Bài giảng Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử (tiếp)

* Kiến thức tham khảo

- Lớp electron: Các electron chuyển động tự do quanh hạt nhân tạo thành các lớp.

 Lớp trong cùng gồm: 2electron

 2 lớp kế tiếp: Mỗi lớp 8 electron

 2 lơp kế tiếp: Mỗi lớp 18 electron

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử.
Hạt nhân
(Mang điện dương)
Lớp vỏ
(Mang điện âm)
Nguyên tử
Nơtron (n)
(không mang điện)
Electron (e)
(Mang điện âm)
Proton (p)
(Mang điện dương)
Loại 1. Vận dụng lý thuyết, xác định thành phần nguyên tử, vị trí nguyên tố.
Các kiến thức cần nhớ:
Do nguyên tử trung hòa điện nên: số hạt p = số hạt e
* Kiến thức tham khảo
- Lớp electron: Các electron chuyển động tự do quanh hạt nhân tạo thành các lớp.	
 Lớp trong cùng gồm: 2electron
	2 lớp kế tiếp: Mỗi lớp 8 electron
	2 lơp kế tiếp: Mỗi lớp 18 electron
Các electron được điền từ lớp trong cùng ra ngoài cho tới khi không còn electron sẽ tạo ra số lớp electron của nguyên tử.
- Electron lớp ngoài cùng: là số electron còn lại, được xếp ở vòng ngoài cùng (thường nhỏ hơn 8 electron). Các electron lớp ngoài cùng có thể tăng lên hoặc giảm đi khi các nguyên tử tham gia các phản ứng hóa học.
	+ Khi tăng lên: sẽ làm nguyên tử tích điện âm:
VD: khi có thêm 2 electron vào lớp ngoài, nguyên tử oxi có điện tích -2
+ Khi giảm đi: sẽ làm nguyên tử tích điện dương.
VD: khi mất đI 1 electron lớp ngoài cùng, nguyên tử Natri có điện tích +1.
- Các proron trong hạt nhân không thay đổi, do đó nó đặc trưng cho từng nguyên tử của mỗi nguyên tố. Số proton còn thể hiện vị trí của nguyên tố trong Bảng Tuần hòan các nguyên tố.
	VD: nguyên tử của Natri có 11proton --> Natri nằm ở ôthứ 11 trong bảng tuần hoàn.
- Vị trí của các nguyên tố hóa học trong bảng HTTH.
	+ ô: là số proton (như VD trên)
	+ Chu kỳ: là số lớp electron. VD oxi có 2 lớp e nên có chu kỳ 2.
	+ Phân nhóm: là số electron lớp ngoài cùng.
Từ 1-8 e là phân nhóm chính. VD oxi có 6 e lớp ngoài cùng nên ở nhóm chính 6
Từ 9 – 18 e là phân nhóm phụ. Số phân nhóm phụ = số e lớp ngoài – 10.
VD Đồng có 29 e, nên lớp ngoài cùng có 11 e nên ở phân nhóm phụ nhóm 1.
Loại 2. Bài tập xác định thành phần nguyên tử và vị trí nguyên tố trong BTH.
Cần biết: 
- Trong nguyên tử có 3 loại hạt: p, n, và e nên tổng các hạt là p + n + e.
VD. Nguyên tử X có tổng các hạt là 60 thì p + n + e = 60.
- Trong nguyên tử, hạt p, e là 2 loại hạt mang điện, n là hạt không mang điện. Nên càn biết để xác định khi đầu bài cho sự chênh lệch của các hạt mang điện và không mang điện.
VD: tổng hạt mang điện hơn hạt không mang điện là 14. Điều đó cho biết: p+e = n +14
- Trong nguyên tử có p = e nên p+ e có thể viết thành 2p hoặc 2 e.
- Chú ý: Nếu bài tập cho là ion nguyên tử cần xác định rõ là ion dương hay ion âm để tìm số electron cho đúng.
VD: ion X có điện tích -2, có tổng số hạt là 28, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 8 hạt. Tìm X.
Vậy ta có: Do ion X có điện tích -2 nên X có thừa 2 electron. Vậy thực chất X chỉ có 26 hạt
Nên tổng số hạt là 26 --> p + n + e = 26 ---> 2p + n = 26 (1)
Trong đó hạt mang điện là p và e, nhưng do có thừa 2 e nên ta có.
	p + e + 2 = n + 8 ---> 2p = n + 6 (2)
	Thay (2) vào (1) ta được n + 6 + n = 26 ---> n = 10 thay vào (2) ta có p = e = 8.
	Vậy X có p = e = 8. n = 10.
	X có 2 lớp electron, lớp ngoài có 6 e.
	X nằm ở ô thứ 8, chu kỳ 2 phân nhóm chính nhóm 6. X là oxi.
Luyện tập về cấu tạo nguyên tử
Bài 1. Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố hóa học sau.
Nguyên tử Magie có 12 hạt proton.
Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26+
Nguyên tử lưu huỳnh có tổng các hạt mang điện là 32 hạt.
Nguyên tử phốt pho có lớp vỏ được tạo ra từ 15 hạt electron.
Nguyên tử nitơ có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 5 e.
Nguyên tử của Ion oxi có điện tích -2 có tất cả 10electron. 
Nguyên tử của ion canxi có điện tích + 2 có tất cả 18 electron.
Nguyên tử Kali biết Kali nằm ở ô thứ 19 trong bảng Tuần hoàn
Bài 2: Xác định số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng trong các TH sau.
Nguyên tử canxi có 20 electron
Nguyên tử Nitơ có hạt nhân mang điện tích 7+
Nguyên tử Liti có tổng các hạt mang điện là 6.
Bài 3. Hoàn thành bảng sau.
Nguyên tử
Số hạt p
Số hạt e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Hidro
1
Nhôm
3
3
Natri
11
kali
19
Clo
3
7
Cacbon
6
kẽm
30
Bài 4. Xác định vị trí của nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn khi biết.
Dựa vào bảng BT3, hãy nêu vị trí của các nguyên tố Hidro;Nhôm; Natri; Kali; Cacbon và Kẽm trong Bảng tuần hoàn
Bài 5. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng các hạt là 34 hạt. trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 10 hạt. Nêu cấu tạo nguyên tử X và vị trí X. Tìm X
Bài 6. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 22 hạt, trong đó số hạt không mang điện ít hơn hạt mang điện là 6 hạt, Tìm Y.
Bài 7*. Nguyên tử X có tổng số các hạt là 36 hạt. Khi tạo thành ion X có điện tích 2+ thì trong ion có tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện đúng 10 hạt. Tìm X
Bài 8*. Hỗn hợp của 2 chất X và Y có tổng số hạt là 46 hạt, trong đó X nhiều hơn Y 2 hạt. Tổng số hạt mang điện trong X nhiều hơn tổng số hạt mang điện trong Y là 2 hạt, và số hạt không mang điện của X nhiều hơn Y là 1 hạt. Tìm X, Y

File đính kèm:

  • docBT ve nguyen tu 8 HOT.doc