Bài giảng Tiết 59: Bài thực hành ( tính chất hóa học của crôm, sắt, đồng và những hợp chất của chúng)

1. Củng cố kiến thức về một số tính chất hóa học của các kim loại Cr,Fe,Cu và những hợp chất của chúng.

2. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất.

I. Dụng cụ và hóa chất:

1. Dụng cụ:

Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, đèn cồn, đũa thuỷ tinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 59: Bài thực hành ( tính chất hóa học của crôm, sắt, đồng và những hợp chất của chúng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59 	Ngµy so¹n: 26/2/2009 
	BÀI THỰC HÀNH
( Tính chất hóa học của Crôm, Sắt, Đồng và những hợp chất của chúng)
Mục tiêu bài thực hành:
Củng cố kiến thức về một số tính chất hóa học của các kim loại Cr,Fe,Cu và những hợp chất của chúng.
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất.
Dụng cụ và hóa chất:
Dụng cụ:
Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, đèn cồn, đũa thuỷ tinh.
Hóa chất:
Các dung dịch: NaOH, HCl, K2Cr2O7, FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 đăc, H2SO4 loãng, dd KMnO4, HNO3 loãng, FeCl3, KI, Đồng mảnh.
Tổ chức các hoạt động bài thực hành:
GV chia học sinh ra thành nhiều nhóm và cho học sinh tiến hành thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Tính chất hóa học của kali đicromat K2Cr2O7.
Tiến hành: Nhỏ vào ống nghiệm 10 giọt dung dịch K2Cr2O7. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch H2SO4 loãng, lắc nhẹ. Sau đó nhỏ tiếp dần dần vào ống nghiệm từng giọt dung dịch FeSO4 , lắc nhẹ.
Hiện tượng và giải thích:
Dung dịch lúc đầu có màu gia cam của ion Cr2O72- sau chuyển dần sang màu xanh của ion Cr3+. 
Pư: K2Cr2O7 + 6 FeSO4 + 7 H2SO4 à Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3 Fe2(SO4)3 + 7 H2O.
Kết luận: K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh , đặc biệt trong môi trường axit, Cr+6 bị khử thành ion Cr3+.
Thí nghiệm 2: Điều chế và tính chất của hidroxit sắt.
Cách tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 10 giọt nước cất đã đun sôi. Hoà tan một ít FeSO4 vào ống nghiệm (1), một ít Fe2(SO4)3 vào ống nghiện (2), nhỏ tiếp vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch NaOH loãng.
Hiện tượng và giải thích:
Trong ống nghiệm (1) xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, ống nghiệm (2) xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Pư: FeSO4 + 2 NaOH à Fe(OH)2↓ + Na2SO4
	 Fe2(SO4)3 + 6 NaOH à 2 Fe(OH)3↓ + 3 Na2SO4
Dùng đũa thuỷ tinh lấy nhanh từng loại kết tủa, sau đó nhỏ tiếp vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch HCl.
Trong ống nghiệm (1) kết tủa tan dần, thu được dung dịch có màu lục nhạt của FeCl2. Trong ống nghiệm (2) kết tủa tan dần tạo ra dung dịch có màu nâu của FeCl3.
Kết luận: Sắt (II) hidroxit và sắt (III) hidroxit có tính bazơ.
Thí nghiệm 3: Tính chất hóa học của muối sắt:
Tiến hành thí nghiệm:
Nhỏ vào ống nghiệm 10 giọt dung dịch FeCl3. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch KI và lắc.
Dung dịch trong ống nghiệm chuyển dần từ màu vàng sang màu nâu sẫm và cuối cùng xuất hiện kết tủa tím đen.
Pư: 2 FeCl3 + 2 KI à 2 FeCl2 + 2 KCl + I2 
Kết luận: Muối Fe3+ có tính oxi hóa.
 Thí nghiệm 4: Tính chất hóa học của đồng:
Tiến hành thí nghiệm:
Nhỏ 5 giọt dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm (1) có vài mảnh đồng.
Nhỏ 5 giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiện (2) có vài mảnh đồng.
nhỏ 5 giọt dd HNO3 loãng voà ống nghiệm (3) có mảnh đồng.
Hiện tượng và giải thích:
Ống nghiệm (1) không có pư xảy ra
Ống nghiệm (2) pư hóa học cũng không xảy ra.
Ống nghiệm (3) sau một thời gian miệng ống nghiệm có khí màu nâu đỏ, dung dịch có màu xanh.
phản ứng chứng minh.
HS viết tường trình thí nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 59.doc