Bài tập trắc nghiệm Chương 1: Este – Lipit

Câu 1: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit no đơn mạch hở và ancol no đơn mạch hở có dạng

 A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). C. CnH2nO2 (n ≥ 2).

 B. CnH2nO2 (n ≥ 3). D. CnH2n-2O2 (n ≥ 4).

 

docx8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Chương 1: Este – Lipit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ứng ta thu được 
	A. 1 muối và 1 ancol.	B. 1 muối và 2 ancol.	
	C. 2 muối và 1 ancol.	D. 2 muối và 2 ancol.
Câu 5: Chất giặt rửa tổng hợp gây ô nhiễm môi trường vì 
	A. Chúng không bị các vi sinh vật phân huỷ. B. Chúng tạo kết tủa với ion canxi. 
	C. Dùng được tất cả các loại nước. 	D. Lâu tan. 
Câu6: Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì axit tạo nên este đó là
	A. axit oxalic.	B. axit butiric.	C. axit propionic.	D. axit axetic.
Câu 7: Thủy phân este X có CTPT C4H6O2 trong môi trường axit thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. CTCT của X là
	A. CH3COOCH=CH2. 	B. HCOOCH2CH=CH2.
	C. HCOOCH=CHCH3.	D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 8: Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế vinylaxetat bằng một phản ứng trực tiếp?
	A. CH3COOH và C2H3OH.	B. C2H3COOH và CH3OH.
	C. CH3COOH và C2H2.	D. CH3COOH và C2H5OH.
Câu 9: Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm:
	A. Dễ sản xuất.	C. Có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng.
	B. Rẻ tiền hơn xà phòng.	D. Có khả năng hòa tan tốt trong nước.
Câu 10: Không thể phân biệt HCOOCH3 và CH3COOH bằng:
	 A. Na.	B. CaCO3.	C. AgNO3/NH3.	D. KCl.
Câu 11: Cho este CH3COOC6H5 tác dụng với dd NaOH dư. Sau phản ứng thu được
	A. CH3COONa và C6H5OH.	B. CH3COONa và C6H5ONa.
	C. CH3COOH và C6H5OH.	D. CH3COOH và C6H5ONa.
Câu 12: Trieste của glyxerol với các axit cacboxylic đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh gọi là 
	A. chất béo.	B. Protein.	 C. Gluxit (Cacbohiđrat).	 D. polieste.
Câu 13: Trong các dãy chất dưới đây, dãy gồm các chất đều tác dụng với dd NaOH là
	A. Axit acrylic, etyl axetat, phenylamoni clorua.	
	B. Etyl axetat, anilin, axit axetic.	C. Phenol, axit fomic, ancol etylic.	
	D. Axit glutamic, chất béo, anđehit axetic.
Câu 14: Dầu mỡ (thực phẩm) để lâu bị ôi thiu là do
	A. chất béo bị vữa ra.	B. chất béo bị thủy phân với nước trong không khí.
	C. bị vi khuẩn tấn công. 	D. chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí.
Câu 15: Trong các công thức sau đây công thức nào là của chất béo?
	A. C3H5(OCOC4H9)3. 	B. C3H5 (OCOC13H31)3.	
	C. C3H5 (COOC17H35)3.	D. C3H5 (OCOC17H33)3.
Câu 16: Có bao nhiêu đồng phân của C2H4O2 tác dụng với dd NaOH trong điều kiện thích hợp?
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 0.
Câu 17: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là
	A. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH. 	
	B. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
	C. CH3OH < CH3CH2OH < NH3 < HCl. 	
	D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F.
Câu 18: A là hợp chất hữu cơ có mạch cacbon không phân nhánh có CTPT là C6H10O4. Cho A tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư tạo ra 2 ancol đơn chức có số nguyên tử C gấp đôi nhau. CTCT của A là
	A. CH3COOCH2CH2COOCH3.	B. CH3CH2OOCCH2OOCCH3.
	C. CH3COOCH2CH2OOCCH3.	D. CH3CH2OOCCH2COOCH3.
Câu 19: Điều chế etyl axetat từ etylen cần thực hiện số phản ứng tối thiểu là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 20: Tên gọi của este có mạch cacbon không phân nhánh, có thể tham gia phản ứng tráng bạc, có CTPT C4H8O2 là
	A. propyl fomat.	B. isopropyl fomat.	C. etyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 21 : Một este no, đơn chức, mạch hở khi cháy cho 1,8 g H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 2,24.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 1,12.
Câu 22: Có bao nhiêu trieste của glyxerol chứa đồng thời 3 gốc axit C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 23: Glyxerol và axit béo C17H35COOH có thể tạo được tối đa bao nhiêu este đa chức?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 24: Cho các chất: phenol, axit acrylic, axit fomic, metyl axetat lần lượt phản ứng với Na, dd NaOH đun nóng. Số lượng phản ứng đã xảy ra là
	A. 5.	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Câu 25: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức no, đồng phân. Khi trộn 0,1 mol hỗn hợp A với O2 vừa đủ rồi đốt cháy thì thu được 0,6 mol gồm CO2 và hơi nước. CTPT 2 este trên là
	A. C4H8O2.	B. C5H10O2.	C. C3H6O2.	D. C3H8O2.
Câu 26: Ứng với CTPT C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân este?
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 27: Este X có CTPT C4H8O2. Biết: X Y1 + Y2 và Y1 Y2. Tên gọi của X là
	A. isopropyl fomat.	B. etyl axetat.	C. metyl propionat.	D. n-propyl fomat.
Câu 28: Chất hữu cơ X mạch hở có CTPT C4H6O2, Biết rằng: 
X muối Y etilen 
CTCT của X là
	A. CH2=CH-CH2-COOH.	B. CH2=CHCOOCH3.
	C. HCOOCH2–CH=CH2.	D. CH3 COOCH=CH2.
Câu 29: Chất hữu cơ X có CTPT là C4H6O2Cl2. Khi cho X phản ứng với dd NaOH thu được CH2(OH)COONa, etylenglicol và NaCl. CTCT của X là
	A. CH2Cl-COO-CHCl-CH3.	B. CH3-COO-CHCl-CH2Cl.
	C. CHCl2-COO-CH2CH3.	D. CH2Cl-COO-CH2-CH2Cl.
Câu 30: Đun nóng 2 chất X, Y có cùng CTPT là C5H8O2 trong dd NaOH thu được hỗn hợp 2 muối natri của 2 axit C3H6O2 và C3H4O2 cùng 2 sản phẩm khác. X và Y thuộc chức hoá học
	A. este và axit.	B. axit đơn chức.	
	C. este đơn chức.	D. phenol và este.
Câu 31: Hai este A, B là dẫn xuất của benzen, đều có CTPT là C9H8O2; A và B đều cộng hợp với Brôm theo tỉ lệ mol 1:1. A tác dụng với dd NaOH cho một muối và một andehyt. B tác dụng với dd NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. CTCT của A và B lần lượt là
	A. HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.	
	B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5-CH=CH-COOH.
	C. HCOO-C6H4-CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5.	
	D. C6H5COO-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
Câu 32: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dd NaOH thu được 9,2 g glixerol và 83,4 g muối của một axit béo no B. Chất B là
 	A. axit axetic.	B. axit panmitic. 	 C. axit oleic.	D. axit stearic.
Câu 33: Trong lipit chưa tinh khiết thường lẫn một lượng nhỏ axit cacboxylic tự do. Số mg KOH cần đủ để trung hòa các axit béo tự do có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số axit của chất béo. Khối lượng dd KOH 20% cần để trung hòa 4g chất béo có chỉ số axit bằng 7 là
A. 280 mg.	B. 140 mg.	 C. 70 mg.	D. 56 mg.
Câu 34: Cho 0,25 mol NaOH vào 20g lipit trung tính và nước rồi đun lên. Khi phản ứng xong hoàn toàn người ta thu được hỗn hợp có tính bazơ, muốn trung hòa phải dùng 0,18 mol HCl. Khối lượng NaOH cần để xà phòng hóa một tấn chất béo là
A. 350 kg.	B. 35 kg.	C. 140 kg. 	D. 70 kg.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn a g C2H5OH thu được 0,2 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn b g CH3COOH thu được 0,2 mol CO2. Cho a g C2H5OH tác dụng với b g CH3COOH trong điều kiện thích hợp, giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100% thì lượng este thu được là
	A. 4,4 g.	B. 8,8 g.	C. 13,2 g.	D. 17,6 g.
Câu 36: Đun nóng 21,8 g chất X với 0,25 lít dd NaOH 1,2M thì thu được 24,6 g muối của axit đơn chức và một lượng ancol Y. Nếu cho lượng ancol đó bay hơi thì chiếm thể tích là 2,24 lít (đktc). CTPT của X là
	A. C2H4(CH3COO)2.	B. C3H5(CH3COO)3.	
	C. C3H6(CH3COO)2.	D. C3H8(CH3COO)2.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 1,1 g hợp chất hữu cơ X thu được 2,2 g CO2 và 0,9 g H2O. Cho 4,4 g X tác dụng vừa đủ với 50 ml dd NaOH 1M thì tạo 4,8 g muối. CTCT của X là
	A. C2H5COOCH3.	B. CH3COOC2H5.	C. HCOOC3H7.	D. C3H7COOH.
Câu 38: Để trung hoà 10 g một chất béo có chỉ số axit là 5,6 thì khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu (trong các số dưới đây)?
	A. 0,05 g.	B. 0,06 g.	C. 0,04 g.	D. 0,08 g.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 0,11g một este thu được 0,22g CO2 và 0,09g H2O. CTPT của ancol và axit tạo thành este là
	A. CH4O và C2H4O2.	 	B. C2H6O và C2H4O2.	
	C. C2H6O và CH2O2.	 	D. C2H6O và C3H6O2.
Câu 40: Cho ancol X tác dụng với axit Y thu được este Z. Làm bay hơi 4,3 g Z thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 g oxi ở cùng toC, p. Biết MX>MY. CTCT thu gọn của Z là
	A. CH3COOC2H3. 	B. C2H3COOCH3. 	
	C. HCOOCH=CH-CH3. 	D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 41: Đun nóng 0,1 mol X với lượng vừa đủ dd NaOH thu được 13,4 g muối của axit hữu cơ đa chức B và 9,2 g ancol đơn chức C. Cho toàn bộ ancol C bay hơi ở 1270C, 600 mmHg được 8,32 lít hơi. CTCT của X là
	A. CH(COOC2H5)2.	B. H5C2-OOC-CH2-CH2-COO-C2H5.
	C. C2H5-OOC-COO-C2H5.	D. C3H5-OOC-COO-C3H5.
Câu 42: Chia a g axit axetic làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 được trung hòa vừa đủ bằng 0,5 lít dd NaOH 0,4M; phần 2 thực hiện phản ứng este hóa với ancol etylic thu được m g este. Giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%, giá trị của m là
	A. 16,7.	B. 17,6.	C. 18,6.	D. 16,8.
Câu 43: Xà phòng hóa 8,8 g etyl axetat bằng 200 ml dd NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là
	A. 10,4 g. 	B. 3,28 g. 	C. 8,56 g. 	D. 8,2 g.
Câu 44: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có CTPT là
	A. C4H8O2. 	B. C3H6O2. 	C. CH2O2. 	D. C2H4O2.
Câu 45: Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic (CH3)2CHCH2CH2OH có H2SO4 đặc xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được từ 132,35 g axit axetic đun nóng với 200 g ancol isoamylic? Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%. 
 	A. 292,5 g 	B. 421,7 g 	C. 195,0 g 	D. 226,0 g 
Câu 46: Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng với 250ml dd NaOH 1M thu được dd X. Cô cạn X được m g chất rắn. Giá trị của m là
	A. 21,8 g.	B. 8,2 g.	C. 19,8 g.	D. 14,2 g.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn a g hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng dd Ca(OH)2 lấy dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,2 g. Số mol CO2 và số mol H2O sinh ra lần lượt là
	A. 0,10 và 0,10. B. 0,2 và 0,2. 	C. 0,10 và 0,01. 	D. 0,05 và 0,05.
Câu 48: Xà phòng hoá hoàn toàn 9,7 g hỗn hợp hai este đơn chức X,Y cần 100ml dd NaOH 1,5M. Sau phản ứng cô cạn dd thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất. CTCT thu gọn của X, Y là
	A. HCOOCH3 và HCOOC2H5. 	B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
	C. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5. 	D. C3H7COOCH3 và C4H9COOC2H5.
Câu 49: Một este hữu cơ đơn chức có thành phần khối lượng mC:mO = 9:8. Cho este trên tác dụng với một lượng dd NaOH vừa đủ thu được một muối có khối lượng bằng 41/37 khối lượng este. CTCT este đó là 
	A. HCOOCH=CH2.	B. HCOOC≡CH.	C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 50: Khi thủy phân 1 este đơn chức no E bằng dd NaOH thì thu được 1 muối có phân tử khối bằng 24/29 phân tử khối của E. Tỉ khối hơi của E đối với không khí bằng 

File đính kèm:

  • docxbai tap este.docx