Bài tập trắc nghiệm môn hóa học 12

Câu 1. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Vàng B . Bạc C. Đồng D. Nhôm

Câu 2. Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Bạc B. Vàng C. Nhôm D. Đồng

Câu 3. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Vonfram B. Crom C. Sắt D. Đồng

 

doc19 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn hóa học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đầu A.	B. Đầu B.	C. Ở cả 2 đầu.	D. Không có đầu nào bị ăn mòn.
Bản chất của ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá giống và khác nhau là:
A. Giống là cả 2 đều phản ứng với dung dịch chất điện li, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
B. Giống là cả 2 đều là sự ăn mòn, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
C. Giống kà cả 2 đều phát sinh dòng điện, khác là chỉ có ăn mòn hoá học mới là quá trình oxi hoá khử.
A. Giống là cả 2 đều là quá trình oxi hoá khử, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
Cách li kim loại với môi trường là một trong những biện pháp chống ăn mòn kim loại. Cách làm nào sau đây thuộc về phương pháp này:
A. Phủ một lớp sơn, vecni lên kim loại.	B. Mạ một lớp kim loại( như crom, niken) lên kim loại.
C. Tạo một lớp màng hợp chất hoá học bền vững lên kim loại( như oxit kim loại, photphat kim loại).
D. A, B, C đều thuộc phương pháp trên.
Có hỗn hợp 3 dd muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2. Phương pháp hoá học đơn giản để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp:
A.Cho Ag vào tách Cu, sau đó cho Pb vào tách Ag và cuối cùng cho Fe vào tách Pb.
B.Cho Pb vào tách Cu, sau đó cho Cu vào tách Ag và cuối cùng cho Fe vào tách Pb.
C.Cho Fe vào tách Pb, sau đó cho Mg vào tách Cu và cuối cùng cho Ni vào tách Ag.
D.Cho Cu vào tách Ag, sau đó cho Pb vào tách Cu và cuối cùng cho Fe vào tách Pb.
Na không được tạo thành trong trường hợp:
A. Điện phân NaOH nóng chảy.	B. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Điện phân dung dịch NaCl.	D. Điện phân NaBr nóng chảy.
Tìm phương trình điều chế Fe sai:
A. FeCl2 + Mn ® Fe + MnCl2.	B. Fe2O3 + 2Al ® Fe + Al2O3.
C. Fe2O3 + 3Cu ® Fe +3CuO.	D. FeO + H2 ® Fe + H2O.
Cho khí H2(dư) đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm: 
A. Al2O3, Cu, Fe2O3	B. Al, Cu, Fe.	C. Al2O3, Cu, Fe.	D. Al2O3, CuO, Fe.
Kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:
A. Ca, Al, Fe.	B. Na, K, Al.	C. K, Al. Cu.	D. K, Na, Ag
M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne à M biểu diễn:
A. Tính chất hoá học chung của kim loại.	B. Nguyên tắc điều chế kim loại. 
C. Sự khử của kim loại.	D. Sự oxi hoá ion kim loại.
Phương pháp thuỷ luyện là phương pháp dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong hợp chất:
A. muối ở dạng khan.	B. dung dịch muối.	C. oxit kim loại.	D. hidroxit kim loại.
Muốn điều chế Pb theo phương pháp thuỷ luyện người ta cho kim loại nào vào dung dịch Pb(NO3)2:
A. Na	B. Cu	C. Fe	D. Ca
Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là:
A. muối rắn.	B. dung dịch muối.	C. oxit kim loại.	D. hidroxit kim loại.
Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện ( nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng:	
A. Al, Cu	B. Mg, Fe	C. Fe, Ni	D. Ca, Cu
Khi điện phân dung dịch CuCl2( điện cực trơ) thì nồng độ dung dịch biến đổi :
A. tăng dần.	B. giảm dần.	
C. không thay đổi.	D. Chưa khẳng định được vì chưa rõ nồng độ phần trăm hay nồng độ mol.
Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu người ta dùng cách:
A.Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch AgNO3.	
B.Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch FeCl2.
C.Nung hỗn hợp với oxi dư rồi hoà tan hỗn hợp thu được vào dung dịch HCl dư.
D.Hòa tan hỗn hợp vào dd HNO3 
Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu (giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu) người ta dùng cách:
A.Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch AgNO3.	B.Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch FeCl3. 
C.Hòa tan hỡn hợp vào dung dịch HCl dư.	D.Hòa tan hỗn hợp vào dd HNO3
Khi cho luồng khí hidro đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi hồn tồn xảy ra hồn tồn. Chất rắn cịn lại trong ống nghiệm bao gồm
A. Al2O3, FeO, CuO, Mg	B. Al2O3, Fe, Cu, MgO	C. Al, Fe, Cu, Mg	D. Al, Fe, Cu, MgO
Dùng khí H2,CO để khử ion kim loại trong oxit là phương pháp có thể dùng để điều chế kim loại nào sau đây	
A. Mg	B. Na	C. Fe	D. Al
Phương pháp thích hợp để điều chế các kim loại có tính khử mạnh (từ Li đến Al) là
A. điện phân nóng chảy	B. điện phân dung dịch	C. nhiệt luyện	D. thủy luyện
Cho 1 luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit nung nóng như hình vẽ sau:
 1
 2
 3
 4
 5
 CaO CuO Al2O3 Fe2O3 Na2O
Ở ống nào có phản ứng xảy ra:
A. Ống 1, 2, 3. B. Ống 2, 3, 4.	C. Ống 2, 4, 5. D. Ống 2, 4.
Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. bị khử. 	B. nhận proton. 	C. bị oxi hoá. 	D. cho proton.
Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. AgNO3. 	B. HNO3. 	C. Cu(NO3)2. 	D. Fe(NO3)2.
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. 	B. điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. 	D. điện phân dung dịch CaCl2.
Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4	B. H2 + CuO → Cu + H2O
C. CuCl2 → Cu + Cl2	D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2 
Hai kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A. Ba, Ag	B. Cu, Ag.	C. Al, Fe	D. Mg, Cu.
 Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là 
A. điện phân dung dịch MgCl2. 	B. điện phân MgCl2 nóng chảy. 
C. nhiệt phân MgCl2. 	D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. 
Có các kim loại Cu, Ag, Fe,Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự ở dãy:
A. Ag,Cu,Au,Al,Fe	B. Ag,Cu,Fe,Al,Au	C. Au,Ag,Cu,Al,Fe	D. Al,Fe,Cu,Ag,Au
Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim	B. Tính dẻo	C. Tính cứng	D. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt
Có các kim loại Os,Pb,Fe,Ag. Hãy cho biết kim loại nào nặng nhất?	
A. Os 	B. Fe	 C. Pb	 D. Ag
Mạng tinh thể của đơn chất kim loại có cấu tạo như thế nào?
A. Chất rắn vô định hình gôm các nguyên tử kim loại sắp xếp hỗn độn
B. Gồm các nguyên tử kim loai sắp xếp theo một trật tự nhất định
C. Gồm các ion kim loai sắp xếp theo một trật tự nhất định
D. Các ion (+)dao động ở các nút mạng và các electron tự do di chuyển giữa các ion dương
Cho các kim loại Cu, Cr, Al, Na. Hãy cho biết kim loại nào cứng nhất?	
A. Cu	 	B. Cr	 C. Al	 D. Na
Ý nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử kim loại
A. Số electron hóa trị thường ít so với phi kim 	B. Năng lượng ion hóa của kim loại thường lớn
C. Bán kinh nguyên tử tương đối lớn so với phi kim trong cùng chu kì
D. Lực liên kết giữa các hạt nhân với các electron hóa trị tương đối yếu
Chọn cách sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử của các kim loại
A.Al, Mg, Na, K B.K, Na, Mg, Al 	C.Al, Mg, K, Na D.Na, K, Al, Mg
Cho cấu hình e: 1s22s22p6.Dãy nào sau đây gồm các ngtử & ion có cấu hình e như trên:
A.K+, Cl, Ar 	B.Li+, Br, Ne 	C.Na+, Cl, Ar 	D.Na+, F-, Ne
Hãy sắp xếp theo chiều bán kính tăng dần của các chất sau:Na,Mg,Al,Si.từ trái sang phải
A.SiAl>Mg>Na. 	C.Na>Mg>Si>Al. 	D.Mg>Na>Al>Si.
 Cation R+có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tử R là:
A.F 	B.Na 	C.K 	D.Cl
Cho các chất :Ag,Cu,CuO,Al,Fe vào dd HCl dư thì các chất nào đều tan hết?
A. Ag,Cu,Fe	B. Ag,Al,Fe	C. Cu,Al,Fe	D. CuO,Al,Fe
Nhóm kim loại nào không tan trong HNO3 đặc nóng và H2SO4 đặc nóng
A. Pt,Au	B. Al,Fe,Cr	C. Cu,Pb	D. Ag,Pt,Au
Nhóm kim loại nào không tan trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
A. Pt,Au,Cu	B. Al,Fe,Cr	C. Cu,Pb	D. Ag,Pt,Au
Cho Fe lần lượt vào các dd Na2SO4, HCl, HNO3(l), H2SO4(đ ặc,nguội), AgNO3. Số phản ứng xảy ra là:
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
 Hiện tượng khi nhúng thanh Cu vào dd AgNO3:
A. Trên thanh Cu có phủ 1 lớp Ag.	B. Dung dịch quanh thanh Cu có màu xanh.	
C. Không có hện tượng xảy ra.	D. A và B đúng.
Ngâm 1 vật bằng kim loại A vào dd CuSO4, sau 1 thời gian phản ứng lấy ra cân lại thấy khối lượng vật tăng lên so 
với ban đầu. A là:
A. Zn.	B. Ag.	C. Fe.	D. Na.
Cho 1 thanh Fe lần lượt vào các dd ZnCl2, CuSO4, Pb(NO3)2, NaNO3, MgCl2,AgNO3, AlCl3, FeCl3, HCl, HNO3, H2SO4 đặc nóng.Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe2+:
A.3.	B.4	C.5.	D.6
Cho 1 thanh Fe lần lượt vào các dd ZnCl2, CuSO4, Pb(NO3)2, NaNO3, MgCl2,AgNO3, AlCl3, FeCl3, HCl, HNO3, H2SO4 đặc nóng.Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe3+:
A.3.	B.4	C.5.	D.2
 Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất có thể loại bỏ tạp chất (thu dd FeSO4 tinh khiết) là:
A. Cu.	B. Fe.	C. Zn.	D. Na.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Fe, Cu, CuO, Ag, MgO bằng dd HCl. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm:
A. Cu, CuO, MgO.	B. Fe, Ag,.	C. Cu, Ag.	D. Fe, Cu.
Một tấm Cu có lẫn tạp chất Fe,Pb để loại bỏ tạp chất ta dùng:
A. Dd HCl.	B. Dd Cu(NO3)2.	C. Dd H2SO4 loãng.	D. Cả 3 đều đúng.
Kim loại Zn không thể khử được ion:
A. H+, Fe2+.	B. Pb2+, Ag+.	C. Cu2+, H+.	D. Na+, Zn2+.
Thủy ngân dễ bay hơi & rất độc . Nếu chẳng may nhiệt kết thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
A.Bột Fe 	B.Bột than 	C.Bột S 	D.nước.
Có 5 KL Mg, Ba, Al, Fe, Ag . Nếu chỉ dùng thêm H2 SO4 loãng thì có thể nhận được các KL 
A.Mg, Ba, Ag 	B.Mg, Ba, Al	C.Mg, Ba, Al, Fe	D.Mg, Ba, Al, Fe, Ag 
Ngâm 1 lá Pb vào từng dd : FeSO4 , CuSO4, HCl, AgNO3, AlCl3. Số trường hợp xảy ra pư là:
A.5 	B.4	C.3	D.2
Nhúng một thanh Fe vào các dd sau, sau một thời gian lấy ra, sấy khô. Nhận xét nào sai?
A. DD CuSO4; khối lượng thanh Fe tăng lên so với ban đầu
B. DD Fe2(SO4)3; khối lượng không thay đổi	C. DD HCl: khối lượng thanh Fe giảm
D. DD NaOH: khối lượng thanh Fe không thay đổi
Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4	B. H2 + CuO → Cu + H2O
C. CuCl2 → Cu + Cl2	D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2 
Hai kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A. Ba, Ag	B. Cu, Ag.	C. Al, Fe	D. Mg, Cu.
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là 
A. điện phân dung dịch MgCl2. 	B. điện phân MgCl2 nóng chảy. 
C. nhiệt phân MgCl2. 	D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. 
Kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:
A. Ca, Al, Fe.	B. Na, 

File đính kèm:

  • docon thi tot nghiep.doc