Bài tập trắc nghiệm chương 5 kim loại tác dụng với axit loại I

Bài 1: Hòa tan 5,4g Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí H2 ở đktc. Tính giá trị của V?

A. 4,48 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 6,72 lít

 

doc18 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm chương 5 kim loại tác dụng với axit loại I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dịch AgNO3 0,2 M và cho một kết tủa trắng không tan trong HNO3. Nồng độ mol/l của dung dịch BaCl2 trước khi điện phân là:
a. 0,2 M	b. 0,25 M	c. 0,15 M	d. 0,1 M
Câu 28 Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M với 100 ml dung dịch KOH 0,5M được dung dịch X. Nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch là: a. 0,25 M	b. 0,5 M	c. 0,15M	d. 0,75M
Câu 29 Cho 4,48 lit khí CO2 đktc vào 40 ml dung dịch Ca(OH)2 ta thu được 12 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 là: a. 0,004 M	b. 0,002M	c. 0,006M	d. 0,008M
Câu 30 1,78 gam hỗn hợp hai kim loại hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng được 0,896 lit H2 đktc. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:	a. 9,46 gam	b. 3,7 gam	c. 5,62 gam	d. 2,74 gam
Câu 31. 8,8g hỗn hợp kim loại kiềm thổ M và oxit của nó hòa tan vừa đủ trong 200ml dung dịch HCl 3M. Kim loại M là 
A. Be 	B. Mg 	C. Ca 	D. Ba
Câu 32. Hòa tan oxit kim loại MO với lượng vừa đủ dd H2SO4 10% được dd muối 11,76%. Công thức oxit là 
A. BeO 	B. FeO 	C. MgO 	D. CuO
Câu 33. Hòa tan 20g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl dư thu được 25,5g muối khan và V lít khí (đktc). Giá trị của V là :A. 11,2 	B. 22,4 	C. 33,6 	D. 44,8
Câu 34. Cho 6g hỗn hợp 2 kim loại phân nhóm chính nhóm II, tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,2 mol khí và m gam muối. Giá trị của m là :	A. 13,1 	B. 26,2 	C. 19,95 	D. 20,2
Câu 35. Hòa tan hỗn hợp gồm 1 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ vào nước, được dung dịch X và 0,04mol H2. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch H2SO4 0,2M cần:A. 120ml 	B. 240ml 	C. 200ml 	D. 360ml
Câu 36. Cho Na và Ba (cùng số mol) vào nước, được dung dịch A và 0,03mol khí. Dung dịch A tác dụng với 0,025mol CO2 được lượng kết tủa la:	A. 4,925g 	B. 39,40g 	C. 3,940g 	D. 49,25g
Câu 37. Cho 31,8g hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 vào 0,8 lít dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Thêm NaHCO3 dư vào dung dịch X được 2,24 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối CaCO3 la:A. 15,0g 	B. 18,0g 	C. 10,8g 	D. 19,2g
Câu 38. Nhiệt phân hoàn toàn 3,2g muối MCO3 thu được 1,792g rắn. Kim loại tạo muối là 
A. Cu 	B. Mg 	C. Ca 	D. Fe
 BTTN DẪN KHÍ CO2(SO2) VÀO DUNG DỊCH BAZƠ KIỀM- KIỀM THỔ 	
Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 15,76g kết tủa. Giá trị của a là:	A. 0,032	B. 0,06	C. 0,04	D. 0,048
Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16g NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là:	A. 20,8g	B. 18,9g	C. 23,0g	D. 25,2g
Bài 3: Sục V lít CO2 (đktc) vào 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 19,7g kết tủa. Giá trị của v là:
A. 2,24 lít; 4,48 lít	B. 2,24 lít; 3,36 lít	C. 3,36 lít; 2,24 lít	D. 22,4 lít; 3,36 lít
Bài 4: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 750ml dung dịch NaOH 0,2M. Số mol của Na2CO3 và NaHCO3 là:
A. 0,05 và 0,05	B. 0,06 và 0,06	C. 0,05 và 0,06	D. 0,07 và 0,05
Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn x lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M thì được 1 gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 0,224 lít và 0,672 lít	B. 0,224 lít và 0,336 lít	C. 0,24 lít và 0,672 lít	D. 0,42 lít và 0,762 lít
Bài 6: Dẫn 10 lít hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 (đktc) sục vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 1g kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích CO2 trong hỗn hợp khí:
A. 2,24% và 15,68%	B. 2,4% và 15,68%	C. 2,24% và 15,86%	D. 2,8% và 16,68%
Bài 7: Cho 3 lọ, mỗi lọ đều đựng 200ml dung dịch NaOH 1M. Thể tích khí SO2 được sục vào 3 lọ lần lượt là 5,6 lít; 1,68 lít và 3,36 lít (đktc). Số mol muối tạo ra ở mỗi lọ là bao nhiêu?
A. 0,1mol NaHSO3; 0,05mol Na2SO3	B. 0,12mol NaHSO3; 0,06mol Na2SO3
C. 0,1mol NaHSO3; 0,005mol Na2SO3	D. 0,2mol NaHSO3; 0,08mol Na2SO3
Bài 8: Cho 112 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 400ml dung dịch nước vôi trong, ta thu được 0,1g kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch nước vôi trong là:	A. 0,0075M	B. 0,075M	C. 0,025M	D. 0,0025M
Bài 9: Cho 10,8g hh 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Chất khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dd Ba(OH)2 dư, thì thu được 23,64g kết tủa. Hai muối cacbonat và % theo khối lượng của chúng trong hh là:
A. 58,33%; 41,67%	B. 55,33%; 44,67%	C. 60,3%; 39,7%	D. 59,5%; 40,5%
Bài 10: Nhiệt phân hoàn toàn 20g muối cacbonat kim loại hóa trị 2 thu được khí B và chất rắn A. Toàn bộ khí B cho vào 150 lít dung dịch Ba(OH)2 0,001M thu đựoc 19,7g kết tủa. Khối lượng A và công thức của muối cacbonat là:
A. 11,2g; CaCO3	B. 12,2g; MgCO3	C. 12g; BaCO3	D. 11,2g; MgCO3
Bài 11: Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M. Sục 2,24 lít khí CO2 vào 400ml dung dịch A ta thu được một kết tủa có khối lượng là bao nhiêu?	A. 1,5g	B. 10g	C. 4g	D. 0,4g
Bài 12: Cho 112 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 400ml dung dịch nước vôi trong, ta thu được 0,1g kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch nước vôi trong là:	A. 0,0075M	B. 0,075M	C. 0,025M	D. 0,0025M
Bài 13: Hòa tan hoàn toàn 11,2g CaO vào nước ta được dung dịch A. Nếu cho khí cacbonic sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 2,5g kết tủa. Số lít CO2 đã tham gia phản ứng là:
A. 0,56 lít; 8,4 lít	B. 0,6 lít; 8,4 lít	C. 0,56 lít; 8,9 lít	D. 0,65 lít; 4,8 lít
Bài 14: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi nung nóng phần dung dịch còn lại thu được 5 gam kết tủa nữa. V bằng bao nhiêu?
A. 3,36 lít	B. 4,48 lít	C. 2,24 lít	D. 1,12 lít
Bài 15: Nung 10g hỗn hợp A gồm 2 muối MgCO3 và CaCO3 cho đến khi không còn khí thoát ra, thu được 3,52g chất rắn B và khí C. Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết bởi 2 lít dung dịch Ba(OH)2, thu được 7,88g kết tủa. Đun nóng tiếp dung dịch lại thấy tạo thêm 3,94g kết tủa (biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Khối lượng (m) và nồng độ của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng là:	A. 7,04g; 0,03M	B. 7,6g; 0,03M	C. 7,04g; 0,05M	D. 7,40g; 0,3M
Bài 16: Cho 0,25mol CO2 tác dụng với dd chứa 0,2mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 10g	B. 20g	C. 15g	D. 5g
Bài 17: : Đốt cháy hoàn toàn 1,6g lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:	A. 10,85g	B. 16,725g	C. 21,7g	D. 32,53g
Bài 18: Khử 1,6g Fe2O3 (cho ra Fe) bằng khí CO lấy dư. Hỗn hợp khí CO và CO2 khi qua nước vôi dư cho ra 3 gam kết tủa. Tính phần trăm Fe2O3 đã bị khử và thể tích (đktc) khí CO đã dùng (cho Fe = 56).
A. 100%; 0,224 lít	B. 100%; 0,672 lít	C. 80%; 0,448 lít	D. 75%; 0,672 lít
Bài 19: Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp gồm N2 và CO2 vào bình đựng chứa 0,08mol Ca(OH)2 thu được 6g kết tủa. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp đầu là:	A. 30%	B. 40%	C. 50%	D. A, C đều đúng.
Bài 20: Hòa tan hoàn toàn m gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6g muối. Mặt khác, cô cạn dung dịch B thì thu được 120g muối khan. Xác định công thức của sắt oxit FexOy.
A. FeO	B. Fe3O4	C. Fe2O3	D. Tất cả đều sai.
Bài 21: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi nung nóng phần dung dịch còn lại thu được 5 gam kết tủa nữa. V bằng bao nhiêu?
A. 3,36 lít	B. 4,48 lít	C. 2,24 lít	D. 1,12 lít
Bài 22: Hòa tan 11,2 lít CO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol/l của chất trong dung dịch tạo thành là:
A. 0,25M	B. 0,375M	C. 0,0625M	D. Cả A và B.
Bài 23: Đốt cháy hoàn toàn 1,6g lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 10,85g	B. 16,725g	C. 21,7g	D. 32,53g
Bài 24: Cho 3,36 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dd chứa 0,18 mol NaOH sẽ thu được dung dịch chứa:
A. 0,15 mol Na2CO3	B. 0,09 mol Na2CO3
C. 0,03 mol NaHCO3; 0,12 mol Na2CO3	D. 0,12 mol NaHCO3; 0,03 mol Na2CO3
Bài 25: Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M. Sục 2,24 lít khí CO2 vào 400ml dung dịch A ta thu được một kết tủa có khối lượng là bao nhiêu?
A. 1,5g	B. 10g	C. 4g	D. 0,4g
	BTTN CHƯƠNG 7: KIM LOẠI CRÔM VÀ ĐỒNG 	
Câu 1. Cấu hình e của Cr ở trạng thái cơ bản (Z = 24) là 
A. [Ar]3d6 	B. [Ar]3d44s2 	C. [Ar]4s23d4 	D. [Ar]3d54s1
Câu 2. Cấu hình e của Cu ở trạng thái cơ bản (Z = 29) là 
A. [Ar]4s13d10 	B. [Ar]4s23d9 	C. [Ar]3d94s2 	D. [Ar]3d104s1
Câu 3. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố Cu thuộc nhóm 
A. IA 	B. IB 	C. IIA 	D. IIB
Câu 4. Crom không tác dụng với dung dịch: 
A. HCl loãng 	B. H2SO4 loãng 	C. HNO3 loãng 	D. NaOH
Câu 5. Tỉ lệ số mol Cu và Sn trong hợp kim Cu – Sn là 5:1. Vậy % khối lượng của Cu trong hợp kim là 
A. 20,8% 	B. 72,9% 	C. 27,1% 	D. 79,2%
Câu 6. Cu có cấu tạo mạng tinh thể 
A lập phương tâm diện 	B. lục phương 	C. lập phương tâm khối 	D. lăng trụ lục giác
Câu 7. Để phân biệt 4 dung dịch: AlCl3, FeCl2, ZnCl2, CuCl2 có thể dùng dung dịch 
A. NaOH 	B. NH3 	C. Ba(OH)2 	D. AgNO3
Câu 8. Chọn oxit axit trong số các oxit sau :A. CrO3 	B. CrO 	C. Cr2O3 	D. CuO
Câu 9. Khối lượng bột nhôm cần dùng để điều chế được 10,4g Cr bằng phương pháp nhiệt nhôm (hiệu suất 100%) là 
A. 2,7g 	B. 3,6g 	C. 5,4g 	D. 10,8g
Câu 10. Cho 1,12g Fe và 0,24g Mg vào 250ml dung dịch CuSO4. Phản ứng xong, thu được 1,88g chất rắn X. Nồng độ của CuSO4 là :A. 0,04M 	 	B. 0,1M 	 	C. 0,16M 	 	D. 0,12M
Câu 11. Dung dịch a có chứa các cation sau: K+, Ag+, Fe2+, Ba2+ và chỉ có một anion đó là 
A

File đính kèm:

  • docTong hop VO CO 12 (dac sac).doc