Bài soạn Vật lí 8 tuần 2: Vận tốc

 Tuần 2 Tiết2

Bài 2: VẬN TỐC

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- HS biết từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động đó.

- HS nắm vững công thức tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc, biết được đơn vị hợp pháp của vận tốc và cách đổi đơn vị.

- HS vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.

 2. Kĩ năng: HS có kĩ năng vận dụng công thức, tính toán.

 3.Tình cảm thái độ: Hăng hái xây dựng bài

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Tranh vẽ tốc kế của xe máy

 2. Học sinh : Chuẩn bị SGK , SBT , vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1. Ổn định tổ chức : TT - VS - SS

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lí 8 tuần 2: Vận tốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 20 8 / 2014 Tuần 2 Tiết2 
Bài 2: VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
- HS biết từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động đó.
- HS nắm vững công thức tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc, biết được đơn vị hợp pháp của vận tốc và cách đổi đơn vị.
- HS vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động. 
 2. Kĩ năng: HS có kĩ năng vận dụng công thức, tính toán.
 3.Tình cảm thái độ: Hăng hái xây dựng bài
II. CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: Tranh vẽ tốc kế của xe máy
 2. Học sinh : Chuẩn bị SGK , SBT , vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1. Ổn định tổ chức : TT - VS - SS 
 2. Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập 
CH1: chuyển động cơ học là gì ? lấy VD minh họa ? Làm bài 1.1 và 1.2 sbt
CH2: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối ? hãy kể tên các loại chuyển động thường gặp mỗi loại cho 1VD minh họa, làm bài tập 1.4 sbt
2HS: Trả lời , GV nhận xét cho điểm
đáp án bài tập 1.1 C, 1.2 A
 bài tập 1.4 : mặt trời , Trái đất
 * Đặt vấn đề: Làm thế nào để biết sự nhanh hay chậm của chuyển động ?
 3. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bài
HĐ1: Tìm hiểu về vận tốc 
GV Treo bảng 2.1, HS làm C1.
? HS đọc kết quả. Tại sao có kết quả đó ?
- Làm C2 và chọn nhóm đọc kết quả.
- Hãy so sánh độ lớn các giá trị tìm được ở cột 5 trong bảng 2.1
- Thông báo các giá trị đó là vận tốc.
- HS phát biểu khái niệm vận tốc.
- Dùng khái niệm vận tốc để đối chiếu với cột xếp hạng có sự quan hệ gì?
- Thông báo thêm một số đơn vị thời gian: giờ, phút, giây.
- HS làm C3
HĐ2: Lập công thức tính vận tốc 
- Giới thiệu s, t, v và dựa vào bảng 2.1 để lập công thức.
- Suy ra công thức tính s, t
HĐ3: Tìm hiểu đơn vị vận tốc 
GV treo bảng 2.2 và gợi ý HS tìm các đơn vị khác.
- Thực tế người ta đo vận tốc bằng dụng cụ gọi là tốc kế.
- Hình 2.2 ta thường thấy ở đâu?
HĐ4: Vận dụng 
GV: gọi hs đọc C.5
- Các em làm việc cá nhân.
- Gợi ý: muốn biết chuyển động nào nhanh hay chậm hơn ta làm thế nào ?
- Gọi HS lên bảng làm câu b.
GV: Để làm được C.6 ta vận dụng công thức nào?
- Gọi hs lên bảng
GV: Phân lớp thành 2 dãy bàn.
Dãy 1: Làm BT C.7
Dãy 2: Làm BT C.8
- Gọi hs đại diện hai dãy lên làm.
- Cho hs đọc phần có thể em chưa biết (nếu còn thời gian)
- Giao bài tập về nhà
- Thảo luận nhóm và ghi kết quả.
Cùng quãng đường, thời gian càng ít càng chạy nhanh.
- Tính toán và ghi kết quả vào bảng.
- Cá nhân làm việc và so sánh kết quả.
- Quãng đường đi được trong một giây.
- Vận tốc càng lớn chuyển động càng nhanh.
chuyển động / nhanh hay chậm / quãng đường đi được / trong một giây
- Lấy cột 2 chia cho cột 3
- v = s / t
® s = v . t; t = s / v
-Cá nhân làm và lên bảng điền.
- Thấy trên xe gắn máy, ô tô, máy bay...
Muốn biết chuyển động nhanh nhất, chậm nhất cần so sánh 3 vận tốc cùng một đơn vị.
C7:
Quãng đường đi được:
s = v.t 
 = 12. 2/3 = 8 (km)
C8:
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc;
s = v.t
 = 4. ½ = 2 (km)
I. Vận tốc là gì ?
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
II. Công thức tính vận tốc
s: quãng đường đi được 
t: thời gian để đi hết quãng đường 
 v: vận tốc 
III. Đơn vị vận tốc	
- Đơn vị hợp pháp là km/h và m/s
- Dùng tốc kế để đo vận tốc.
IV.Vận dụng: 
C5: 
a. Mỗi giờ ô tô đi được 36km.
Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km.
Mỗi giây tàu hỏa đi được 10m.
b. v ô tô = 36km/h = 10m/s
v xe đạp=10,8km/h= 3m/s
v tàu hỏa = 10m/s
® Ô tô, tàu hỏa nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất.
C6:
Vận tốc của đoàn tàu:
v = s / t 
 = 81 / 1,5 = 54(km/h)
54km/h = 15m/s
C7:
Quãng đường đi được:
s = v.t 
 = 12. 2/3 = 8 (km)
C8:
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc;
s = v.t
 = 4. ½ = 2 (km)
 4. Củng cố 
HS: giơ bảng con trả lời các bài tập sau:
 Bài 2.1 SBT. Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của vận tốc?
	A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m 
Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
	A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn
	B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn 
	C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn
	D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn
Bài tập 2. Phát biểu nào sau đây là sai ?
	A. Tốc độ cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động
	B. Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động
	C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h
	D. Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn vận tốc ngay thời điểm khảo sát chuyển động
Bài tập 3: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 15m/s trong thời gian 2 giờ. Quãng đường đi được của ô tô đó là:
	A. 30m B. 108m
	C. 30km D. 108km
Bài tập 4: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150.000.000 km, vận tốc của ánh sáng là 300.000 km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất ?
 A. 8 phút B. 8 phút 20 giây 
 C. 9 phút D. 9 phút 10 giây 
GV nêu thêm câu đố để gây hứng thú học tập .
1. Loài thú nào chạy nhanh nhất ? Trả lời loài Báo khi săn đuổi con mồi có thể phóng nhanh tới 100km/h.
2. Loài chim nào chạy nhanh nhất ? Trả lời Đà Điểu có thể chạy với vận tốc 90 km/h.
3. Loài chim nào bay nhanh nhất ? trả lời Đại Bàng có thể bay với vận tốc 210 km/h.
5. Hướng dẫn học ở nhà 
 - Học bài theo sgk và vở ghi, đọc phần có thể em chưa biết
 - Làm bài 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SBT
 - Đọc trước bài chuyển động đều – chuyển động không đều
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ninh Hòa, ngày..tháng . năm2014
Duyệt của BGH
.........................................................
Ninh Hòa, ngày..//2014
Duyệt của tổ trưởng 
.
Tô Minh Đầy 

File đính kèm:

  • docvat li 8.doc
Giáo án liên quan