Bài tập điện phân số 1

Bài 1. Điện phân một dung dịch muối MCln với điện cực trơ, khi ở catôt thu được 16 gam kim loại M thì ở anôt thu được 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Xác định kim loại M

Bài 2. Điện phân 500ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ cho tới khi catôt bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân. Để trung hoà dung dịch sau điện phân cần 800ml dung dịch NaOH 1M

1.Viết sơ đồ phương trình điện phân

2. Tính nồng độ mol của AgNO3 ban đầu

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập điện phân số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài tập điện phân số 1
Bài 1. Điện phân một dung dịch muối MCln với điện cực trơ, khi ở catôt thu được 16 gam kim loại M thì ở anôt thu được 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Xác định kim loại M
Bài 2. Điện phân 500ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ cho tới khi catôt bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân. Để trung hoà dung dịch sau điện phân cần 800ml dung dịch NaOH 1M
1.Viết sơ đồ phương trình điện phân
2. Tính nồng độ mol của AgNO3 ban đầu
3. Tính thời gian điện phân biết người ta dùng dòng điện với I=10A
Bài 3. Điện phân 2 lít dung dịch CuSO4 với điện cực trơ và I=10A cho đến khi catôt bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng điện phân, thấy phải mất 32 phút 10 giây
1.Viết sơ đồ phương trình điện phân
2. Tính nồng độ mol của CuSO4 ban đầu
3. Tính PH của dung dịch sau điện phân biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể
Bài 4. Hoà tan hỗn hợp A gồm kim loại M và ôxit MO (M là kim loại hoá trị II) vào 2 lít dung dịch HNO3 1M thu được 4,48 lít khí NO (đktc) và dung dịch B, để trung hoà axit dư trong dung dịch B cần 2 lít dung dịch NaOH 0,5M và thu được dung dịch C. Điện phân dung dịch C với điện cực trơ trong thời gian 48 phút 15 giây thu được 11,52 gam kim loại M ở catôt và 2,016 lít khí (đktc) ở anôt. Xác định kim loại M và I, Tính thời gian điện phân hết ion kim loại M2+ với cường độ như trên.
Bài 5. Điện phân 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 với bình điện phân là điện cực trơ I=0,5A dung dịch sau điện phân có PH=1, biết quá trình diện phân với H=80%
1. Viết sơ đồ phương trình điện phân
2. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 ban đầu
3. Tính thời gian điện phân
Bài 6. Điện phân 100 gam dung dịch Na2SO4 14,2% trong bình điện phân điện cực trơ đến khi nồng độ Na2SO4 trong dung dịch sau điện phân là 14,73% thì dừng lại
1. Viết sơ đồ phương trình điện phân
2. Tính thời gian điện phân biết I=0,5A
Bài 7. Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 điện cực trơ I=9,65A đến khí thể tích khí thoát ra ở các điện cực đều bằng 1,12 lít (đktc) thì dừng điện phân
1. Viết sơ đồ phương trình điện phân
2. Tính thời gian điện phân và nồng độ mol của CuSO4 ban đầu.
Bài 8. Điện phân nóng chảy 4 gam hiđrôxit của một kim loại M thu được ở catôt một hỗn hợp khí có thể tích là 1,68 lít (đktc) biết H=100%
1. Viết sơ đồ phương trình điện phân
2. Xác định công thức của hiđrôxit kim loại M
Bài 9. Điện phân nóng chảy một hợp chất ôxit của kim loại M thu được 10,8 gam kim loại và đồng thời ở anôt có 6,72 lít khí thoát ra (đktc). H=100%
1. Viết sơ đồ phương trình điện phân
2. Xác định công thức của ôxit kim loại trên.
Bài 10. Sau khi điện phân 500ml dung dịch AgNO3 ta thu được dung dịch X, cho vào dung dịch X một lượng dung dịch NaCl không thấy có kết tủa xuất hiện đồng thời thấy catôt tăng lên 2,16 gam
1. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3
2. Tính thời gian điện phân và thể tích khí thoát ra ở anôt (đktc)
Bài 11. Tiến hành điện phân với điện cực trơ có vách ngăn một dung dịch gồm m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl đến phản ứng hoàn toàn thì thu được 0,448 lít khí (đktc) ở anôt và dung dịch sau điện phân có thể hoà tan tối đa 0,68 gam Al2O3.
1.Tính 
2. Tính khối lượng catôt tăng lên trong quá trình điện phân
3. Tính khối lượng dung dịch giảm trong quá trình điện phân
Bài 12. Điện phân với điện cực trơ 200ml dung dịch A có chứa muối nitrat của kim loại M hoá trị I đến khi bắt đầu xuất hiện bọt khí ở catôt thì dừng điện phân. Để trung hoà dung dịch sau điện phân người ta dùng 250ml dung dịch KOH 0,8M. Trong một thí nghiệm khác người ta nhúng thanh kim loại Zn có khối lượng 50 gam vào dung dịch A nói trên khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh kim loại tăng 30,2 % so với ban đầu. Xác định kim loại M
Bài 13. Trong 500ml dung dịch A có chứa 0,4925 gam một hỗn hợp muối RCl và ROH. Dung dịch A có PH=12, khi điện phân có vách ngăn 1/10 dung dịch A đến khi hết khí Cl2 ta thu được 11,2 ml khí Cl2(đktc)
1. Xác định tên kim loại R
2. Phải điện phân 1/10 dung dịch A trong bao lâu với I=9,65A để được dung dịch chứa một chất tan và tính PH của dung dịch sau
Bài 14. Chia 1,6 lít dung dịch hỗn hợp HCl và Cu(NO3)2 thành hai phần bằng nhau
Phần 1. Điện phân trong thời gian t với I=2,5A thì thu được 3,136 lít khí (đktc) duy nhất ở anôt, dung sau điện phân phản ứng vừa đủ với 550 ml dung dịch NaOH 0,8M thì thu được 1,96 gam kết tủa
1. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch ban đầu và t
2. Cho m gam Fe vào phần 2 sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,7m gam. Tính m và V lít khí H2(đktc)
Bài 15. Hoà tan 4,5 gam XSO4.5H2O vào nước thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện cực trơ. Nếu điện phân trong thời gian t thu được kim loại ở catôt và 0,007 mol khí ở anôt. Nếu điện phân trong thời gian 2t thì thu được 0,024 mol khí. Xác định công thức XSO4.5H2O và tính t biết I=1,93A.

File đính kèm:

  • docbai tap dien phan 01.doc
Giáo án liên quan