Bài tập trắc nghiệm Chương 5: Đại cương về kim loại

Câu 7: Chọn phương án đúng nhất.

Trong các kim loại:

A. nhôm nhẹ nhất B. Đồng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất

C. platin có tính khử yếu nhất D. Crom cứng nhất và xesi mềm nhất.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Chương 5: Đại cương về kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kimloại bị ăn mòn lần lượt trong các cặp a, b, c là:
A. Zn, Cu, Ag	B. Fe, Cu, Al	C. Zn, Fe, Al	D. Zn, Fe, Ag
J §iÒu chÕ kim lo¹i
Câu 52: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. AgNO3. 	B. HNO3. 	C. Cu(NO3)2. 	D. Fe(NO3)2.
Câu 53: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là
A. Cu. 	B. Al. 	C. CO. 	D. H2.
Câu 54: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe. 	B. Mg và Zn. 	C. Na và Cu. 	D. Fe và Cu.
Câu 55: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. 	B. điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. 	D. điện phân dung dịch CaCl2.
Câu 56: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O. 	B. CaO. 	C. CuO. 	D. K2O.
Câu 47: Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4	`	B. H2 + CuO → Cu + H2O
C. CuCl2 → Cu + Cl2	D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2
Câu 58: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2	B. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
C. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2	D. Ag2O + CO → 2Ag + CO2.
Câu 59: Trong phương pháp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử?
A. K.	B. Ca.	C. Zn.	D. Ag.
Câu 60: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. 	B. Cu, Fe, Zn, Mg.	C. Cu, Fe, Zn, MgO. 	D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu 61: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. 	B. Na và Fe. 	C. Cu và Ag. 	D. Mg và Zn.
Câu 62: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
 A. Cu + dung dịch FeCl3. 	B. Fe + dung dịch HCl. C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2.
Câu 63: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A. Ba, Ag, Au.	B. Fe, Cu, Ag.	C. Al, Fe, Cr.	D. Mg, Zn, Cu.
Câu 64: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. 	B. Na và Fe. 	C. Cu và Ag. 	D. Mg và Zn.
Câu 65: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Cl-. 	B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Na+.
Câu 66: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O. 	B. CaO. 	C. CuO. 	D. K2O.
Câu 67: Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của kim loại đó là 	A. Na. 	B. Ag. 	C. Fe. 	D. Cu. 
Câu 46. Nhóm kim loại nào sau đây có thể diều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Al, Fe, Zn.	B. Mg, Cu, Pb	C. Fe, Ni, Ca.	D. Cu, Pb, Zn.
Câu 48. Dãy các kim loại nào sau đây đều có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện ?
A. Ca, Cu, Fe	B. Cu, Fe, Pb	C. Ba, Cu, Fe	D. Mg, Al, K
Câu 49. Chon câu đúng.
Trong thiết bị điện phân:
A. anot đóng vai trò cực dương, ở đây xảy ra sự oxi hóa.	B. anot đóng vai trò cực âm, ở đây xảy ra sự oxi hóa.
C. catot đóng vai trò cực âm, ở đây xảy ra sự oxi hóa.	D. catot đóng vai trò cực dương, ở đây xảy ra sự khử.
Câu 50. Phát biểu nào dưới đây không đúng về bản chất quá trình hoá học ở điện cực trong quá trình điện phân?
A. Anion nhường electron ở anot.	B. Cation nhận electron ở catôt.
C. Sự oxi hoá xảy ra ở anot.	D. Sự oxi hoá xảy ra ở catot.
Câu 51: Trong quá trình điện phân CaCl2 nóng chảy:
a, Ở catot xảy ra phản ứng:
A. Ion clorua bị oxi hóa	B. Ion clorua bị khử	C. Ion canxi bị oxi hóa	D. Ion canxi bị khử
b, Ở anot xảy ra phản ứng:
A. Ion clorua bị oxi hóa	B. Ion clorua bị khử	C. Ion canxi bị oxi hóa	D. Ion canxi bị khử
Câu 52: Trong quá trình điện phân dung dịch AgNO3, ở cực âm xảy ra phản ứng nào sau đây?
A. Ag + e ® Ag+	B. Ag+ + e ® Ag	C. Ag ® Ag+ + e	D. Ag+ ® Ag + e
Câu 53: Ñieän phaân dung dòch muoái naøo sau ñaây seõ ñieàu cheá ñöôïc kim loaïi töông öùng?
A. NaCl	B. CaCl2	C. AgNO3 ( ñieän cöïc trô)	D. AlCl3
Câu 54: Dung dịch nào sau đây khi điện phân thực chất là điên phân nước 
A. NaCl	B. Na2SO4	C. CuSO4	D. HCl
. Câu 55. Ion Na+ bị khử trong trường hợp nào sau đây?
A. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn xốp.	B. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.	D. Cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3
Câu 56: Khi điện phân có màng ngăn dung dịch bão hòa muối ăn trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng dưới đây?
A. Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot	
B. Khí hiđro thoát ra ở catôt và khí clo thoát ra ở anôt.
C. Kim loại natri thoát ra ở catôt và khí clo thoát ra ở anôt.
D. Nước Gia- ven được tạo thành trong bình điện phân
J Kim lo¹i t¸c dông víi dung dÞch axit
Câu 84: Cho 15 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: 
A. 6,4 gam. 	B. 6,6 gam. 	C. 8,4 gam. 	D. 4,4 gam.
Câu 75. Cho 5 gam hh bột Cu và Al vào dd HCl dư thu 3,36 lít H2 ở đktc. Phần trăm Al theo khối lượng ở hh đầu là 
A. 27%. 	B. 51%. 	C. 64%. 	 D. 54%. 
Câu 76. Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là. 
A. 2,24 lit. 	B. 4,48 lit. 	C. 6,72 lit. 	D. 67,2 lit. 
Câu 77: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12 lít. 	B. 3,36 lít. 	C. 2,24 lít. 	D. 4,48 lít.
Câu 78: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 60%.	B. 40%.	C. 30%.	D. 80%.
Câu 85: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ? 
A. 40,5g. 	B. 45,5g. C. 55,5g. D. 60,5g.
Câu 87: Hoà tan 6 gam hợp kim Cu, Fe và Al trong axit HCl dư thấy thoát ra 3,024 lít khí (đkc) và 1,86 gam chất rắn không tan. Thành phần phần % của hợp kim là 
A. 40% Fe, 28% Al 32% Cu.	B. 41% Fe, 29% Al, 30% Cu. 
C. 42% Fe, 27% Al, 31% Cu.	D. 43% Fe, 26% Al, 31% Cu.
Câu 88. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 18,1 gam.	 B. 36,2 gam.	 C. 54,3 gam. 	D. 63,2 gam.	 
Câu 89. Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 8,96 lit khí (đkc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là: 
A. 44,9 gam. 	B. 74,1 gam. 	C. 50,3 gam. 	D. 24,7 gam.
Câu 100. Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M? 
A. Al. 	B. Fe. 	C. Zn. 	D. Mg. 
Câu 101: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (Mg= 24, Ca= 40, Sr= 87, Ba = 137)
A. Be và Mg. 	B. Mg và Ca. 	C. Sr và Ba. 	D. Ca và Sr.
Câu 102. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là: 	
A. Mg. 	B. Al.	C. Zn. 	D. Fe. 	
------------------------
Câu 81: Hoà tan 6,4 gam Cu bằng H2SO4 đặc,nóng,dư, sinh ra V lít khí SO2 (sphẩm khử duy nhất,đktc). Giá trị của V là 
A. 4,48. 	B. 6,72. 	C. 3,36. 	D. 2,24. 
Câu 97: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dd HCl dư thu được 5,6 lít khí (đkc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dd H2SO4 đặc, nóng để hoà tan chất rắn B thu được 2,24 lít khí SO2 (đkc). Khối lượng hỗn hợp A ban đầu là: 
A. 6,4 gam. 	 	B. 12,4 gam. 	C. 6,0 gam. 	 	D. 8,0 gam.
Câu 83: Hoà tan 5,6 g Fe bằng dd HNO3 loãng dư, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là 
A. 6,72. 	B. 4,48. 	C. 2,24. 	D. 3,36. 
Câu 90. Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là 
A. 2,52 lít. 	B. 3,36 lít. 	C. 4,48 lít. 	D. 1,26 lít. 
Câu 91. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là: 
A. 0,56 gam. 	B. 1,12 gam. 	C. 11,2 gam. 	D. 5,6 gam. 
Câu 92. Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là: 	
A. 69%. 	B. 96%. 	C. 44% 	D. 56%. 
Câu 93. Cho 2,8 gam hỗn hợp bột kim loại bạc và đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thu được 0,896 lít khí NO2 duy nhất (ở đktc). Thành phần phần trăm của bạc và đồng trong hỗn hợp lần lượt là: 
A. 73% ; 27%. 	B. 77,14% ; 22,86% 	C. 50%; 50%. 	D. 44% ; 56% 
Câu 94. Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 45,5 gam muối nitrat khan. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra là: 
A. 4,48 lít. 	B. 6,72 lít. 	C. 2,24 lít. 	D. 3,36 lít. 
Câu 95. Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 560 ml lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch là: 	 	
A. 40,5 gam. 	B. 14,62 gam. 	C. 24,16 gam. 	D. 14,26 gam.
Câu 42. Hoà tan hoàn toàn 9,94gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được 3,584 lít khí NO duy nhất(đktc). Tổng khối lượng muối khan tạo thành là:
	A. 39,7gam	B. 29,7gam	C. 39,3gam	D. 27,7gam
Câu 43. Hòa tan 4,97 gam hỗn hợp Al, Cu , Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,792 lit khí NO(đktc) . Tổng khối lượng muối khan tạo thành : 
 A . 19,85 gam B .26,5 gam C.39,7 gam D. 40,2 gam 
Câu 96: Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 21,95%.	B. 78,05%.	C. 68,05%.	D. 29,15%.
Câu 86: Ch

File đính kèm:

  • docBai tap dai cuong kim loai.doc
Giáo án liên quan