Bài tập Cacbon - Silic

Câu 1. Viết phương trình theo chuyển hóa sau:

a. CO2  C  CO  CO2  CaCO3  Ca(HCO3)2  CO2

b. CO2  CaCO3  Ca(HCO3)2  CO2  C  CO  CO2

Câu 2. Viết các phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CO2 đi qua dung dịch NaOH, Ca(OH)2.

Câu 3. Hoàn thành các phản ứng sau:

a. Silic đioxit  natri silicat  axit silisic  silic đioxit  silic

b. Cát thạch anh  Na2SiO3  H2SiO3  SiO2

c. Si  Mg2Si  SiH4  SiO2  Si

Câu 4. Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Cacbon - Silic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: TỰ LUẬN
Viết phương trình theo chuyển hóa sau:
a. CO2 ® C ® CO ® CO2 ® CaCO3 ® Ca(HCO3)2 ® CO2
b. CO2 ® CaCO3 ® Ca(HCO3)2 ® CO2 ® C ® CO ® CO2
Viết các phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CO2 đi qua dung dịch NaOH, Ca(OH)2.
Hoàn thành các phản ứng sau:
a. Silic đioxit ® natri silicat ® axit silisic ® silic đioxit ® silic
b. Cát thạch anh ® Na2SiO3 ® H2SiO3 ® SiO2 
c. Si ® Mg2Si ® SiH4 ® SiO2 ® Si
Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m
PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM
Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế khí CO2, người ta thường thu nó bằng cách 
A. chưng cất.	B. đẩy không khí. 	
C. kết tinh. 	D. chiết.
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO2 bằng phản ứng
A. C + O2. 	B. nung CaCO3.	
C. CaCO3 + dung dịch HCl. 	D. đốt cháy hợp chất hữu cơ.
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO bằng cách
A. cho hơi nước qua than nung đỏ. 	B. cho không khí qua than nung đỏ
C. cho CO2 qua than nung đỏ. 	D. đun nóng axit fomic với H2SO4 đặc.
Kim cương, than chì và than vô định hình là
A. các đồng phân của cacbon. 	B. các đồng vị của cacbon.
C. các dạng thù hình của cacbon. 	D. các hợp chất của cacbon.
Khi nung than đá trong lò không có không khí thì thu được
A. graphit	B. than chì. 	
C. than cốc. 	D. kim cương.
Trong các hợp chất vô cơ, cacbon có các số oxi hoá là
A. –4; 0; +2; +4. 	B. –4; 0; +1; +2; +4. 
C. –1; +2; +4. 	D. –4; +2; +4.
Khí CO2 có lẫn khí SO2. Có thể thu được CO2 tinh khiết khi dẫn hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng các dung dịch
A. Br2 và H2SO4 đặc. 	B. Na2CO3 và H2SO4 đặc.
C. NaOH và H2SO4 đặc. 	D. KMnO4 và H2SO4 đặc.
Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tếlà do nó có khả năng
A. hấp thụ các khí độc. 	B. hấp phụ các khí độc.	
C. phản ứng với khí độc. 	D. khử các khí độc.
Để khắc chữ trên thuỷ tinh, người ta thường sử dụng
A. NaOH. 	B. Na2CO3. 	C. HF. 	D. HCl.
Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách nung SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao với
A. magiê. 	B. than cốc.	C. nhôm. 	D. cacbon oxit.
Thuỷ tinh lỏng là dung dịch đặc của
A. Na2CO3 và K2CO3. 	B. Na2SiO3 và K2SiO3.	
C. Na2SO3 và K2SO3. 	D. Na2CO3 và K2SO3.
Thành phần chính của đất sét trắng (cao lanh) là
A. Na2O.Al2O3.6SiO2. 	B. SiO2. 
C. Al2O3.2SiO2.2H2O. 	D. 3MgO.2SiO2.2H2O.
Thành phần chính của cát là
A. GeO2. 	B. PbO2. 	C. SnO2. 	D. SiO2.
	Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon. Kim cương cứng nhất trong tự nhiên, trong khi than chì mềm đến mức có thể dùng để sản xuất lõi bút chì 6B, dùng để kẻ mắt. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
	A. Kim cương có cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, than chì có cấu trúc lớp, trong đó khoảng cách giữa các lớp khá lớn.
	B. Kim cương có liên kết cộng hoá trị bền, than chì thì không.
	C. Đốt cháy kim cương hay than chì ở nhiệt độ cao đều tạo thành khí cacboniC.
	D. Một nguyên nhân khác.
Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây:
	A. đá đỏ.	B. đá vôi.	C. đá mài.	D. đá tổ ong.
Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất xi măng ?
	A. Đất sét.	B. Đá vôi.	C. Cát.	D. Thạch cao.
Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?
A. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ).	B. Sản xuất xi măng.
C. Sản xuất thuỷ tinh.	D. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.
Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách nào sau đây:
A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy 	
B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng 
C. Cho K2SiO3 tác dụng với NaHCO3 	
D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl
Silic phản ứng với dãy chất nào sau đây:
A. CuSO4, SiO2 H2SO4 (l) 	 B. F2, Mg, NaOH 
C. HCl, Fe(NO3)2, CH3COOH 	 D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl
Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào?
A. C + O2 ® CO2 	B. 3C + 4Al ® Al4C3 	
C. C + CuO ® Cu + CO2 	D. C + H2O ®CO + H2
Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO ta dùng phương pháp nào sau đây:
A. Cho qua dung dịch HCl 	B. Cho qua dung dịch H2O 
C. Cho qua dung dịch Ca(OH)2 	D. Cho hỗn hợp qua Na2CO3
Cacbon phản ứng với dãy nào sau đây:
A. Na2O, NaOH và HCl 	B. Al, HNO3 và KClO3 
C. Ba(OH)2, Na2CO3 và CaCO3 	D. NH4Cl, KOH và AgNO3
Trong các phản ứng hóa học cacbon thể hiện tính gì:
A. Tính khử 	 	B. Tính oxi hóa 
C. Vừa khử vừa oxi hóa 	D. Không thể hiện tính khử và oxi hóa.
Số oxi hóa cao nhất của Silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây:
A. SiO 	B. SiO2 	C. SiH4 	D. Mg2Si
Khi cho nước tác dụng với oxit axit thì axit sẽ không được tạo thành, nếu oxit axit đó là:
A. Cacbon đioxit.	B. Lưu huỳnh đioxit.
C. Silic đioxit.	D. Đinitơ pentaoxit.
Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Muối NaHCO3 có thể tham gia phản ứng nào sau đây:
	A. Tác dụng với axit.	B. Tác dụng với kiềm.
	C. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân	D. Cả ba tính chất A, B, C.
Muối nào có tính chất lưỡng tính ?
	A. NaHSO4	B. Na2CO3	
	C. NaHCO3	D. Không phải các muối trên.
Silic đioxit là chất ở dạng
	A. Vô định hình	B. Tinh thể nguyên tử.
	C. Tinh thể phân tử	D. Tinh thể ion.
Silic đioxit tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat, vậy SiO2 là: 
A. Oxit axit.	B. Oxit bazơ.	
C. Oxit trung tính.	D. Ox
Chọn câu phát biểu đúng.
	A. CO là oxit axit	B. CO là oxit trung tính.
	C. CO là oxit bazo	D. CO là oxit lưỡng tính.
Phương trình ion rút gọn: 2H+ + SiO32- → H2SiO3↓ Ứng với phản ứng giữa các chất nào sau đây ?
	A. Axit cacbonic và canxi silicat.	B. Axit cacbonic và natri silicat.
	C. Axit clohiđric và canxi silicat.	D. Axit clohiđric và natri siliat.
Một loại thủy tinh thường chứa 13% natri oxit; 11,7% canxi oxit và 75,3% silic đioxit về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này được biểu diễn dưới dạng các oxit là:
	A. 2Na2O.CaO.6SiO2.	B. Na2O.CaO.6SiO2.
	C. 2Na2O.6CaO.SiO2.	D. Na2O.6CaO.SiO2.
Loại thủy tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO; 70,59% SiO2 có công thức dưới dạng các oxit là:
	A. K2O.CaO.4SiO2.	B. K2O.2CaO.6SiO2.
	C. K2O.CaO.6SiO2.	D. K2O.3CaO.8SiO2.
Một loại thuỷ tinh chứa 18,43% -K2O, 10,98%-CaO, 70,59% -SiO2. Công thức của thuỷ tinh là: 
	A. K2O. CaO. 6SiO2 	B. 6K2O.6CaO.SiO2	
	C. K2O.2CaO.6SiO2	 D. K2O.3CaO.4SiO2
Để phân biệt các dung dịch Na2CO3, KNO3, Na2SiO3 trong các ống nghiệm mất nhãn người ta dùng 1 dung dịch sau:
	A. H2CO3	B. KCl	C. HCl	D. NaOH
Khi CO2 không thể dùng để dập tắt đám cháy chất nào sau đây?
 A. Magiê 	B. Cacbon 	C. Photpho 	D. Mêtan 
Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thái rắn ?
 A. CO 	B. CO2 	C. SO2 	D. NO2 
Khí CO không khử được chất nào sau đây ở nhiệt độ cao ?
 A. CuO 	B. CaO 	 C. PbO 	D. ZnO
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

File đính kèm:

  • docBAI TAP CHUONG 3CO BAN.doc
Giáo án liên quan