Bài tập kim loại (tiếp)

1. Nhôm → Nhôm oxit → Nhôm clorua → Nhôm hyđroxit → Kali aluminat.

2. Nhôm → Nhôm oxit → Nhôm clorua → Nhôm hyđroxit → Nhôm oxit → Natri aluminat.

3. CaC2 →¨ C2H2 →¨ C6H6 →¨ C6H5Cl →¨ C6H5OH →¨ C6H2Br3OH.

4. Sắt → Sắt (III) sunfat → Sắt (III) hydroxit → Sắt (III) nitrat → Sắt (III) oxit

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nguyên chất (Al bị bao phủ một lớp Al2O3 bên ngoài) lần lượt vào dd HCl và dd NaOH.
Cho Na lần lượt vào 3 dd: FeSO4, AlCl3, NH4NO3.
Cho Canxi vào các dd sau: Natri sunfat, Đồng sunfat, Nước cất.
Nhỏ dần dần dd Natri hydroxit vào ống nghiệm đựng dd Nhôm clorua cho đến dư.
Cho 1 tấm mỏng bằng sắt vào dd chứa một trong các muối sau: Chì nitrat, Đồng sunfat, Kẽm clorua, Natri nitrat, Nhôm clorua, Bạc nitrat.
Cho Natri lần lượt: Oxy, Clo, Lưu huỳnh, Nước cất, dd Axit sunfuric, dd Đồng sunfat, Rượu etylic, dd NH4Cl
 3.Điều chế:
Cu, Mg, Fe từ Cu(OH)2, MgO, FeS2.
Hãy viết 3 phương trình điều chế: Sắt sunfua từ Sắt.
Các kim loại từ mỗi dd muối: NaCl, CuCl2, FeCl3.
Natri cacbonat, kim loại Natri, Nước javen, xút ăn da từ: Natri hidrocacbonat, Axit clohidric, Nước,
Tách hỗn hợp 2 chất rắn: Nhôm và Đồng.
Nguyên tắc điều chế kim loại từ dd Đồng sunfat, các pp điều chế Đồng.
Natri sunfit và Natri sunfat từ Quặng Pirit sắt, muối ăn và nước.
Tách hỗn hợp 3 kim loại: Nhôm, Sắt, Đồng.
Đồng (II) glyxerat và lipit (olein).
Anilin từ Nitrobenzen.
Nhôm clorua, Nhôm hydroxit, Natri aluminat từ Natri clorua, nước và Nhôm.
Quặng bôxit (Al2O3 có lẫn Fe2O3, SiO2) để thu được Al2O3 nguyên chất. 
Natri hydroxit, Axit clohdric và nước Javen từ Natri clorua và nước.
Phenol và Anilin từ Benzen.
Anilin , Axit axetic, Andehit axetic, Axit acrylic từ Cacbua canxi.
Rượu etylic, Phenol, Andehit axetic từ Axetylen.
Rượu etylic từ tinh bột.
Dietyl eter, Axit axetic, Etyl axetat, Poly butadien từ nguyên liệu là rượu Etylic.
Formiat metyl, axetat metyl, etyl axetat, benzoat metyl từ metan.
{Nhựa PE, PVC, PVA, polystyren}; {cao su Buna, cao su Buna –S, cao su Buna – N}; { tơ Capron, tơ Enăng, nylon 6.6, tơ clorin} từ đá vôi, than đá, và hoá chất vô cơ cần thiết.
C.Bài toán: 
1. Một hỗn hợp A gồm đồng và magie. Cho 8,8g hh tác dụng vừa đủ với 200ml dd axit clohidric thì thu được 2,24l khí (đktc).
Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Tính nồng độ mol/l của dd a.clohidric phản ứng.
Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dd a.nitric loãng, khi phản ứng xong thì thu được bao nhiêu lít khí nito monooxit ở đktc.
ĐS: 	a. 27,27%	b. 1M	c. 2,9867 lít
2. Hấp thụ hết 3,36 lit khí Cacbon dioxit(đktc) lần lượt vào:
150ml dd Natri hidroxit 1M.
200ml dd Natri hidroxit 1M.
150ml dd Natri hidroxit 2M.
Tính khối lượng muối thu được trong mỗi trường hợp.
ĐS:	a. 12,6g 	b. 8,4g; 5,3g	c. 15,9g	
3. Đốt nóng 1 hh gồm bột Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí. Những chất còn lại sau phản ứng nếu tác dụng với dd NaOH dư sẽ thu được 7,584 lít khí(đo ở 270C và 740 mmHg), nếu tác dụng với dd HCl dư sẽ phóng tích 30,336 lít khí đo trong cùng điều kiện trên.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và giải thích.
Tính lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
ĐS: 	27 gam Al; 69,6 gam Fe3O4
4. Hoà tan 1,46g hợp kim Cu-Al-Fe bằng dd H2SO4 (dư thưa) người ta thấy còn 0,46g một chất rắn không tan, dd A và 0,784 lít khí hidro bay ra (đktc).
Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim ban đầu.
Tính thể tích dd KMnO4 0,025M vừa đủ để tác dụng với dd A theo phương trình phản ứng:
	 KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
ĐS: 	a.36,98%; 19,17%; 42,85%; 40ml	
5. Một tấm plapin bên ngoài có phủ một lớp mỏng kim loại M (M có hoá trị II). Ngâm tấm kim loại này vào dd Cu(NO3)2 có dư cho đến khi kết thúc phản ứng thì khối lượng tấm kim loại này tăng thêm 0,16 gam. Lấy tấm kim loại đó ra khỏi dd Cu(NO3)2 và ngâm tiếp vào dd Hg(NO3)2 (có dư) cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy khối lượng tấm kim loại này lại tăng thêm 2,74 gam nữa.
Xác định têm kim loại M.
Tìm khối lượng M đã phủ lên tấm platin. Biết rằng tất cả lượng kim loại giải phóng ra từ dd đều được bám hết lên tấm platin.
ĐS: 	Fe; 1,12gam 
6. Hoà tan 60 gam CuSO4.5H2O vào nước thì thu được 500 ml dung dịch.
Tính nồng độ mol/l dd vừa pha chế.
Cho 2,8g bột Fe vào 100ml dd CuSO4 trên. Tính khối lượng kim loại thu được sau khi đã phản ứng xong.
Điện phân 250ml dd CuSO4 nói trên cho đến khi thấy khí vừa thoát ra ở Catod thì dừng lại. Tính độ tăng khối lượng của thanh Catod sau khi điện phân.
ĐS: 	a. 0,48M	b. 3,184 gam	c. 7,68 gam 
7. Xác định hàm lượng đôlômit (CaCO3.MgCO3) trong quặng, biết khi nung 40 gam quặng này người ta thu được 8,96l khí CO2 (đktc).
ĐS:	 92% 
8. Cho 5,1 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với dd H2SO4 loãng 0,2M thì thu được 5,6 lít khí H2 (đktc) và dd A.
Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Để trung hoà hết lượng axit còn dư trong dd A, người ta phải dùng hết 200ml dd NaOH 0,5M. Tính thể tích dd H2SO4 đã dùng ban đầu.
ĐS: 	a. 52,94%; 47,06%	b. 1,5 lít
9. Cho 11 gam hỗn hợp Nhôm và Sắt vào dd a.nitric loãng dư thì thấy có 6,72 lít khí dễ hoá nâu ngoài không khí thoát ra (đktc).
Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hh ban đầu.
Nếu đem lượng hh trên cho vào dd a.sunfuric đậm đặc, đun nóng, dư thì sẽ thu được bao nhiêu lít khí lưu huỳnh dioxit thoát ra (ở 00C, 2atm).
ĐS: 	a. 49,09%; 50,91%	b. 5,04 lít
10. Để hoà tan hết 11,2 hợp kim Cu-Ag thì phải tiêu tốn 19,6g dd H2SO4 đặc nóng, thu được khí A và dd B.
a. Cho khí A tác dụng với nước Clo dư, dd thu được lại cho tác dụng với dd Bari clorua dư thu được 18,64g kết tủa.
Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hợp kim ban đầu.
Tính nồng độ phầm trăm dd a.sunfuric đã dùng.
b.Lấy 1/10 dd B nhúng cây đinh sắt vào cho đến khi kết thúc phản ứng, lấy đinh sắt ra. Tính khối lượng kim loại đã bám trên đinh sắt.
ĐS: 	a.77,14%; 22,86%; C% = 40%	b. 1,12 gam
11. Ngâm một vật bằng Đồng có khối lượng 10g vào 250g dd Bạc nitrat 4%. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dd thì thấy khối lượng của Bạc nitrat trong dd giảm đi 17% so với ban đầu.
Tính khối lượng Bạc nitrat đã tham gia phản ứng. (1,7 gam)
Tính độ tăng khối lượng của vật bằng đồng. (0,76gam)
Tính khối lượng của vật bằng đồng sau phản ứng. (17,76 gam)
Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dd sau phản ứng. (3,33% và 0,377%)
12. Ngâm một lá kẽm vào dd có hoà tan 8,32g Cadimi Sunfat. Sau khi phản ứng xong lấy lá kẽm ra khỏi dd làm khô và đem cân lại thì thấy khối lượng lá kẽm tăng thêm 2,35% so với khối lượng trước phản ứng.
Tính độ tăng khối lượng của lá kẽm.
Tính khối lượng lá kẽm trước phản ứng.
ĐS:	 a.1,88 gam 	b. 80 gam 
13. Dung dịch P có chứa đồng thời ba muối: KNO3 0,1M; Cu(NO3)2 0,2M; AgNO3 0,3M. Lấy 200ml dd P, thêm vào đó 3,25g bột Zn và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng. Sau phản ứng ta thu được hỗn hợp kim loại M và dd Q có thể tích bằng thể tích dd P.
Tính khối lượng hỗn hợp M.
Tính nồng độ mol/l các chất trong dd Q.
 	ĐS: 	a.7,76 gam 	b. 0,1M; 0,1M; 0,25M
14. Hoà tan hết 3,52g hỗn hợp gồm Cu và CuO trong một lượng vủa đủ dd HNO3 20% thì thu được dd X và 1,344l khí nâu (đktc). 
Tính % theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu.
Tính khối lượng dd HNO3 20% đã dùng. 
Nhúng một tấm kim loại M (chưa rõ hoá trị) vào dd X cho đến khi phản ứng xong thì thấy khối lượng tấm kim loại này giảm đi 0,05g. Định tên kim loại M. 
ĐS:	 a.54,54%; 45,46% 	b.50,4 gam 	c.Zn
15. Điện phân hết 0,702g Natri clorua nóng chảy với điện cực trơ. Tính khối lượng kim loại thoá ra ở Catod và thể tích khí thoát ra ở Anod (đktc).
 	ĐS: 	0,276 gam; 0,1344 lít 
16. Điện phân nóng chảy hết 4,47g muối clorua của kim loại M hoá trị (I) thì thu được 0,672l khì thoát ra ở Anod (đktc). Gọi tên muối Clorua trên.
 ĐS: 	KCl 
17. Điện phân 200ml dd CuCl2 0,1M với điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân ta thu lấy dd W. Nhúng một thanh sắt vào dd W cho đến khi phản ứng xong, lấy thanh sắt ra đem cân lại thì thấy khối lượng tăng thêm 0,4g.
Tính thể tích khí thoát ra trong quá trình điện phân (đktc).
Tính khối lượng thanh Fe kim loại ban đầu, cho biết độ tăng khối lương của thanh Fe trên tương ứng với với 25% so với khối lượng ban đầu.
 	ĐS: 	a. 3,36 lít 	b. 1,6 gam
18. Cho m gam một mẩu Na kim loại vào 200ml dd AlCl3. Sau khi mẩu kim loại tan hết trong dd thì thu được 1,68l khí H2 (đktc), dd Z và một kết tủa T.Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được 2,55g chất rắn.
Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
Tính khối lượng m gam Natri ban đầu.
Tính nồng độ mol/l dd AlCl3.
 	 	ĐS: 	b. 3,45 gam 	c. 0.25M 	
19. Nhiệt phân 2,5g Canxi cacbonat thì thu được chất rắn A. Biết rằng quá trình nhiệt phân chỉ đạt hiệu suất 80%.
Tính thể tích khí thu được trong quá trình nhiệt phân (đktc).
Tính khối lượng chất rắn A. 
 	 ĐS: 	a. 0,448 lít	b. 16,2 gam
20. Nung nóng 16,8 gam hh gồm vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm với một lượng dư khí oxi, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Tính thể tích dd a.clohidric 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X. 
	ĐS:	400 ml
21. Cho từ từ dd NaOH 0,1M vào dd có chứa 26,7g AlCl3.
Viết tất cả phương trình phản ứng có thể xảy ra, phương trình ion và phương trình ion thu gọn.
Tính thể tích dd NaOH tối thiểu dùng để:
+ Lượng kết tủa sinh ra có giá trị kớn nhất.
+ Lượng kết tủa sinh ra vừa biến mất.
 	ĐS:	 	6 lít và 8 lít 
22. Hoà tan a gam FeSO4.7H2O trong nước đựng 300ml dd. Thêm H

File đính kèm:

  • docbai tap kim loai.doc
Giáo án liên quan