Bài tập kim loại tổng hợp

Câu 2 : Dung dịch A chứa a mol CuSO4 và b mol FeSO4. Xét 3 TN sau :

- TN1 : thêm c mol Mg vào dung dịch A. Sau phản ứng trong dung dịch có 3 muối.

- TN2 : thêm 2c mol Mg vào dung dịch A. Sau phản ứng trong dung dịch có 2 muối.

- TN3 : thêm 3c mol Mg vào dung dịch A. Sau phản ứng trong dung dịch có 1 muối.

a. Tìm quan hệ c với a và b trong 3 TN.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập kim loại tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 và SiO2.
Câu 28 : Hỗn hợp rắn X nặng 6g gồm Al2O3 ; Al(OH)3 ; Al2(SO4)3 được hòa tan hoàn toàn bằng 75 ml dung dịch KOH 2M ta thu được dung dịch Y trong suốt. Y có thể phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch FeCl3 0,1M. Sục khí CO2 đến dư vào Y, lọc bỏ kết tủa, lất toàn bộ nước lọc. Thêm từ từ dung dịch HCl vào nước lọc để pH < 7, tiếp tục thêm vào nước lọc này lượng BaCl2 dư. Kết thúc thí nghiệm thu được 6,99g kết tủa. Tính % hỗn hợp X, vì sao phải thêm HCl vào nước lọc ?
Câu 29 : Hỗn hợp A gồm bột Al và một oxit sắt được chia làm 3 phần bằng nhau :
Phần 1 : tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,016 lít khí (đktc).
Phần 2 và 3 đem nung ở nhiệt độ cao thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sản phẩm thu được sau khi nung ở phần 2 hòa tan trong NaOH dư thu được rắn C và không có khí. Cho C tác dụng hết với dung dịch AgNO3 1M cần 120 ml, sau phản ứng thu được 17,76g chất rắn và dung dịch chỉ có Fe(NO3)2.
Sản phẩm ở phần 3 cho vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,095M thu được dung dịch D và Fe không tan.
Xác định oxit Fe, khối lượng các chất sau phản ứng nhiệt nhôm, CM các chất trong D, khối lượng Fe không tan. Các phản ứng xảy ra hòan toàn.
Câu 30 : Hỗn hợp A gồm Al, CuO, Fe3O4. Hòa tan hết a gam hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 loãng chất khí không màu hóa nâu trong không khí có thể tích là 12,544 lít (đktc). mặt khác, nung a gam A trong môi trường không có không khí thu được chât rắn B. B tác dụng với NaOH dư không có khí thoát ra thu được chất rắn C có khối lượng nhỏ hơn B là 24,48g.
Cho khí H2 tác dụng từ từ với C ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng kết thúc thu được b gam hỗn hợp kim loại và tốn 12,096 lít H2 (81,90C ; 1,3atm)
Tính % mỗi chất trong A, tính thể tích SO2 thu được khi b gam hỗn hợp kim loại tan trong H2SO4 đặc nóng.
+H2
+O2
+Fe
+Br2 + D
+Y(+Z)
 Câu 31 : a) Na2CO3 NaCl NaClO
 NaOH Na
b)Fe Fe2O3.5H2O FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Fe3O4
Câu 32 : a) A X + D
 X B Y + Z
 C A + G
 b)Zn ZnO Na2ZnO2 ZnCl2 Zn(OH)2 ZnO
Câu 33 : 
Viết phương trình khi cho dung dịch Br2 , Cu tác dụng với FeSO4, FeBr2, FeCl3.
Tách ra khỏi dung dịch Cr2(SO4)3, CuSO4, MgSO4.
Chỉ dùng quì tím nhận (dung dịch ) : HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, BaCl2, AgNO3.
MgCO3®Mg(HCO3)2®MgO®MgCl2®Mg®MgSO4®Mg(OH)2®MgO®Mg(H2PO4)2
FeS2 + O2® A­+ B(rắn)
A + O2® C
C + D(lỏng)® Axit E
E + Cu® F + A + D
A + KOH® H + D
H + BaCl2 ® I + K
I + E ® L + A + D
A + Cl2 + D® E + M
Câu 34 : 
A + B ® C + D + E
C + NaOH ® F ¯ + Na2SO4
D + KOH ® G ¯ + H
C + KMnO4 + B ®D + MnSO4 + H +E
G + I ® K + E
E + F + O2 ® G
D + KI ® C + H + I2
C + Al ® M + L
L + I ® N + H2
N + Cl2 ® K
Câu 35 : Hòa tan 5,37g hỗn hợp gồm 0,02 mol AlCl3 và một muối halogenua của kim loại M hóa trị II vào nước,thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 thu được dung dịch và 14,35g kết tủa. Lọc lấy dung dịch, cho tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được 1,6g chất rắn. Mặt khác, nhúng thanh kim loại D hóa trị II vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng thanh kim loại D tăng 0,16g, giả sử toàn bộ M sinh ra bám hết vào D.
Xác định muối halogenua, D.
Tìm CM của dung dịch AgNO3.
Câu 36 : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3,Al2O3 thu được chất rắn A, khí D. Hòa tan A trong nước dư thu được dung dịch B và kết tủa C. Sục D dư vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Hòa tan C trong NaOH dư thấy tan một phần. Viết phương trình.
Câu 37 : Cho a gam bột nhôm tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch A và 0,1792 lit hỗn hợp khí N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với hidro là 14,25. Tính a.
Cho 6,4g hỗn hợp Ba, Na vào b gam nước thu được 1,344 lít H2 và dung dịch B. Tính b sao cho C% của B là 3,42%. Tính C% của NaOH trong B.
Cho ½ B tác dụng với dung dịch A thu được bao nhiêu gam kết tủa? Thêm tiếp lượng B còn lại thì m kết tủa là bao nhiêu? ( Thể tích ở đktc).
Câu 38 : 
Một hỗn hợp gồm nhôm và sắt. Tách 2 kim loại ra khỏi nhau bằng phương pháp hóa hóa học.
Ngâm 2,7 g hỗn hợp trên trong 200g dung dịch NaOH 10%. Hãy chứng tỏ rằng Al tan hết. Biết m dung dịch sau phản ứng là 200,24g. Tính khối lượng mỗi kim loại.
Câu 39 : Hòa tan 2,16g hỗn hợp ba kim loại Na, Al, Fe vào nước dư thu được 0,448 lit khí ở đktc và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,2g Cu và dung dịch A. Tách dung dịch A cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Tính m từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu và m B.
Câu 40 : Trộn hai dung dịch AgNO3 0,2M và dung dịch Pb(NO3)2 0,18M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Thêm 0,828g Al vào 200ml dung dịch A thu được chất rắn B và dung dịch C.
Tính mB.
Cho 20ml dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được 0,936g kết tủa. Tính CM của dung dịch NaOH.
Cho B vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,046g chất rắn D. Tính %m các chất trong D.
Câu 41 : Khi cho 28g hỗn hợp A gồm Cu và Ag vào dung dịch HNO3 đặc dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 10 lit NO2 ( 00C; 0,896 at).
Tính %m các chất trong A.
Cô cạn dung dịch thu được ở trên, lấy chất rắn hòa tan vào nước thu được dung dịch C. Điện phân ½ dung dịch C với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 1,34A trong 2,8 giờ. Tính m kim loại sinh ra ở catod.
Câu 42 : Cho 2,24g bột sắt vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M khuấy đều đến phản ứng hòan toàn thu được chất rắn A và dung dịch B.
Tính mA, CM các chất trong B.
Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch B, phản ứng xảy ra hòan toàn thu được kết tủa C, nung C đến m không đổi, tính m chất rắn thu được.
Hòa tan hòan toàn A bằng HNO3 đặc thu được khí màu nâu duy nhất bay ra. Tính V khí ở đktc.
Câu 43 : Hòa tan hòan toàn 7,5g hỗn hợp X chứa 2 kim loại Al, Mg bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 7,84 lít khí và dung dịch A.
Tính %m kim loại trong X.
Cho NaOH dư vào dung dịch A. Tính m kết tủa tạo thành.
Lấy 3,75g X tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Lấy chất rắn sinh ra tác dụng với HNO3 dư thu được NO2 duy nhất. Tính V. (thể tích cho ở đktc).
Câu 44 : Đốt nóng chiếc lò xo bằng sắt khối lượng 23,52g trong không khí, một phần sắt bị oxi hóa thành Fe3O4. Sau khi để nguội, đem hòan toàn hết vào dung dịch HNO3 loãng, t0 thu được 4,032 lít NO duy nhất. Tính % sắt bị oxi hóa. 
Câu 45 : Hòa tan 9,41g hỗn hợp Al và Zn vào 530 ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch A và 2,464 lít hỗn hợp N2O và NO ở đktc có khối lượng 4,28g.
Tính % mỗi kim loại .
Tính V dung dịch HNO3 2M.
Tính V dung dịch NH4OH 2M cho vào A để thu được kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất.
Câu 46 : Hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 được chia thành 2 phần bằng nhau :
Phần 1 : hòa tan vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 30ml dung dịch KMnO4 1M.
Phần 2 : nung với CO, Fe3O4 tạo thành Fe. Cho toàn bộ CO2 sinh ra hấp thụ hết vào bình Z chứa 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M thì có m1 gam kết tủa. Cho thêm nước vôi dư vào bình Z lại thấy có m2 gam kết tủa nữa. Biết m1 + m2 = 27,64g. Tính m X và %Fe3O4 bị khử.
Câu 47 : Hòa tan NiSO4.7H2O vào H2O thu được 500g dung dịch. Để điện phân hết Ni2+ có trong 100g dung dịch trên cần I=0,536A trong 4 giờ. Tính mH2O và mNiSO4.7H2O đã dùng ở trên để tạo ra 500g dung dịch.
Câu 48 : Tách (dung dịch) : Cr2(SO4)3 ; CuSO4 ; MgSO4.
Câu 49 : Hỗn hợp Fe và Cu tan hết trong HNO3 đặc, t0 (HNO3 hết) thu được dung dịch A có 3 muối và khí B duy nhất. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH, t0 thu được 2 hidroxit. Cho khí B tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch B1. Cô cạn B1, lấy chất rắn nung ở t0 thu được một muối. Viết phương trình xảy ra.
Câu 50 : Hòa tan 20g K2SO4 vào 150g H2O thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A một thời gian, sau khi điện phân khối lượng K2SO4 trong dung dịch chiếm 15% khối lượng của dung dịch. Biết H2O bay hơi không đáng kể.
Tính thể tích khí thoát ra ở điện cực (đktc).
Tính thể tích H2S cần dùng để tác dụng hết với khí thoát ra ở anod.
Câu 51 : Dùng H2SO4 đặc, nóng hòa tan hòan toàn 11,2g hợp kim Cu – Ag thu được khí A và dung dịch B.
Cho A tác dụng với nước clo dư, cho BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng thì thấy xuất hiện 18,64g kết tủa. Tính %m kim loại trong hỗn hợp đầu.
Nếu cho A hấp thụ hết vào 280ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính m muối.
Câu 52 : Hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 trộn theo tỉ lệ khối lượng là 7:3,6:17,4. Hòa tan hòan toàn A bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B. Lấy ½ dung dịch B cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa C. Lấy ½ dung dịch B cho khí Cl2 đi qua đến phản ứng hòan toàn, t0, thêm NaOH dư thu được kết tủa D. D và C chênh lệch nhau 1,7g. Nung D + C trong không khí thu được m gam rắn E. Tính khối lượng các chất trong A và tính m.
Câu 53 : Cho 5,6g bột sắt vào cốc A chứa 100ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M (D=1,15g/ml) khuấy kĩ cho đến khi phản ứng xảy ra hòan toàn. Thêm dung dịch H2SO4 20% (D=1,143g/ml) vào cốc A lại thấy phản ứng xảy ra (có bọt khí). Tiếp tục thêm từ từ dung dịch axit và khuấy kĩ cho đến khi phản ứng xảy ra hòan toàn thì chỉ thu được dung 

File đính kèm:

  • docbai tap kim loai tong hop.doc