Bài tập tăng-Giảm khối lượng
* Nguyên tắc: Khi chuyển từ chất A thành chất B (không nhất thiết phải trực tiếp, có thể qua nhiều giai đoạn trung gian), từ khối lượng tăng-giảm bao nhiêu tính theo 1 mol (hoặc theo tỉ lệ phương trình hóa học) và khối lượng tăng-giảm tính theo đầu bài (hoặc biết khối lượng trạng thái đầu-trạng thái cuối) ta sẽ tính được số mol của chất tham gia phản ứng và ngược lại
ược 5,71 gam muối khan. Thể tích khí B thoát ra (đktc) là A. 0,224 lit. B. 0,112 lit. C. 2,24 lit. D. 1,12 lit. Câu 25: Cho 1,26 gam một kim loại hoá trị 2 tác dụng với dd H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại là A. Zn. B. Fe. C. Ca . D. Mg. Câu 26: Hoà tan hết a gam một kim loại R hoá trị 2 bằng dd H2SO4 thu được 5a gam muối sunfat khan. Kim loại là: A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Ca. Câu 27: Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400 ml dd CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là? A. 1,28 g. B. 0,64 g. C. 1,92 g. D. 2,56 g. Câu 28: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15 gam trong 340 gam dd AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dd giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là A. 2,28g. B. 3,24g. C. 24,12g. D. 17,28g. Câu 29: Hoà tan 3,28 gam hỗn hợp 2 muối MgCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dd Y. Nhúng thanh sắt vào dd Y, sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng thanh sắt tăng thêm 0,8 gam. Cô cạn dd sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính m. A. 2,48g. B. 4,24g. C. 4,13g. D. 1,49g. Câu 30: Nhúng một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một dd CuSO4. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thấy trong dd còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol của FeSO4 đồng thời khối lượng dd giảm 2,2 gam. Khối lượng Cu bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt lần lượt là A. 25,6g và 64g. B. 32g và 12,8g. C. 12,8g và 32g D. 64g và 25,6g. Câu 31: Nhúng thanh kẽm vào dd chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+, khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Tính khối lượng thanh kẽm ban đầu. (Cho Cd=112; Zn=65). A. 60g. B. 70g. C. 90g. D. 80g. Câu 32: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dd CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng thanh giảm 0,05%. Mặt khác, nếu nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng thanh tăng 7,1%. Xác định kim loại M, biết số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp bằng nhau. A. Fe . B. Al. C. Mg. D. Zn. Câu 33: Cho dd AgNO3 dư tác dụng với dd chứa 6,25 gam hỗn hợp hai muối KCl và KBr thu được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr. Số mol hỗn hợp KCl và KBr ban đầu là A. 0,03 mol. B. 0,055 mol. C. 0,08 mol. D. 0,06 mol. Câu 34: Cho x gam K2O tác dụng vừa đủ với m gam dd HCl 3,65%, sau phản ứng cô cạn dd thu được (x+16,5) gam muối khan. Tính x và m: A. x=28,2g; m=300g. B. x=43,2g; m=600g. C. x=28,2g ; m=600g. D. x=43,2g; m=300g. Câu 35: Hoà tan hết m gam hỗn hợp 3 oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào dd HCl dư thu được dd X chứa m1 gam hỗn hợp 2 muối có tỉ lệ mol 1:1. Sục chậm khí clo dư vào dd X đến phản ứng hoàn toàn thì thu được (m1+1,42) gam một muối khan duy nhất. Tính m: A. 3,04g. B. 5,64g. C. 6,89g. D. 6,08g. Câu 36: Cho 15,3 gam hh 3 kim loại Na, K, Ca tan hết trong nước thu được dd Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Trung hoà phần 1 cần V ml dd gồm HCl 1M và H2SO4 1M. Cô cạn phần 2 thu được 12,75 gam chất rắn. Giá trị của V là A. 200. B. 100. C. 150. D. 50. Câu 37: Cho m gam hỗn hợp gồm kim loại nhóm IA và nhóm IIA tan hoàn toàn trong nước được V lit khí, dd X chứa 21,1 g chất tan. Cho dd HCl dư vào X, cô cạn dd thu được 26,65 g chất rắn khan. Giá trị của V là A. 11,2. B. 6,72. C. 8,96 D. kết quả khác. Câu 38: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào nước thu được V lit H2 và dd Z. Cho toàn bộ lượng khí đi qua ống sứ đựng oxit sắt dư nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn còn lại trong ống sau phản ứng giảm 2,4g. Cô cạn dd Z thu được chất rắn có khối lượng A. m+5,1 gam. B. m+2,4 gam. C. Kết quả khác. D. Không xác định được. Câu 39: Cho 2,875 gam một kim loại kiềm tác dụng hết với nước thu được dd sau phản ứng có khối lượng tăng là 2,75 gam. Kim loại kiềm là: A. Na. B. Li. C. K. D. Rb. Câu 40: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al vào dd HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dd tăng thêm 7 gam. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là A. 0,8. B. 0,4. C. 0,08. D. 0,04. Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp A gồm 2 ancol no X, Y. Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng dd nước vôi trong dư thấy có 30 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dd giảm 9,6 gam. Giá trị của a là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,15. D. 1,5. Câu 42: Cho V lit dd A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M tác dụng với dd Na2CO3 có dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng dd sau phản ứng giảm 69,2 gam so với tổng khối lượng của các dd ban đầu. Giá trị của V là: A. 0,237 lit. B. 0,24 lit. C. 0,2 lit. D. 0,336 lit. Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit (đktc) hỗn hợp 2 hiđrocacbon hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong thu được 15 gam kết tủa và 1 lit dd có nồng độ muối 0,05M. Dung dịch muối này có khối lượng lớn hơn dd nước vôi ban đầu là 3,2 gam. Xác định CTPT của 2 hiđrocacbon. A. CH4; C2H4. B. C2H6; C3H8. C. C2H4; C3H6 . D. CH4; C2H6. Câu 44: Nhúng một lá nhôm vào 200 ml dd CuSO4, đến khi dd mất màu xanh lấy lá nhôm ra cân thấy nặng hơn so với ban đầu là 1,38 gam. Nồng độ mol/lit của dd CuSO4 đã dùng là A. 0,2M. B. 0,1M. C. 0,15M. D. 0,05M. Câu 45: Tiến hành 2 thí nghiệm: TN1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lit dd Cu(NO3)2. TN2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lit dd AgNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 TN bằng nhau. Giá trị V1 so với V2 là: A. V1=2V2. B. V1=5V2. C. V1=10V2. D. V1=V2. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN 001: Khi cho 1,12 gam anken tác dụng vừa đủ với brom thu được 4,32 gam sản phẩm cộng. CTPT của anken là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. 002: Cho 8,4 gam anken X phản ứng hoàn toàn với dd KmnO4 thu được 18,6 gam chất hữu cơ Y. CTPT của X là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. 003: Lấy cùng một lượng anken cho tác dụng riêng rẽ với dd dư clo và brom (trong CCl4) thấy khối lượng của 2 sản phẩm cộng hơn kém nhau 44,5 gam. Nếu khối lượng sản phẩm cộng brom là 108 gam và khi anken tác dụng với HCl chỉ cho một sản phẩm thì anken là A. eten. B. propen. C. but-1-en. D. but-2-en. 004: Cho một lượng anken X tác dụng với H2O (xt axit) thu được chất hữu cơ Y và nhận thấy khối lượng bình đựng nước tăng 4,2 gam. Nếu cũng cho lượng X trên tác dụng với HBr thu được chất Z thì nhận thấy khối lượng của Y và Z khác nhau 9,45 gam. CTPT của X là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. 005: Oxi hoá hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức A thu được 3 gam axit. CTCT của A là? A. CH3CH2CH2CHO. B. C2H5CHO. C. CH3CHO D. CH2=CH-CHO 006: Oxi hoá 6 gam ancol đơn chức no X thu được 5,8 gam anđehit. CTCT của X là A. CH3CHOHCH3 B. CH3CH2CH2O C. CH3OH D. CH3CH2OH 007: Cho 3,0 gam một axit no, đơn chức A tác dụng vừa đủ với dd NaOH. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 4,1gam muối khan. CTPT của A là A. C3H7COOH B. C2H5COOH. C. CH3COOH. D. HCOOH 008: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức mạch hở tác dụng hết với đá vôi thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của axit X là? A. C2H5COOH. B. CH2=C(CH3)COOH. C. CH2=CH-COOH. D. CH3COOH 009: Cho 1,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo ra 2,57 gam muối. Công thức 2 ancol đó là A. C3H7OH, C4H9OH B. C2H5OH, C3H7OH C. C2H3OH, C3H5OH D. CH3OH, C2H5OH 010: Cho 2,84 gam một hỗn hợp 2 ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với một lượng Na vừa đủ tạo ra 4,6 gam chất rắn và V lit khí H2 (đktc). CTPT của hai ancol là A. C3H7OH, C4H9OH B. C2H5OH, C3H7OH. C. C2H3OH, C3H5OH. D. CH3OH, C2H5OH 011: Cho 10 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo ra 14,4 gam chất rắn và V lit khí H2 (đktc). V có giá trị là A. 3,36 B. 2,24 C. 4,48 D. 1,12 012: Cho 20,15 gam hỗn hợp 2 axit no đơn chức tác dụng vừa đủ với dd Na2CO3 thì thu được V lit CO2 (đktc) và dd muối. Cô cạn dd thì thu được 28,96 gam muối. Giá trị của V là A. 2,42 B. 2,24 C. 4,84 D. 4,48 013: Oxi hoá 4 gam ancol Z bằng oxi (t0, xt) thu được 5,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Tên của Z và hiệu suất phản ứng là A. Etanol; 80%. B. Metanol; 75% C. Metanol; 80%. D. Etanol; 75% 014: Hiđro hoá 3 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 3,16 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol và 2 anđehit dư. Hai anđehit là A. C2H5CHO và C3H7CHO. B. C3H7CHO và C4H9CHO. C. CH3CHO và C2H5CHO. D. HCHO và CH3CHO. 015: Cho 21,2 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ no đơn chức mạch hở tác dụng hết với 200 gam dd NaOH 20%. Cô cạn dd sau phản ứng, lấy chất rắn nung với vôi tôi xút dến phản ứng hoàn toàn thu được 8,96 lit (đktc) hỗn hợp khí (theo tỉ lệ mol 1:3). Tính khối lượng của khí thoát ra: A. 3,6g. B. 5g. C. 8,2g. D. Kết quả khác. 016: Khi lấy 14,25 gam muối clorua của một kim loại M chỉ có hoá trị II và một lượng muối nitrat của M với số mol như nhau thì thấy khối lượng khác nhau là 7,95 gam. Công thức của M à? A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Ca. 017: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 13,0 gam hai muối K2CO3 và Na2CO3 bằng dd HCl vừa đủ thu được dd X và 2,24 lit khí bay ra (đktc). Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là? A. 14,1. B. 12,4. C. 1,41. D. 11,4. 018: Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của những chất trong hỗn hợp đầu là? A. 16% và 84% B. 75% và 25%. C. 66% và 34%. D. 23% và 77%. 019: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại háo trị II vào dd HCl thấy thoát ra 0,2 mol khí. Khi cô cạn dd sau phản ứng thì thu được khối lượng muối khan là A. 26,8. B. 28,6. C. 26. D. 28. 020: Hoà tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị I và hoá trị II bằng dd HCl dư thu được dd X và 0,896 lit khí ở đktc.Khối lượng muối có trong dd X là A. 3,87 gam. B. 4,12 gam. C. 2,75 gam. D. 4,28 gam 021: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại ho
File đính kèm:
- BT TANGGIAM KHOI LUONG LTDH.doc