Bài tập trắc nghiệm vận dụng phương pháp bảo toàn electron
1. Cho 5,1 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (ở đktc). Tính thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp đầu.
A. 52,94%; 47,06% B. 50%; 50% C. 94%; 67,06% D. 60%; 40%
Bài tập Trắc nghiệm vận dụng phương pháp bảo toàn electron. 1. Cho 5,1 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (ở đktc). Tính thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp đầu. A. 52,94%; 47,06% B. 50%; 50% C. 94%; 67,06% D. 60%; 40% 2. Cho 8,3 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 6,72 lít khí SO2 (ở đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. A. 2,7 gam; 5,6 gam B. 5,4 gam; 4,8 gam C. 9,8 gam; 3,6 gam D. 1,35 gam; 2,4 gam 3. Trộn 60 gam bột Fe với 30 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch B và khí C. Đốt cháy hoàn toàn C cần V lít O2 (ở đktc). Tính giá trị V biết các pứng xảy ra htoàn. A. 32,928 lít B. 16,454 lít C. 22,4 lít D. 4,48 lít 5. Để a gam bột sắt ngoài không khí một thời gian tạo thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng a là: A. 56 gam B. 1,12 gam C. 22,4 gam D. 25,3 gam 6. Cho 1,92 gam Cu hòa tan vừa đủ trong dung dịch HNO3 thu được V lít NO (ở đktc). Thể tích V và khối lượng HNO3 đã phản ứng là: A. 0,448 lít; 5,84 gam B. 0,224 lít; 5,84 gam C. 0,112 lít; 10,42 gam D. 1,12 lít; 2,92 gam 7. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường và đứng trước Cu trong dãy điện hoá). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, lấy Cu thu được cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít NO duy nhất (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thì thu được N2 với thể tích là: A. 0,336 lít B. 1,2245 lít C. 0,448 lít D. 0,112 lít 8. Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có 49 gam H2SO4 đã tham gia phản ứng tạo muối MgSO4, H2O và sản phẩm khử X. Xác định sản phẩm X. A. SO2 B. S C. H2S D. SO2, H2S 9. Cho a gam hỗn hợp A gồm 3 oxit FeO, CuO, Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ là 250 ml dung dịch HNO3 khi đun nóng nhẹ thu được dung dịch B và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm NO2 và NO có tỷ khối so với hiđro là 20,143. 1) a nhận giá trị là: A. 46,08 gam B. 23,04 gam C. 53,7 gam D. 64,35 gam 2) Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng là: A. 1,28M B. 4,16M C. 6,24M D. 7,28M 10. Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dung với HNO3 dư thu được 1,12 lít (ở đktc) hỗn hợp NO và NO2 có tỉ khối với H2 bằng 21,4. Tính tổng khối lượng muối nitrat sinh ra? (Thể tích các khí đo ở đktc) A. 9,65 gam B. 7,28 gam C. 4,24 gam D. 5,69 gam 11. Nung m gam sắt trong không khí, sau một thời gian người ta thu được 104,800 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lít hỗn hợp hỗn hợp khí NO và NO2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỷ khối so với Heli là 10,167. Giá trị của m là: A. 72 gam B. 69,54 gam C. 91,28 gam D. 78,4 gam 12. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hõn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là: A. 3,36 lít B. 2,24 lít C. 5,6 lít D. 4,48 lít 13. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian ta thu được 6,72 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí B (đktc) duy nhất có tỷ khối so với hiđro là 15. Tính m? A. 5,56 gam B. 6,64 gam C. 7,2 gam D. 8,4 gam 14. Hòa tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Cu, Fe, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được lượng muối khan là: A. 120,4 gam B. 89,8 gam C. 116,9 gam D. 90,3 gam 15. Hòa tan hết 16,3 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,55 mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn khan thu được là: A. 151,8 gam B. 55,2 gam C. 69,1 gam D. 82,9 gam 16. Cho 18,4 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 0,3 mol NO và 0,3 mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là: A. 42,2 gam B. 63,3 gam C. 79,6 gam D. 84,4 gam 17. Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít (ở đktc) khí N2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng? A. 36,6 gam B. 36,1 gam C. 31,6 gam D. Kết quả khác 18. Hòa tan 1,68 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 3,5M lấy dư 10% so với lượng cần thiết, thu được sản phẩm khử gồm 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là: A. 40 ml B. 44 ml C. 400 ml D. 440 ml 19. Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 4M và H2SO4 7M thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO và N2O (không có sản phẩm khử khác). Thành phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là: A. 62,79% B. 52,33% C. 41,86% D. 83,72%
File đính kèm:
- BT bao toan electron.doc