Bài soạn Vật lí 8 tuần 6: Lực ma sát

Tuần 6 Tiết 6

Bài 6: LỰC MA SÁT

I/ MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

HS biết - Nhận biết lực ma sát là một lực cơ học. Phân biệt được ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn,.

HS hiểu - Đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này.

 - Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ.

 - Phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật.

HS vận dụng - Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực ma sát.

 2. Kĩ năng - củng cố kĩ năng đo lực, đặc biệt là đo Fms để rút ra nhận xét về đặc điểm Fms.

 3. Thái độ. Hăng hái tham gia xây dựng bài, Yêu thích môn học.

Trọng tâm : khái niệm lực ma sát trượt, ma sát lăn, các cách làm tăng hoặc giảm lực ma sát.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lí 8 tuần 6: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 10/9/ 2014 Tuần 6 Tiết 6
Bài 6: LỰC MA SÁT
I/ MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
HS biết - Nhận biết lực ma sát là một lực cơ học. Phân biệt được ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn,.
HS hiểu - Đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này.
 - Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ. 
 - Phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. 
HS vận dụng - Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực ma sát.	 
 2. Kĩ năng - củng cố kĩ năng đo lực, đặc biệt là đo Fms để rút ra nhận xét về đặc điểm Fms.
 3. Thái độ. Hăng hái tham gia xây dựng bài, Yêu thích môn học.
Trọng tâm : khái niệm lực ma sát trượt, ma sát lăn, các cách làm tăng hoặc giảm lực ma sát.
II/ CHUẨN BỊ 
GV: Chuẩn bị cho cả lớp các vòng bi; 1 tranh vẽ diễn tả người đẩy vật nặng trượt và đẩy vật trên con lăn.
Mỗi nhóm HS có: Lực kế, miếng gỗ (1 mặt nhẵn, một mặt nhám); 1 quả cân; 1 xe lăn; 2 con lăn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
	1. Ổn định tổ chức 
	2. Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập 
HS1: Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng. Chữa bài 5.1; 5.2 ?
HS2: Quán tính là gì ? Chữa bài 5.3; 5.4 ? 
2HS : Lên bảng trình bày. Gv: Nhận xét và cho điểm.
* Đặt vấn đề: Nêu tình huống học tập “Tại sao khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã”, Có cách nào để không bị ngã ..... Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
 	3.Bài mới 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 Nghiên cứu khi nào có lực ma sát ?
Khi nào có lực ma sát ?
	Hai vật tiếp xúc nhau là có ma sát. Có 3 loại ma sát:
Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
Cá nhân nghiên cứu phát hiện ra chuyển động trượt.
Một vật chuyển động trượt trên mặt một vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát trượt.
Chú ý: Tính cản trở chuyển động.
Nêu thí dụ về lực ma sát trượt trong cuộc sống.
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
Lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi có phải ma sát trượt không?
Chuyển động trên là chuyển động gì?
Một vật chuyển động lăn trên mặt một vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát lăn.
Lực ma sát lăn có cản trở chuyển động không?
Nêu thí dụ về lực ma sát lăn trong cuộc sống.
Quan sát hình 6.1 trả lời C3.
Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 6.2.
Phát dụng cụ, yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm.
Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
. Mặc dù lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật nặng vẫn đứng yên chứng tỏ giữa vật nặng và mặt bàn có lực gì?
. Lực cản này như thế nào so với lực kéo?
Lực cân bằng với lực kéo ở thí nghiệm trên gọi là lực ma sát nghỉ.
Lực ma sát nghỉ giữ vật như thế nào?
Nêu thí dụ về lực ma sát nghỉ trong cuộc sống.
HĐ 2 Tìm hiểu về lực ma sát trong cuộc sống và kĩ thuật
Theo hình 6.3, 6.4, kẻ bảng.
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
Gọi đại diện nhóm điền vào bảng.
Hướng dẫn HS sửa sai. (nếu có)
Cho HS xem 1 số ổ bi và yêu cầu HS nêu tác dụng và ý nghĩa.
HĐ 3 Vận dụng
? HS nghiên cứu C8: Trả lời vào phiếu học tập. Sau đó kiểm tra một số Hs và chữa chung cho cả lớp.
? Yêu cầu Hs trả lời câu C9 ?
Gv: Các em cho biết có mấy loại ma sát, hãy kể tên.
? Nêu đại lương sinh ra Fms trượt, Fms lăn, Fms nghỉ?
Fms trong trường hợp nào có hại cách làm giảm?
- Đọc thông tin SGK.
+ Vành bánh xe trượt qua má phanh.
+ Bánh xe chuyển động trượt trên mặt đường.
- Đọc thông tin SGK.
- Không phải vì không có chuyển động trượt.
- Chuyển động lăn.
- Lực ma sát lăn có cản trở chuyển động. 
Thí dụ:
C3: a. Ma sát trượt, chuyển động lớn hơn, có 3 người đẩy.
b. Ma sát lăn, chuyển động nhỏ hơn, có 1 người đẩy
- Đọc thông tin và quan sát hình 6.2.
- Nhận dụng cụ, làm thí nghiệm theo nhóm.
- Thảo lụân nhóm:
. Giữa mặt bàn với vật có lực cản.
. Lực cản cân bằng với lực kéo.
. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Thí dụ:
I. Khi nào có lực ma sát ?
 1. Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên lề mặt một vật khác.
VD: Khi kéo lê thùng hàng trên sàn nhà.
 2. Lực ma sát lăn:
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
VD: Đá quả bóng lăn trên sân.
3.Lực ma sát nghỉ:
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
VD: Quyển sách đặt trên bàn.
II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật.
1. Lực ma sát có thể có hại như làm cho vật nhanh mòn. Hư hỏng, cản trở CĐ nên phải bôi dầu mỡ hoặc dùng ổ bi.
2. Lực ma sát có thể có lợi như giúp các vật có thể dính kết vào nhau.
VD: Bánh xe phải tạo rãnh.
III. Vận dụng
C8: khi đi trên sàn nhà mới lau dễ bị ngã vì Fms rất nhỏ. Trong trường hợp này ma sát lại có ích....
C9:
Biến Fms trượt => Fms lăn =>giảm Fms=> máy móc chuyển động dễ dàng.
4. Củng cố 
GV. Chốt nội dung bài học cần ghi nhớ cho học sinh.
Hs: giơ bảng con trả lời bài tập sau: dưới dạng trò chơi rồng vàng ( nếu còn thời gian )
Bài tập 1. Ma sát nghỉ không xuất hiện trong trường hợp sau đây :
 A. kéo vật nhưng vật không di chuyển B. vật nằm yên trên mặt ván nghiêng
 C. vật nằm yên trên mặt sàn ngang D. Nhổ đinh nhưng đinh không dịch chuyển
Bài tập 2. Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây ?
 A. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã B. Mài nhẵn các bề mặt kim loại
 C. Diêm quẹt cháy khi được quẹt vào vỏ hộp diêm D. Các chi tiết máy mòn đi khi vận hành
Bài tập 3. Trong các cách làm sau đây, cách nào giảm được lực ma sát?
 A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
 C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Bài tập 4. Cách nào sau đây có thể làm tăng ma sát ?
 A. Giảm độ nhẵn bề mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhẵn bề mặt tiếp xúc
 C. Giảm độ nhám bề mặt tiếp xúc D. Giảm áp lực lên bề mặt tiếp xúc
Bài tập 5. Câu nào sau đây có liên quan đến ma sát ?
 A. “nước chảy chỗ trũng” B. “trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa”
 C. “nước chảy đá mòn” D. “khoai đất lạ, mạ đất quen”
5. Hướng dẫn học ở nhà 
GV: Các em học theo phần ghi nhớ, làm lại C8, C9 SGK.
BTVN Làm bài tập từ 6.1- 6.4 SBT.
Đọc thêm mục có thể em chưa biết SGK.
Đọc trước bài 7 ÁP SUẤT SGK : Tìm hiểu trước áp lực là gì ? 
* Đối với lớp điểm sáng: Nhận biết được lực ma sát, ma sát nghỉ, ma sát trượt và đặt điểm của nó. Tác hại lực ma sát và vận dụng sự có ích của lực ma sát
* Đới với lớp đại trà: Nhận biết được lực ma sát, ma sát nghỉ, ma sát trượt và đặt điểm của nó.Vận dụng 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................HS: .........................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Ninh Hòa, ngày../9/2014
Duyệt của tổ trưởng 
.
Tô Minh Đầy 

File đính kèm:

  • docvat li 8.doc
Giáo án liên quan