Bài giảng xác suất (dành cho HS THPT)

I.Tóm tắt lý thuyết

1. Qui tắc đếm.

a) Qui tắc cộng : Giả sử đối tượng X có m cách chọn khác nhau, đối tượng Y có n cách chọn

khác nhau và không có cách chọn đối tượng X nào trùng với mỗi cách chọn đối tượng

Y. Khi đó có m + n cách chọn một trong hai đối tương ấy.

b) Qui tắc nhân : Giả sử có hai hành động đựợc thực hiện liên tiếp . Hành động thứ nhất có

m kết quả. Ứng với mỗi kết quả của hành động thứ nhất, hành động thứ hai có n kết quả.

Khi đó có m.n kết quả của hai hành động liên tiếp đó.

pdf9 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng xác suất (dành cho HS THPT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến cố A , thì ta nói trong phép thử đó, biến 
cố A xảy ra. 
2 
VD1. Gieo một con xúc xắc , gọi 1, 2, , 6 là số chấm xuất hiện thì không gian mẫu là 
Ω = {1,2,, 6}. 
VD2. Gieo một đồng xu hai lần , thì không gian mẫu là 
 Ω = {SS, SN, NS, NN}. 
VD3. Gieo một con xúc xắc . Biến cố B = {1, 3, 5} là biến cố số chấm xuất hiện của xúc 
xắc là số lẻ. 
4. Một số lọai biến cố. 
a) Biến cố sơ cấp: 
 Mỗi tập hợp con gồm đúng một phần tử của không gian mẫu gọi là một biến cố sơ cấp. 
 VD4. Trong ví dụ 1 thì biến cố A = {1} là biến cố sơ cấp. 
b) Biến cố chắc chắn , biến cố không thể: Bản thân tập Ω được gọi là biến cố chắc chắn. 
Tập rổng là biến cố không thể. 
c) Biến cố hợp (tổng), biến cố giao(tích), biến cố bù: Biến cố A∪ B (còn kí hiệu là A+ B) 
gọi là biến cố hợp của hai biến cố A và B. Biến cố A∩ B( còn kí hiệu là AB) gọi là biến 
cố giao của hai biến cố A và B . Biến cố \A A= Ω gọi là biến cố bù của biến cố A. 
VD5. Trong ví dụ 1, xem các biến cố A={1,3,5}, B= {3,6}. 
Khi đó : 
- Biến cố A∪B là biến cố {1,3,5,6} nó chỉ không xảy ra khi số chấm xuất hiện là 2 
hoặc 4. 
- Biến cố A∩B là biến cố {3}. 
- Biến cố bù của biến cố A là biến cố xúc xắc xuất hiện mặt chẵn. 
Nhận xét: Biến cố A∪B xảy ra khi và chỉ khi có ít nhất một trong hai biến cố A và B xảy ra. 
 Biến cố A∩B xảy ra khi và chỉ khi cả hai biến cố A và B đồng thời xảy ra. 
 Biến cố A xảy ra khi và chỉ khi A không xảy ra. 
d) Biến cố xung khắc : Hai biến cố gọi là xung khắc nếu chúng không thể xảy ra trong cùng 
một phép thử. 
e) Biến cố đồng khả năng : Các biến cố được gọi là đồng khả năng nếu chúng có cùng khả 
năng xuất hiện khi tiến hành phép thử. 
f) Biến cố độc lập: Các biến cố được gọi là độc lập nếu việc xảy ra của một biến cố không 
ảnh hưởng gì đến việc xảy ra của những biến cố còn lại. 
5. Định nghĩa xác suất. 
3 
 Nếu không gian mẫu gồm n biến cố sơ cấp đồng khả năng và biến cố A gồm m biến cố sơ 
cấp thì xác suất của biến cố A là ( ) mP A
n
= . 
 Nhận xét : 0 ( ) 1. ( ) 1. ( ) 0P A P P≤ ≤ Ω = ∅ = 
VD6. Một bình đựng 5 viên bi, trong đó có 3 viên bi xanh và 2 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên ra hai 
viên bi. Tính xác suất để được hai viên bi xanh. 
Giải. Có 
2
5 10C = cách chọn 2 viên bi trong 5 bi. (không gian mẫu gồm 10 phần tử). 
Có 
2
3 3C = cách chọn 2 bi xanh trong 3 bi (đây là số phần tử của biến cố đang xét). 
Do đó xác suất để lấy được 2 bi xanh là 3/10. 
6. Công thức cộng xác suất. 
a) Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì P(A ∪ B ) = P(A) + P(B). 
b) Nếu A và B là hai biến cố tùy ý thì P (A ∪ B ) = P(A) + P( B) – P (A∩B). 
c) ( ) 1 ( )P A P A= − . 
VD7. Trong bình đựng 10 viên bi trong đó có 4 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên . Tính xác suất 
a) Lấy được một hoặc hai viên bi đỏ. 
b) Lấy được ít nhất một viên bi đỏ. 
Giải. 
a) Đặt A1 là biến cố trong 3 viên lấy ra có đúng một viên đỏ Đặt A2 là biến cố trong 3 viên lấy 
ra có đúng hai viên đỏ. Ta phải tính xác suất của biến cố A là biến cố trong ba viên lấy ra 
có một hoặc hai viên đỏ. Các biến cố A1 và A2 là xung khắc . Do đó 
P(A1 ∪A2) = P(A1) + P(A2). 
1 2
4 6
1 3
10
2 1
4 6
2 3
10
1( )
2
3( )
10
1 3 4( )
2 10 5
C CP A
C
C CP A
C
P A
= =
= =
= + =
b) Gọi B là biến cố lấy được ít nhất một viên bi đỏ thì 
3
6
3
10
( ) 1 ( ) 1 CP B P B
C
= − = − . 
4 
VD8. Một lớp học có 50 học sinh, trong đó có 12 học sinh giỏi Tóan, 8 học sinh giỏi Văn 
và 2 học sinh giỏi cả Văn lẫn Tóan. Chọn ngẫu nhiên một học sinh . Tính xác suất chọn 
được một học sinh giỏi Văn hay Tóan (giỏi cả hai môn càng tốt). 
Giải. Giọi A là biến cố chọn được học sinh giỏi Tóan , B là biến cố chọn được học sinh 
giỏi Văn. Ta cần tính P(A∪ B). Ta có 
12( )
50
8( )
50
2( )
50
12 8 2( ) 0,36.
50 50 50
P A
P B
P A B
P A B
=
=
∩ =
⇒ ∪ = + − =
7. Công thức nhân xác suất. 
 Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì P(A∩B) = P(A).P(B) . 
 VD9. Hai người bạn X và Y cùng đi câu cá. Xác suất để X câu được ít nhất một con là 0, 1. 
Xác suất để Y câu được ít nhất một con là 0,15. Tính xác suất để hai bạn X, Y không trở về tay 
không. 
Giải. Xác suất để X trở về tay không là 
P(A) = 1 – 0,1 = 0,9. 
Xác suất để Y trở về tay không là 
P(B) = 1 – 0,15 = 0,85. 
Các biến cố A và B là độc lập. Vậy xác suất để cả X và Y trở về tay không là 
P(A∩B) = P(A). P(B) = 0,9 . 0,85 = 0,765. 
Vậy sau buổi câu cá , gom số cá đã câu được , xác suất để hai bạn được ít nhất một con là 
1 – P ( A ∩ B) = 1 – 0,765 = 0, 235. 
8. Biến ngẫu nhiên rời rạc. 
Đại lượng X được gọi là biến ngẫu nhiên rời rạc nếu nó nhận giá trị bằng số thuộc một tập hữu 
hạn nào đó và giá trị ấy là ngẫu nhiên không dự đoán trước được. 
5 
VD10. Gieo đồng xu 5 lần liên tiếp. Kí hiệu X là số lần xuất hiện mặt ngửa thì X là biến ngẫu 
nhiên rời rạc , giá trị của X là một số thuộc tập {0, 1, 2, 3, 4, 5}. 
9. Phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc. 
Cho X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá trị x1 , x2 , , xn . Gỉa sử P(X = xk) = pk. 
Bảng sau đây được gơi là bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc X. 
X x1 x2 x3 . xn 
P p1 p2 p3 . pn
Chú ý : p1 + p2 + p3 + + pn = 1 . 
10. Kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc. 
Cho biến ngẫu nhiên rời rạc như trong mục 9. 
a) Kì vọng của X, kí hiệu là E(X) , là một số được tính theo công thức: 
E(X) = x1 p1 + x2p2 +  + xnpn. 
b) Phương sai của X, kí hiệu là V(X) là một số được tính theo công thức 
2
1
( ) ( ) , ( ).
n
i i
i
V X x p trong do E Xμ μ
=
= − =∑ 
Chú ý 
 2 2
1
( ) .
n
i i
i
V X x p μ
=
= −∑ 
c) Căn bậc hai của phương sai , kí hiệu là σ(X) , được gọi là độ lệch chuẩn của X, nghĩa là 
( ) ( ).X V Xσ = 
II. Bài tập mẫu. 
BT1. Gieo hai con xúc xắc. Tính xác suất tổng số chấm ở hai mặt trên bằng 5. 
Giải. Không gian mẫu là Ω = { (1,1), (1,2),, (6, 6)} gồm 36 biến cố sơ cấp đồng khả năng. 
Biến cố “được tổng số chấm bằng 5 “ là tập con A= { (1,4), (2,3), (3,2), (4,1) } gồm 4 phần 
tử . Vậy 
4 1( )
36 9
P A = = . 
BT2 . Một vé sổ số có 4 chữ số . Khi quay số , nếu vé của bạn mua có số trùng hòan tòan với 
kết quả thì bạn được giải nhất. Nếu vé của bạn mua có đúng 3 chữ số trùng với 3 chữ số của 
kết quả (kể cả vị trí) thì bạn trúng giải nhì. Bạn An mua một vé xổ số. 
6 
a) Tính xác suất để An trúng giải nhất. 
b) Tính xác suất để An trúng giải nhì. 
Giải. 
a) Số kết quả đồng khả năng là 104 và chỉ có một kết quả trùng với số vé của An. Do đó xác 
suất trúng giải nhất của An là 1 0,0001
10000
= . 
b) Có 9 vé sai khác hàng đơn vị ( so với số trúng giải nhất), tương tự cũng có 9 vé sai khác 
hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn. Do đó có 9+9+9+9 =36 vé trúng giải nhì . 
Vậy xác suất trúng giải nhì của An là 36 0,0036
10000
= . 
BT3. Một lớp học có 30 học sinh , trong đó có có 10 nữ . Chọn ngẫu nhiên 3 người trực lớp. 
Tính xác suất trong 3 người đó có đúng một nữ. 
Giải. Số trường hợp đồng khả năng là 330C . Gọi A là biến cố có đúng một nữ trong 3 người được 
chọn thì số trường hợp đồng khả năng thuận lợi cho biến cố A là 1 210 20C C× . Xác suất của biến cố A là 
1 2
10 20
3
30
95( )
203
C CP A
C
×= = . 
BT4. Một cơ quan có 100 người , trong đó có 60 nam. Số ở gần cơ quan là 50, trong số này có 35 nam. 
Những người nam hoặc gần cơ quan thì phải trực đêm. Chọn ngẫu nhiên một người trong cơ quan. Tính 
xác suất người đó phải trực đêm. 
Giải. Gọi A là biến cố nguời đó là nam , B là biến cố người đó ở gần cơ quan. Khi đó biến cố A∪ B là 
biến cố ngươi đó phải trực đêm. Ta có 
60 50 35 75( ) ( ) ( ) ( ) 0,75
100 100 100 100
P A B P A P B P A B= + − = + − = =∪ ∩ . 
BT5. Có 3 hộp phấn. Hộp thứ nhất có 2 viên trắng 3 viên màu ; hộp thứ hai có 4 viên trắng 7 viên màu; 
hộp thứ ba có 3 viên trắng 5 viên màu. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hôp ra một viên. 
a) Tính xác suất cả 3 viên lấy ra đều trắng. 
b) Tính xác suất trong 3 viên lấy ra có hai viên trắng. 
Giải. Gọi A, B, C là biến cố viên phấn lấy ra từ hôp thứ nhất, thứ hai, thứ ba là viên trắng. Ba biến cố này 
độc lập. 
a) Biến cố cả ba viên đều trắng là A∩B∩C. 
2 4 3 3( ) ( ). ( ). ( ) . . .
15 11 8 35
P A B C P A P B P C∩ = = =∩ 
b) Biến cố 3 viên lấy ra có 2 viên trắng là 
7 
.
( ) ( ) ( ) ( ) (
2 4 5 2 7 3 3 4 3 59
15 11 8 15 11 8 5 11 8 220
F ABC ABC ABC
P F P ABC ABC ABC P ABC P ABC P AB
= + +
= + + = + +
= + + =
BT6. Một lô hàng chứa 10 sản phẩm , trong đó có 6 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm xấu. Chọn ngẫu nhiên 
từ lô hàng 2 sản phẩm . Gọi X là số sản phẩm tốt có trong hai sản phẩm chọn ra . 
a) Lập bảng phân bố xác suất của X. 
b) Tính kì vọng , phương sai và độ lệch chuẩn của X. 
Giải. 
a) Ta thấy X là biến ngẫu nhiên rời rạc có thể nhận các giá trị là 0, 1, 2 . Ta có 
0 2
6 4
0 2
10
1 1
6 4
1 2
10
2 0
6 4
2 2
10
2( 0)
15
8( 1)
15
1( 2)
3
C Cp P X
C
C Cp P X
C
C Cp P X
C
= = = =
= = = =
= = = =
Vậy bảng phân bố của X là 
X 0 1 2 
P 2/15 8/15 1/3 
b) Kì vọng , phương sai và độ lệch chuẩn của X 
2 2 2 2
2 8 1( ) 0 1 2 1, 2.
15 15 3
2 8 1( ) 0 1 2 (1, 2) 32 / 75 0, 4267.
15 15 3
( ) ( ) 0, 4267 0,6532.
E X
V X
X V Xσ
= × + × + × =
= × + × + × − = =
= = =
III. Bài tập tương tự. 
BT1. Ta viết ngẫu nhiên các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 lên các tấm phiếu , sau đó xếp ngẫu nghiên 
thành một hàng. Tính xác suất được một số chẵn. 
ĐS: 4/9. 
BT2. Xếp ngẫu nhiên 5 người ngồi vào một cái bàn dài có 5 chỗ ngồi . Tính xác suất : 
a) A và B ngồi ở đầu bàn. 
8 
b) A và B ngồi cạnh nhau. 
Cũng hỏi như trên nhưng xét bàn tròn mà các vị trí hòan tòan như nhau. 
ĐS a) 0,1. b) 0,4. Nếu bàn tròn b) 0,5. 
BT3. Xếp ngẫu nhiên 5 người A,B, C, D, E lên 7 toa tàu. Tính xác suất : 
a) 5 người lên cùng toa đầu. 
b) 5 người lên cùng một toa. 
c) 5 người lên 5 toa đầu. 
d) 5 người lên 5 toa khác nhau. 
e) A và B lên cùng toa đầu. 
f) A và B lên cùng một toa. 
g) A và B lên cùng toa đầu , C, D, E không lên toa này . 
ĐS: a) 1/75 ; b) 1/74; c) 120/75; d)7.6.5.4.3/75 ; e) 1/49; f)1/7; g) 63/75. 
BT4. 

File đính kèm:

  • pdfBai Giang Xac suat cua TS Nguyen Viet Dong.pdf