Bài soạn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Cao Nhân.

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức.

- Khái niệm từ láy

 - Các loại từ láy.

2. Kĩ năng:

- Phân tích cấu tạo từ , giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.

 - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quên thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.

3. Thái độ:

- Tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: - Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về nội dung bài học.

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích giảng giải, trình bày một phút.

- Giáo viên sử dụng phương tiện máy chiếu, giáo án Microsoft Office PowerPoint 2003

2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước về nội dung bài học “Từ láy” trả lời câu hỏi trong vở soạn bài, sưu tầm thêm tư liệu về từ ghép.

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Cao Nhân., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V chiếu ví dụ 1 trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại hai văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung hai văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
I. Các loại từ láy
H: Những từ in đậm thuộc loại từ nào ? Tại sao em biết?
- GV gợi HS nhớ lại kiến thức cũ.
- Từ láy, vì: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
1. Ví dụ 1
- Đăm đăm
- Mếu máo
- Liêu xiêu.
H: So với tiếng gốc, những tiếng trong các từ đó giống hay khác nhau như thế nào về âm thanh ?
GV giới thiệu cho học sinh biết về quy tắc hoà phối thanh điệu trong cấu tạo từ láy Tiếng Việt.
Giáo viên có thể gợi dẫn HS hiểu và phân tích trình bày.
- HS khác phát biểu ý kiến và bổ sung thêm ý.
- HS trao đổi, trả lời:
- đăm đăm là từ láy có hai tiếng hoàn toàn giống nhau về mặt âm thanh
- Những từ láy mếu máo, liêu xiêu là những từ láy có sự biến đổi thanh điệu ở tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai theo quy luật hoà phối thanh điệu của từ láy Tiếng Việt
+ Đăm đăm : lặp lại nhau hoàn toàn về âm thanh và tiếng gốc.
+ Mếu máo : lặp phụ âm
+ Liêu xiêu: Lặp vần.
H: Như vậy, qua phân tích 2 Ví dụ, có mấy loại từ láy?
Giáo viên có thể gợi dẫn HS hiểu và phân tích trình bày.
- HS khác phát biểu ý kiến và bổ sung thêm ý.
- HS trả lời : 2 loại
- 2 loại: 
 + Lặp toàn bộ.=> từ láy toàn bộ
 + Lặp bộ phận (phụ âm đầu, vần)=> từ láy bộ phận.
-Láy toàn bộ 
-Láy âm
-Láy vần	Láy bộ phận
H: Ở những từ láy bộ phận , giữa các tiếng có đặc điểm gì?
- Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
H: Ở những từ láy toàn bộ, giữa các tiếng có đặc điểm gì khác so với láy bộ phận?
- Các tiếng lặp lại hoàn toàn. Nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối .
GV chiếu ví dụ 2 trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại hai văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung hai văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
2. Ví dụ 2
- Bần bật
Thăm thẳm
H: Tại sao ko nói “bật bật” hay “ thẳm thẳm” ?
- HS trao đổi trong bàn 1phút báo cáo. (không đúng nghĩa với nội dung câu văn, không xuôi tai…) 
Hiện tượng biến đổi thanh điệu ở tiếng thứ nhất, do qui luật phối âm thanh; đây thực chất là việc lặp lại tiếng gốc nhưng biến đổi như vậy để xuôi tai hơn. 
-Dễ nói, xuôi tai, tạo ra sự hài hoà về âm thanh
H: Vậy những từ đó xếp vào loại nào trong 2 loại từ láy trên?
H: Thế nào là láy toàn bộ, láy bộ phận? 
- HS trả lời trên cơ sở vừa phân tích ví dụ.
- HS phân loại
+ Láy toàn bộ : các tiếng lặp lại hoàn toàn, hoặc tiếng trước biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối.
 + Láy bộ phận : Các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần.)
- HS ghi vào vở..
- Từ láy toàn bộ : các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
- Từ láy bộ phận : các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu. hoặc phần vần.
- GV đưa ra một vài quy tắc biến đổi âm cuối cho học sinh dễ nhận diện ( n ® t; m ® p ).
- HS nghe, ghi nhớ.
H: Hãy tìm thêm những từ láy có cấu tạo như thế?
- Đèm đẹp
- Xâu xấu
- Xôm xốp...
H: Qua việc tìm hiểu những ví dụ, em hãy cho biết những loại từ láy, nêu đặc điểm cấu tạo của từng loại?
Giáo viên cho HS khắc saaulaij kiến thức.
+Từ láy có hai loại:
Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
+Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, những cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh
+Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần
GV chiếu ví dụ mục II trong sách giáo khoa lên màn hình.
- Yêu cầu HS đọc lại hai văn bản. HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc
- HS quan sát.
- Đọc lại nội dung hai văn bản.
- HS khác nhận xét cách trình bày phần đọc.
II. Nghĩa của từ láy
1. Ví dụ:
GV chiếu ví dụ các từ.
H: Các từ láy đó mô phỏng điều gì? ( đọc lên em hiểu được điều gì?) 
- Hs quan sát, suy nghĩ.
- Mô phỏng âm thanh : tiếng cười, tiếng trẻ khóc, đồng hồ chạy, tiếng chó sủa…
2. Nhận xét:
- “ha hả”, “oa oa”, “tích tắc” “gâu gâu” -> mô phỏng âm thanh.
H: Như vậy nghĩa của những từ đó tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
- Mô phỏng âm thanh
Yêu cầu:
Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? Chúng tạo nghĩa dựa vào đâu?
Thảo luận nhóm theo bàn
- Thời gian thảo luận: 3 phút.
- Các nhóm bàn bạc, thống nhất ý kiến.
- Nhóm trưởng cử một bạn làm thư kí ghi lại kết quả.
- Hết giờ các nhóm báo cáo kết quả hoặc nộp báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV chốt vấn đề
- HS thảo luận bàn – báo cáo.
+ “lí nhí ”, “ li ti ”, “ ti hí”: biểu thị tiếng cười nhỏ bé của sự vật về âm thanh, hình dáng.
+ “nhấp nhô”, “phập phồng”, “bập bềnh” -> biểu thị trạng thái vận động khi nhô lên, lúc chìm xuống, khi phồng khi xẹp
H: Chỉ ra tiếng gốc trong những từ láy đó? Vị trí?
Cách tạo ra những từ láy này?
-Tiếng gốc đứng sau, tiếng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang vần ấp.
H: So sánh nghĩ của từ láy với nghĩa của tiếng gốc?
Giáo viên có thể gợi dẫn HS hiểu và phân tích trình bày.
- HS khác phát biểu ý kiến và bổ sung thêm ý.
-Tiếng gốc: Biểu thị một trạng thái vận động. (Phồng, nhô, bềnh) ở một thời điểm nhất định.
-Từ láy: Biểu thị một trạng thái vận động liên tục, khi nhô lên, khi hạ xuống, khi nổi, khi chìm....
Gv đưa ra một số từ láy khác như:
Mềm mại, dịu dàng.
Đo đỏ, trăng trắng, xanh xanh.
H: So sánh nghĩa những từ đó với nghĩa gốc? Chỉ rõ sự khác nhau?
Giáo viên có thể gợi dẫn HS hiểu và phân tích trình bày.
- HS khác phát biểu ý kiến và bổ sung thêm ý.
- Mềm mại, dịu dàng.- so với mềm và dịu thì những từ này mang sắc thái biểu cảm rất rõ: gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến, gợi cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc hoặc khi nghe.
- Đo đỏ, trăng trắng, xanh xanh có nghĩa giảm nhẹ hơn so với tiếng gốc.
H: Qua việc tìm hiểu những từ láy nói trên, hãy cho biết từ láy có những nghĩa như thế nào?
Giáo viên có thể gợi dẫn HS hiểu và phân tích trình bày.
- HS khác phát biểu ý kiến và bổ sung thêm ý.
Chỉ tiếng kêu của sự vật.
Chỉ tính chất của sự vật
Chỉ trạng thái vận động của sự vật.
Có nghĩa giảm nhẹ so với tiếng gốc.
Có nghĩa mang sắc thái biểu cảm rõ rệt hơn so với tiếng gốc.
H: Để có được những nghĩa trên, người ta tạo nghĩa bằng cách nào?
Giáo viên có thể gợi dẫn HS hiểu và phân tích trình bày.
- HS khác phát biểu ý kiến và bổ sung thêm ý.
Giáo viên bổ sung thêm:
+Khái quát:
- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhở đặc điểm âm thanh của tiếng
- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
Cụ thể:
- Đặc điểm âm thanh của từ láy:mô phỏng tiếng kêu.
- Sử dụng những từ láy có khuôn vần, lượng phát âm nhỏ hoặc to để biểu thị tính chất.
- Láy lại tiếng gốc có nghĩa. (Hoàn toàn hoặc phần âm đầu) 
- Láy lại tiếng gốc chỉ trạng thái vận động (Phần âm đầu + Khuôn vần âp)
+ “ mềm mại ”, “ đo đỏ ”: Tạo nghĩa dựa vào nghĩa của tiếng gốc.
H: Từ những điều vừa phân tích, cho biết có những cơ sở nào để tạo nghĩa của từ láy?
- Dựa vào nghĩa của tiếng gốc.
- GV có ví dụ: dẻo dai, tươi tốt, tươi cười.
H: Hãy cho biết đó là từ ghép hay từ láy? tại sao?
- HS quan sát các từ.
- Suy nghĩ, trả lời
- Từ ghép Đẳng lập. (cả 2 tiếng có nghĩa)
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “Bản đồ tư duy”
- GV giao việc cho nhóm hoặc cá nhân làm việc.
- Viết tên chủ đề hoặc ý tưởng vào chính giữa.
- Sau đó vẽ các nhánh, trên mỗi nhánh viết một nội dung lớn.
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.
- Tiếp tục các tầng phụ tiếp theo.
- HS rút ra cách phân biệt theo ý hiểu.
- HS khái quát kiến thức cần nhớ. (2 loại từ láy và nghĩa của từ láy)
* Lưu ý:Phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập.
HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP. 
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, đàm thoại, nghi vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh ...
- Kĩ thuật: Kĩ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một phút, viết tích cực, giao nhiệm vụ…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
Ghi
 chú
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập:
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1
Đọc đoạn đầu văn bản: “Cuộc chia tay của những con búp bê”
(Từ Mẹ tôi, giọng khản đặc, đến nặng nề thể này).
a. Tìm các từ láy trong đoạn văn đó.
b. Xếp các từ láy theo bảng phân loại.
- GV tổng hợp ý kiến chung.
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “động não”
- GV nêu cầu hỏi hoặc vấn đề.
- HS phát biểu đóng góp nhiều ý kiến.
- Liệt kê các ý kiến trên bảng.
- Phân loại ý kiến, làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ.
- Láy toàn bộ :bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp.
- Láy bộ phận : nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập:
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2
Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo thành từ láy.
- HS suy nghĩ làm việc theo yêu cầu hướng dẫn của GV
- lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập:
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 3
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trông trong các phần của bài tập.
- HS suy nghĩ làm việc theo yêu cầu hướng dẫn của GV
- Nhẹ nhàng, nhẹ nhõm,xấu xa, xấu xí, tan tành, tan tác.
Giáo viên cho một học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hoặc chiếu trên màn hình.
- Yêu cầu của bài tập: Đặt câu với mỗi từ.
- 4 nhóm lên bảng chơi trò chơi tiếp sức. Mỗi nhóm đặt câu với một từ. (còn 1 từ về nhà thực hiện)
- Cô gái nhỏ nhắn ấy cứ để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc về 

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 Tiet 11.doc
Giáo án liên quan