCN, HBrO, Sn(OH)2.

4. Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol Cl-, d mol NO3−. Tìm mối liên hệ giữa a, b, c, d.

5. Dung dịch A chứa 0,4 mol Ca2+, 0,5 mol Ba2+ và x mol Cl−. Tính x.

6. Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ (0,1mol) và Al3+ (0,2mol) và hai anion là Cl−(a mol) và SO42- (b mol). Tính a, b biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan.

15.Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch:

 a, KNO3 + NaCl b, NaOH + HNO3 c,Mg(OH)2 + HCl

 d, NaF + AgNO3 e, Fe2(SO4)3 + KOH g, FeS + HCl

 h, NaHCO3 + HCl i, NaHCO3 + NaOH k, K2CO3 + NaCl

 l, Al(OH)3 + HNO3 m, Al(OH)3 + NaOH n, CuSO4 + Na2S

16. Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không? Giải thích

 a, Na+, Cu2+, Cl-, OH- b, K+, Ba2+, Cl-, SO4 2-.

 c, K+, Fe2+, Cl-, SO4 2-. d, HCO3-, OH-, Na+, Cl-

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tự luận chương I: Điện ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5.Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaOH, HCl, Ba(OH)2, NaNO3, K2SO4. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra.
1. Khái niệm về sự điện li, chất điện li, phân loại các chất điện li
Bài 1. 	Những chất nào trong số các chất sau đây phân li thành các ion khi hoà tan trong nước. Hãy viết các phương trình điện li của chúng (nếu có) :
	H2S, Cl2, H2SO3, CH4, Na2CO3, NaOH, H2SO4, C2H5OH, CaO.
3. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ 
Bài 1. 	Hoà tan m gam kim loại Ba vào nước thu được 2,0 lít dung dịch X có pH = 13. Tính m.
Bài 2. 	Có ba lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch trong suốt : dung dịch CH3COOH có pH = 5, dung dịch CH3COONa có pH = 10 và dung dịch NaCl có pH = 7. Hãy dùng một chất chỉ thị để nhận biết các hoá chất trên.
Bài 3. 	Dung dịch X là một dung dịch bazơ yếu có pH = 8, dung dịch Y là dung dịch axit yếu có pH = 5. Nếu dùng chất chỉ thị là phenolphtalein thì có nhận biết được các dung dịch X và Y hay không ? Hãy giải thích.
4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Bài 1. 	Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :
	a) NaCl 	+ AgNO3 	® NaNO3 + AgCl↓
	b) Na2CO3 	+ HCl 	®
	c) Na3PO4 	+ HCl 	®
	d) ZnS 	+ HCl 	®
	e) KNO3 	+ NaCl 	®
Bài 2. 	Có thể tồn tại các dung dịch chứa đồng thời từng nhóm các ion sau đây hay không ? Hãy giải thích.
	a) , , , 
	b) , , , 
	c) , , , 
	d) , , , 
6. Bài tập tổng hợp
Bài 1. 	a) Sự điện li là gì ? Làm thế nào để biết được một chất khi tan vào nước có điện li hay không ?
	b) Độ điện li là gì ? Độ điện li có giới hạn trong khoảng nào và phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
	c) Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu và chất không điện li ? Cho các ví dụ minh hoạ.
Bài 4. 	Trong một dung dịch có các ion Ca2+, Na+, Mg2+, , . Hãy trả lời các câu hỏi sau và giải thích :
	a) Trong dung dịch có thể có những muối nào ?
	b) Khi cô cạn dung dịch thu được những chất rắn nào ?
	c) Khi nung hỗn hợp chất rắn, sau khi cô cạn có thể thu được những chất gì ?
Bài 8. 	Cho a mol NO2 hấp thụ vào dung dịch có chứa a mol NaOH. Dung dịch thu được có pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7 (biết HNO2 là một axit yếu).
Bài 10. 	Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịch : H2SO4 loãng, KOH, Ba(OH)2 dư. Trong mỗi phản ứng đó, ion đóng vai trò axit hay bazơ. 
Bài 14. 	Để trung hoà 50 ml hỗn hợp X gồm HCl và H2SO4 cần dùng 20 ml dung dịch NaOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 0,381 gam muối khan.
	a) Xác định nồng độ mol của các axit trong X.
	b) Tính pH của dung dịch X.
Bài 15. 	Trộn lẫn 50,0 ml dung dịch HCl 0,12M với 50,0 ml dung dịch NaOH 0,10M. Tính pH của dung dịch thu được.
Bài 16. 	Cho dung dịch A gồm HCl và H2SO4. Trung hoà vừa hết 1 lít dung dịch A cần 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được 12,9 gam muối khan.
	a) Tính nồng độ mol của các axit có trong dung dịch A.
	b) Tính pH của dung dịch A.
Bài 22. 	Thế nào là muối trung hoà, muối axit. Cho ví dụ. Axit photphorơ (H3PO3) là axit hai lần axit. Vậy hợp chất Na2HPO3 là muối axit hay muối trung hoà ?
Bài 23. 	Trong 3 dung dịch có các loại ion sau : ; ; ; ; và . Mỗi dung dịch chỉ chứa một loại anion và một cation. Hãy xác định các dung dịch muối này.
Bài 24. 	Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không ? Giải thích.
	a) Na+, Cu2+, và .	
	b) K+, , và .
	c) K+, Fe2+, và .	
	d) , H+ (H3O+), Na+ và .
Bài 25. 	Có 3 ống nghiệm đựng các dung dịch loãng, mỗi ống nghiệm chứa 2 anion và 2 cation (không trùng lặp giữa các ống nghiệm). Hãy xác định các cation và anion trong từng ống nghiệm, biết chúng gồm các ion sau : ; Na+; Ag+; Ba2+; Mg2+; Al3+; Cl–; Br–; ; ; ; .
Bài 26. 	Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol và d mol . 
	a) Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d.
	b) Lập công thức tính tổng khối lượng muối trong dung dịch.
Bài 27. 	Kết quả xác định nồng độ mol của các ion trong một dung dịch như sau : Na+ : 0,05M ; Ca2+ : 0,01M ; : 0,01M ; : 0,04M và  : 0,025M. Hỏi kết quả đó đúng hay sai, tại sao ?
Bài 28. 	Hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng sau dưới dạng phân tử và ion thu gọn.
	a) BaCl2 	+ ? 	® BaSO4 	+ ?
	b) Ba(OH)2 	+ ? 	® BaSO4 	+ ?
	c) Na2SO4 	+ ? 	® NaNO3 	+ ?
	d) NaCl 	+ ? 	® NaNO3 	+ ?
	e) Na2CO3 	+ ? 	® NaCl 	+ ? + ?
	f) FeCl3 	+ ? 	® Fe(OH)3 	+ ?
	g) CuCl2 	+ ? 	® Cu(OH)2 	+ ?
	h) CaCO3 	+ ? 	® CaCl2 	+ ? + ?
pH CỦA DUNG DỊCH
Biết công thức tính pH = -lg[H+]. Trong dung dịch nước thì [H+].[OH-] = 10-14
Bài tập tự luận.
Câu 1: Hòa tan 2,24 lit khí HCl (đktc) vào nước được 1 lit dung dịch hãy tính pH của dung dịch thu được.
Câu 2: Một dung dịch H2SO4 có pH = 3.
a. Hãy tính nồng độ H+ của dung dịch 
b. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch H2SO4
c. Để trung hòa 20 ml dung dịch trên cần 40 ml dung dịch NaOH hãy tính pH của dung dịch NaOH.
Câu 3: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 300 ml dung dịch có pH = 9
Câu 4: a. Tính pH của dung dịch chứa 1,46 g HCl trong 400 ml dung dịch.
b. Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100 ml dung dịch HCl 1,000 M với 400 ml dung dịch NaOH 0,375 M.
Câu 5: Có 10 ml dung dịch HCl pH=2. Thêm bao nhiêu ml nước vào để thu được dung dịch có pH =3.
Câu 6: Cho m gam Na vào nước ta thu được 1,2 lit dung dịch có pH =12. Tính m
Câu 7: Cho 3,9 gam Zn vào 0,5 lit dung dịch HCl có pH =2.
a. Kẽm hay axit chất nào phản ứng hết.
b. Tính thể tích khí H2 bay ra (đktc).
Câu 8: Cho dung dịch NaOH có pH = 12 (dung dịch A). Cần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH có pH =11.
Câu 9: Dung dịch A là dung dịch HCl, dung dịch B là dung dịch NaOH. Lấy 10 ml dung dịch A pha loãng bằng nước thành 1000 ml thì thu được dung dịch HCl có pH =2. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch A. Để trung hòa 100 gam dung dịch B cần 150 ml dung dịch A. Tính C% của dung dịch B.
Câu 10: (đại học thương mại 2002)
Hòa tan m gam kim loại Ba vào H2O thu được 1,5 lit dung dịch X có pH = 13. Tính m
Câu 11: (Đề thi khối B năm 2004)
	Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/ltit thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH =13. tính a và m. Cho biết trong các dung dịch mà dung môi là nước thì tích số nồng độ. [H+].[OH-]= 10-14 
Bài 12: (Đại học khối A năm 2005)
Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75 M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08 M và KOH 0,04 M. Tính pH của dung dịch thu được. Cho biết [H+].[OH-]= 10-14
Câu 13: Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025 M cần cho vào 10 ml dung dịch gồm (HNO3 và HCl) có pH = 1,0 để pH của dung dịch hỗn hợp thu được bằng 2.
Câu 14: (Đại học nông lâm HCM 2001)
X là dung dịch H2SO4 0,02 M. Y là dung dịch NaOH 0,035 M. Hỏi phải trộn dung dịch X và dung dịch Y theo tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu để thu được dung dịch Z có pH =2? Cho thể tích dung dịch Z bằng tổng thể tích dung dịch X và dung dịch Y đem trộn.
Câu 15: (Đại học khối A -2006).
 Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào nước, được 300 ml dung dịch Y. Viết phương trình phản ứng hoá học của các phản ứng xảy ra và tính pH của dung dịch Y.
Bài tập trắc nghiêm khách quan.
Câu 16: Câu trả lời nào dưới đây không đúng về pH.
a. pH = -lg[H+] b. [H+] = 10-a thì pH =a c. [H+] = 10a thì pH = a d. [H+]. [OH-] = 10-14 
Câu 17: Trong các câu sau câu nào sai.
a. Khi [H+] tăng thì pH giảm. c. dung dịch axit có pH < 7
b. dung dịch bazơ có pH > 7 d. dung dịch trung tính có pH = 0
Câu 18: Một dung dịch có [H+] = 10-3 vậy pH của dung dịch đó là.
a. pH =-3 b. pH = 3 c. pH = 10-3 d. pH < 3
Câu 19: Một dung dịch có [OH-] = 10-2 vậy dung dịch có có môi trường là.
a. axit b. bazơ c. trung tính d. lưỡng tính.
Câu 20: Cho các dung dịch Na2CO3, CH3COONa, Al2(SO4)3, NaCl trong đó cặp dung dịch đều có pH > 7 là.
a. Na2CO3, NaCl b. CH3COONa, NaCl c. Al2(SO4)3, NaCl d. Na2CO3, CH3COONa 
Câu 21: Trong các dung dịch sau đây: Na2CO3, NaCl, Na2SO4, NaHSO4, CH3COONa, NH4Cl có bao
nhiêu dung dịch có pH > 7.
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 22: Trong các dung dịch sau đây: Na2CO3, NaCl, Na2SO4, NaHSO4, CH3COONa, NH4Cl có bao nhiêu dung dịch có pH < 7.
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 23: Trong các dung dịch sau đây: Na2CO3, NaCl, Na2SO4, NaHSO4, CH3COONa, NH4Cl có bao nhiêu dung dịch có pH = 7.
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 24: Dung dịch muối nào sau đây có pH =7
a. Na2CO3
b. NH4Cl
c. CaCl2
d. Ca(HSO4)2
Câu 25: Dung dịch muối nào sau đây có pH >7 
a. Na2CO3
b. (NH4)2SO4
c. CaSO4
d. Ca(HSO4)2
Câu 26: Dung dịch muối nào sau đây có pH <7 
a. NaCl
b. Na2CO3
c. CH3COONa
d. AlCl3
Câu 27: Dung dịch AlCl3 trong nước có pH nằm trong khoảng nào.
a. pH= 7
b. pH> 7
c. pH< 7
d. không xác định được
Câu 28: Trộn 100 ml dung dịch HCl 0,01M vào 100 ml dung dịch NaOH 0,005M được dung dịch A. dung dịch A có pH trong khoảng nào
a. pH= 7
b. pH> 7
c. pH< 7
d. không xác định được
Câu 29: dung dịch HCl nồng độ 0,001M vậy pH của dung dịch đó là.
a. pH= 7
b. pH=3
c. pH=11
d. không xác định được
Câu 30: dung dịch NaOH nồng độ 0,0001M vậy pH của dung dịch đó là.
a. pH= 10-3
b. pH=3
c. pH=11
d. pH = 4
Câu 31: dung dịch HCl có pH = 3, cần pha loãng dung dịch này bằng nước cất bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 4.
a. 2 lần 
b. 10 lần 
c. 100 lần
d. 9 lần
Câu 32: Một dung dịch NaOH có pH = 12, cần pha loãng dung dịch này bằng nước cất bao nhiêu lần để dung dịch có pH = 10.
a. 10 lần 
b. 100 lần 
c. 20 lần
d. 12/14 lần
Câu 33: Có 10 ml dung dịch HCl pH=3, cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu đượcdung dịch có pH = 4.
a. 10 ml 
b. 9 ml 
c. 90 ml 
d. 100 ml
Câu 34: Có 10 ml dung dịch NaOH pH = 12, cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch có pH = 11.
a. 10 ml 
b. 9 ml 
c. 90 ml 
d. 100 ml
Câu 35: Hòa tan 2,24 lit khí HCl (đktc) vào 1 lit nước pH của dung dịch thu được là.
a. pH= 10-1
b. pH=3

File đính kèm:

  • docBai tap tu luan Chuong Dien ly.doc
Giáo án liên quan