Bài soạn Vật lí 8 tuần 8: Áp suất

Tuần 8 Tiết 8

Bài 7: ÁP SUẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết được định nghĩa áp lực và áp suất, công thức tính áp suất, tên và đơn vị các đại lượng .

- HS hiểu:

+ Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.

+ Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố S và áp lực F.

+ Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp.

- HS vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng tiến hành TN theo nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức hợp tác làm việc theo nhóm

Trọng tâm: biết áp lực là gì, công thức tính áp suất, vận dụng làm được bài tập thực tế có liên quan.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lí 8 tuần 8: Áp suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 25/9/ 2014 Tuần 8 Tiết 8
Bài 7: ÁP SUẤT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- HS biết được định nghĩa áp lực và áp suất, công thức tính áp suất, tên và đơn vị các đại lượng .
- HS hiểu: 
+ Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
+ Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố S và áp lực F.
+ Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
- HS vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng tiến hành TN theo nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức hợp tác làm việc theo nhóm 
Trọng tâm: biết áp lực là gì, công thức tính áp suất, vận dụng làm được bài tập thực tế có liên quan. 
II. CHUẨN BỊ 
 - Gv: Chuẩn bị cho Hs mỗi nhóm 1 khay đựng cát và ba miếng kim loại hình chữ nhật.
 - Tranh vẽ Hình 7.1; 7.3, Bảng phụ kẻ sẵn bảng 7.1.
 đề kiểm tra 15’ phô tô ( kiểm tra vào cuối giờ )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
	1. Ổn định tổ chức 
	2. Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập 
* Đặt vấn đề: GV Nêu tình huống học tập như SGK ..... bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
 3. Bài mới 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài ghi
HĐ 1 Nghiên cứu áp lực là gì ?
GV yêu cầu HS đọc mục I – SGK.
GV thông báo khái nịêm áp lực.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7.3 làm C1.
GV: Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về áp lực trong đời sống (mỗi ví dụ chỉ rõ áp lực vào mặt bị ép)
HĐ 2 Nghiên cứu áp suất
Quan sát và dự đoán:
GV hướng dẫn HS thảo luận, dựa trên các ví dụ đã nêu để dự đoán tác dụng của áp lực phụ thuộc và độ lớn của áp lực (F) và diện tích bị ép (S) 
Thí nghiệm:
GV hướng dẫn về mục đích thí nghiệm, phương án thí nghiệm (hình 7.4).
GV: yêu cầu HS phân tích kết quả thí nghiệm và nêu kết luận (câu 3)
GV thông báo tác dụng của áp lực tỉ lệ thuận với F, tỉ lệ nghịch với S.
GV giới thiệu khái niệm áp suất, kí hiệu.
GV: Hướng dẫn HS xây dựng công thức.
	p: áp suất (N/m2; N/cm2)
	F: áp lực (N)
	S: diện tích (m2; cm2)
GV giới thiệu đơn vị như SGK.
GV cho HS làm bài tập áp dụng với F = 5N.
S1 = 50cm2, S2 = 10cm2. Tính p1, p2.
HĐ 3 Vận dụng
GV: Yêu cầu HS làm C4 (chú ý khai thác công thức)
GV: Yêu cầu HS làm C5.
HS: ghi khái niệm vào HS: (hoạt động cá nhân)
HS: thảo luận lớp.
HS: thảo luận lớp.
HS: thảo luận nhóm, thống nhất toàn lớp.
HS: làm thí nghiệm hình 7.4, ghi kết quả theo nhóm lên bảng 7.1 (đã kẻ sẵn).
HS: tự ghi kết luận vào vở.
HS: Ghi khái niệm vào vở.
HS: Ghi vở.
HS: làm việc cá nhân.
HS: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, lớp.
HS: làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.
I.Áp lực là gì ?
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
II. Áp suất:
 1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
a) Thí nghiệm: (H7.4)
b) Kết luận: (SGK)
2. Áp suất:
a) Khái niệm:
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
b)Công thức:
F: Áp lực (N)
S: diện tích bị ép (m2)
P: áp suất (N/ m2)
Đơn vị áp suất (N/ m2) còn gọi là Paxcan (pa)
 1pa = 1N/ m2
III. Vận dụng:
C4: Dựa vào nguyên tắc P phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép 
Tăng áp suất
Giảm áp suất
C5. áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang N/m2
áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang là
pô = N/m2
=> Pô< px nên xe tăng chạy được trên đất mềm .
4. Củng cố 
Câu 1. Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất:
	A. Người đứng cả hai chân 
	B. Người đứng co một chân
	C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống
	D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ
Câu 2. Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào ? Trong các cách sau đây, cách nào là không đúng ?
	A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép
	B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
	C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép
	D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Câu 3. Móng nhà phải xây rộng hơn tường nhà vì:
	A. Để giảm trọng lượng của nền nhà xuống mặt đất. B. Giảm áp suất lên mặt đất
F1
F1
F1
F1
	C. Để tăng trọng lượng của nền nhà xuống mặt đất. D. Tăng áp suất lên mặt đất 
Câu 4. Lực nào đóng vai trò áp lực trong hình vẽ sau ?
	A. Lực F4 B. Lực F3
	C. Lực F2 D. Lực F1
GV tổng kết bài 
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
Học phần ghi nhớ 
 Làm bài tập:7.1 7.6 (SBT)
GV hướng dẫn bài 7.5 .............. trọng lượng người P = p.S.....=......= 51 kg.
* Đối với lớp điểm sáng: Xác định được áp suất, công thức tính, đơn vị áp suất . Vận dụng làm bài tập nâng cao. 
* Đới với lớp đại trà: Nhận biết được được áp suất, công thức tính, đơn vị áp suất. Vận dụng làm bài tập SBT. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................HS: .........................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Ninh Hòa, ngày../9/2014
Duyệt của tổ trưởng 
.
Tô Minh Đầy 

File đính kèm:

  • docvat li 8.doc
Giáo án liên quan