Bài tập liên môn Lớp 7: Rác thải và một vài biện pháp hạn chế ô nhiểm môi trường

I. Mục tiêu giải quyết tình huống.

 Phân tích vấn đề về rác thải trên địa bàn huyện, đánh giá thực trạng rác thải trên địa bàn xã và công tác xử lý thu gom rác thải trên các nguồn khác nhau. Từ đó đưa ra những giải pháp, những kiến nghị đề xuất tới từng các nhân và tập thể, cơ quan để môi trường sống trên địa bàn xã trong sạch hơn.

II. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.

 1. Phương pháp thu thập số liệu.

 2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.

 3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.

 4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn.

 5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.

 6. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải.

III. Giải pháp giải quyết tình huống

- Thành lập nhóm nghiên cứu.

- Tiến hành nghiên cứu thực tế.

- Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu, đề xuất kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và đối với cộng đồng.

IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống

Hiện nay, vấn đề rác thải là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới. Theo dõi trên các kênh thông tin khác nhau, ở các nước phát triển trên các thành phố lớn và ngay cả các khu phố nhỏ ý thức về vấn đề rác thải luôn được người dân xem trọng. Họ bị phạt nếu chẳng may vứt rác không đúng nơi quy định. Còn ở nước ta và đặc biệt là trên địa bàn nơi chúng em sinh sống thì sao? Thực trạng của vấn đề rác thải và cách giải pháp đối với vấn đề này như thế nào? Trước tiên, chúng em thành lập nhóm nghiên cứu và tiến hành các nghiên cứu về mặt lí thuyết.

1. Tiến hành các nghiên cứu về mặt lí thuyết.

 - Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm rác thải. Vậy rác thải là gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập liên môn Lớp 7: Rác thải và một vài biện pháp hạn chế ô nhiểm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
     4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn.
     5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
          6. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải.
Giải pháp giải quyết tình huống
- Thành lập nhóm nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu thực tế.
- Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu, đề xuất kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và đối với cộng đồng.
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Hiện nay, vấn đề rác thải là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới. Theo dõi trên các kênh thông tin khác nhau, ở các nước phát triển trên các thành phố lớn và ngay cả các khu phố nhỏ ý thức về vấn đề rác thải luôn được người dân xem trọng. Họ bị phạt nếu chẳng may vứt rác không đúng nơi quy định. Còn ở nước ta và đặc biệt là trên địa bàn nơi chúng em sinh sống thì sao? Thực trạng của vấn đề rác thải và cách giải pháp đối với vấn đề này như thế nào? Trước tiên, chúng em thành lập nhóm nghiên cứu và tiến hành các nghiên cứu về mặt lí thuyết.
1. Tiến hành các nghiên cứu về mặt lí thuyết.
 - Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm rác thải. Vậy rác thải là gì?
 Rác thải đơn giản là tất cả những gì mà con người đã sử dụng, không còn dùng được nữa (hoặc không muốn dùng nữa) nên vứt bỏ. Và rác thải còn là các chất thải khác trong sinh hoạt và từ các ngành công nghiệp.
- Các tác hại của rác thải về mặt khoa học đối với đời sống con người.
- Tìm hiểu trên các nguồn thông tin khác nhau về vấn đề rác thải tại các địa phương khác và các giải pháp đối với vấn đề này.
2. Tiến hành các nghiên cứu liên quan cụ thể giải quyết tình huống.
 a) Phân loại rác thải
Trên địa bàn xã của chúng ta không có khu công nghiệp, không có nhà máy xí nghiệp. Vì vậy, rác thải được phân loại thành các loại chủ yếu như sau:
+ Rác thải sinh hoạt:
Xã chúng em là địa phương chưa có bãi rác thải và không có nơi xử lí rác thải, đồng thời cũng không liên hệ với công ty vệ sinh môi trường để xử lí rác thải. Chính vì vậy, rác thải sinh hoạt hoặc là vứt bừa bãi xuống sông ngòi, ao hồ, đồng ruộng hoặc là tự đốt hoặc là chôn xuống lòng đất dẫn đến ô nhiễm đất, nguồn nước. Rác thải bốc mùi gây ô nhiễm không khí. Khi đốt rác tạo ra các khí độc gây ô nhiễm bầu khí quyển. Kinh khủng nhất là khu vực chợ, có bãi rác thải ngay trước khu trung tâm của xã, trước khu Uỷ ban nhân dân xã, trạm y tế. Đặc biệt là vào những ngày phiên chợ, sau khi chợ phiên kết thúc người dân vô ý vứt rác bừa bãi khiến cho cả khu chợ đầy những rác thải hữu cơ và vô cơ.
 + Rác thải y tế: 
Người dân sau khi đã sử dụng các loại bơm kim tiêm một lần, ống tiêm, vỉ thuốc, vỏ bao thuốc vứt bừa bãi khắp nơi. Đâu đâu chúng ta cung có thể bắt gặp những rác thải y tế như vậy. Chính trạm y tế cũng chưa có nơi thu gom và xử lí rác thải lâu dài. Rác thải y tế của trạm y tế cũng chỉ thu và tạp đổ vào các hố chôn tạm thời.
 + Rác thải sản xuất: 
Vỏ bao đựng thuốc trừ sâu, vỏ bao đựng phân hóa học, phân hữu cơ, túi ni lông sau khi được người nông dân sử dụng cũng có mặt khắp trên đồng ruộng. Trên cánh đồng nào ta cũng có thể thấy các loại rác thải này.
b) Tác hại của rác thải.
-  Rác thải gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước nổi và tầng nước ngầm, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường đất.
- Tắc cống rãnh thoát nước, các mương tưới tiêu, gây úng lụt.
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cối.
- Các gia súc, gia cầm ăn phải bị bệnh, có thể bị chết.
- Gây mất mĩ quan.
-  Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, rác thải y tế. Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sáncó ở trong rác, ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi. Kim loại nặng: Chì, thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học - Dioxin từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp. Ngoài ra rác thải còn gây các bệnh về da, bệnh phổi, phế quản, ung thư, sốt xuất huyết, Sida, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác.
3. Thuyết minh các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. 
Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã. Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban Nhân dân xã. 
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
* Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:
+ Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình
+ Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt
+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường
* Tiến hành phỏng vấn
+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân
+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại địa phương.
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra
Tiến hành phỏng vấn điều tra 30 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên.
+ Đối tượng được phỏng vấn: Các hộ gia đình sinh sống tại khu vực chợ, những người trực tiếp tham gia thu gom rác thải, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý về môi trường tại xã.  
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn.
        Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng xóm, điều tra tìm hiểu tình hình quản lý rác thải để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng rác thải sinh hoạt.
- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
- Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải
+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
+ Phân loại rác tập trung tại các xóm trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.
- Phương pháp xác định thành phần rác thải: Căn cứ vào đặc điểm chung của xã để chọn các điểm tập kết rác lại để phân loại rác, rồi cân từng thành phần sau đó tính tỷ lệ. Tiến hành cân và phân loại 2 lần/tháng và tiến hành trong 4 tháng.
Đề xuất kiến nghị         
1. Đối với Ủy ban Nhân dân xã.
          - Thành lập đội vệ sinh môi trường hoạt động thường xuyên hàng ngày. Có kế hoạch xây dựng bãi rác thải của xã hoặc có kế hoạch thu gom và chuyên chở rác thải đến bãi rác của huyện.     
-  Xây dựng nguồn kinh phí hoạt động cho công tác giữ vệ sinh môi trường. 
- Mua các thùng rác công cộng. 
- Ban hành những quy định có tính pháp lí về vấn đề xả rác bừa bãi trên địa bàn xã, đặc biệt là ở những khu công cộng. 
- Công tác quản lí vấn đề rác thải cần chặt chẽ hơn.
2. Đối với các tổ chức đoàn thể trong xã 
- Thành lập câu lạc bộ tình nguyện viên ở địa bàn thôn xóm.
- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia vào công tác vệ sinh môi trường.
- Vận động thành các chiến dịch như: Chiến dịch nông thôn sạch đẹp, chiến dịch làng xóm không có rác thải....
3. Đối với nhà trường: 
          - Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Việc cung cấp đầy đủ tri thức và xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi của mọi người phải được bắt đầu từ lứa tuổi học sinh. Nhà trường cần khuyến khích, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên, đất nước, ý thức tự giác bảo vệ môi trường của các bạn học sinh tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở...
          - Nhà trường tổ chức các hoạt động để tuyên truyền vấn đề rác thải bằng nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh cổ động về môi trường với nội dung như: Môi trường xanh sạch đẹp, học sinh làm công tác vệ sinh, thế giới không còn rác thải Tổ chức thi sáng tác sáng tác thơ, vè về các chủ để như: bảo về môi trường, tác hại của rác thảiTổ chức các câu lạc bộ bảo vệ môi trường, câu lạc bộ yêu thiên nhiên, câu lạc bộ chống nạn rác thải bừa bãi 
          4. Đối với các hộ gia đình: 
          - Giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường sống trong chính gia đình mình và xung quanh nơi ở.
          - Mỗi gia đình cần giáo dục cho các thành viên trong nhà có ý thức không xả rác bừa bãi dù ở bất cứ nơi đâu.
          - Nghiêm túc chấp hành mọi quy định của chính quyền và các tổ chức đoàn thể về vấn đề rác thải và vệ sinh môi trường. Đóng lệ phí thu gom, xử lí rác thải đầy đủ..
          - Mỗi gia đình là những thành viên tích cực trong công tác tuyên truyền vận động với mọi người về vấn đề rác thải.
  5. Đối với học sinh 
- Nâng cao hiểu biết về thực trạng môi trường sống ở nông thôn, tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, cách thức bảo vệ môi trường, các hình thức giảm thiểu ô nhiễm bằng hình thức tham gia trao đổi, thảo luận theo nhóm, qua các kênh thông tin, đài báo.
- Tự tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, nơi ở. Không vứt rác bừa bãi, thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. Không đổ nước thải ra đường, làng xóm và các nơi công cộng. Cùng gia đình thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi. Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh.
- Vận động mọi người cùng tham góp phần chống nạn rác thải bừa bãi, bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Là những tuyên truyền viên tích cực ngay ở lớp, ở trường và nơi ở bằng nhiều hình thức khác nhau.
Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
          Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học sinh chúng em học tập biết vận dụng học đi đôi với hành. Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn, . 
          Các giải pháp được thực hiện  sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp cho cảnh quan của xã nhà. Sức khỏe của mọi người dân được bảo vệ, động, thực vật có môi trường tốt hơn để sinh trưởng và phát triển. Đem lại những lợ

File đính kèm:

  • docbai lien mon lop 72.doc