Bài kiểm tra viết bài tập làm văn số 7 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

ĐỀ BÀI

Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn đề cao những ai biết “thương người như thể thương thân” và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

Mức tối đa:

1. Về phương diện nội dung (8,0 điểm)

+ Đảm bảo hệ thống ý trong bài văn nghị luận

+ Vận dụng tốt các phép lập luận.

+ Bài văn nghị luận cần sáng tạo có sức thuyết phục người đọc.

+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:

a. Mở bài (1 điểm):

Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận

 - Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.

 - Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.

 b. Thân bài: (6 điểm): Đề bài yêu cầu chứng minh văn học của dân tộc ta luôn đề cao những ai biết “thương người như thể thương thân” và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Phần thân bài cần đảm bảo một số ý cơ bản như sau:

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra viết bài tập làm văn số 7 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
 KIỂM TRA NĂM HỌC 2018 - 2019 
MÔN NGỮ VĂN 8
Tiết 121 +122 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
 (Văn nghị luận)
ĐỀ BÀI
Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn đề cao những ai biết “thương người như thể thương thân” và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
	HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
MÔN NGỮ VĂN 8
 NĂM HỌC 2018 – 2019
 Tiết 121 - 122 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
 (Văn nghị luận)
- Mức tối đa:
1. Về phương diện nội dung (8,0 điểm) 
+ Đảm bảo hệ thống ý trong bài văn nghị luận
+ Vận dụng tốt các phép lập luận.
+ Bài văn nghị luận cần sáng tạo có sức thuyết phục người đọc.
+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
a. Mở bài (1 điểm): 
Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận
 - Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.
  - Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.
  b. Thân bài: (6 điểm): Đề bài yêu cầu chứng minh văn học của dân tộc ta luôn đề cao những ai biết “thương người như thể thương thân” và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Phần thân bài cần đảm bảo một số ý cơ bản như sau:
 a) Mối quan hệ giữa văn học và tình thương
 - Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người...)
 - Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người...).
  b) Văn học ca ngợi lòng nhân ái
 - Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:
 + Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.
 + Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.
 + Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.
 (Dẫn chứng:
 + Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi...
 + Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi...
 + Hai anh em Thành - Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê).
 - Tình làng nghĩa xóm.
 (Dẫn chứng: ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu...)
 - Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò...
 (Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê...).
 c) Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người
 - Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.
 (Dẫn chứng: bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).
 - Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.
 (Dẫn chứng: vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cồ bé bán diêm..).
  c. Kết bài (1 điểm): 
 -Vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.
 - Liên hệ thực tế và mong ước của em.
 2. Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (2,0 điểm): 
 + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.
 + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 + Lời văn mạch lạc, dùng từ chuẩn xác, dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
 - Mức chưa tối đa: 
 Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.(Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
 - Mức không đạt: 
Không làm bài hoặc làm lạc đề.
 Đồng Lạc, ngày 8 tháng 4 năm 2019
 Giáo viên ra đề
 Nhóm ngữ văn 8
 Ngô thị Mây Nguyễn Thị Thủy 

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_viet_bai_tap_lam_van_so_7_mon_ngu_van_lop_8_nam.doc
Giáo án liên quan