Giáo án Hóa học 8 - Lê Anh Linh - Tuần 8 - Tiết 16: Kiểm Tra 1 Tiết

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

 Ôn lại được các kiến thức về chất, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, công thức hoá học, quy tắc hoá trị.

 Vận dụng để làm được các bài tập liên quan.

2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm , các bài tập về công thức hoá học và quy tắc hoá trị.

3. Thái độ:

 Cẩn thận, chịu khó học tập.

II. MA TRẬN ĐỀ:

1. Tỉ lệ trắc nghiệm và tự luận: 8 câu trắc nghiệm(4 điểm): 40%.

 3 câu tự luận(6 điểm): 60%.

2. Ma trận đề:

ĐỀ SỐ 1:

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Lê Anh Linh - Tuần 8 - Tiết 16: Kiểm Tra 1 Tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 27/09/2010
Tiết 16 Ngày dạy: 05/10/2010
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: 
 Ôn lại được các kiến thức về chất, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, công thức hoá học, quy tắc hoá trị.
 Vận dụng để làm được các bài tập liên quan.
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm , các bài tập về công thức hoá học và quy tắc hoá trị.
3. Thái độ: 
 Cẩn thận, chịu khó học tập.
II. MA TRẬN ĐỀ:
1. Tỉ lệ trắc nghiệm và tự luận: 8 câu trắc nghiệm(4 điểm): 40%.
 3 câu tự luận(6 điểm): 60%.
2. Ma trận đề:
ĐỀ SỐ 1:
Nội dung
Mức độ kiến thức kỹ năng
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Nguyên tử
1(0,5)
C1
1(0,5)
2. Đơn chất – Hợp chất – Phân tử
2(1,0)
C3, 4
2(1,0)
5. Nguyên tố hoá học
1(0,5)
C2
1(0,5)
6. CTHH
1(0,5)
C5
1(0,5)
C6
1(0,5)
C 8
1(2,0)
C9
3(3,5)
7. Hoá trị
1(0,5)
C7
1(2,0)
C10
2(2,5)
8. Tính toán
1(2,0)
C11
1(2,0)
Tổng 
3(1,5)
2(1,0)
3(1,5)
3(6,0)
13(10,0)
ĐỀ SỐ 2:
Nội dung
Mức độ kiến thức kỹ năng
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Nguyên tử
1(0,5)
C5
1(0,5)
2. Đơn chất – Hợp chất – Phân tử
2(1,0)
C3, 7
2(1,0)
5. Nguyên tố hoá học
1(0,5)
C2
1(0,5)
6. CTHH
1(0,5)
C2
1(0,5)
C6
1(0,5)
C 4
1(2,0)
C9
3(3,5)
7. Hoá trị
1(0,5)
C8
1(2,0)
C10
2(2,5)
8. Tính toán
1(2,0)
C11
1(2,0)
Tổng 
3(1,5)
2(1,0)
3(1,5)
3(6,0)
13(10,0)
III. ĐỀ BÀI: 
ĐỀ SỐ 1
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4đ):
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước cho câu trả lời đúng(mỗi câu đúng đạt 0,5đ):
Câu 1. Nguyên tử trung hòa về điện là do trong nguyên tử có:
A. Có số p = số n;	 C. Có số n = số e;
B. Có số p = số e; 	 D. Tổng số p và số n = số e.
Câu 2. Kí hiệu hóa học của kim loại đồng là:
A. cU;	 B. cu;	 C. CU; 	 D. Cu.
Câu 3. Phân tử khối của đồng (II) sunfat CuSO4 là:
A. 140 đ.v.C;	 B. 150 đ.v.C;	 C. 160 đ.v.C;	 D. 170 đ.v.C.
Câu 4. Phân tử khối cuả hợp chất tạo bởi 1N và 3H là: 	
A. 16 đ.v.C;	 B. 17 đ.v.C;	 C. 18 đ.v.C;	 D. 19 đ.v.C.
Câu 5. Công thức hóa học sau đây là công thức của đơn chất:
A. N2;	 B. N2O5; 	 C. NO; 	 D.NO2 .	
Câu 6. Công thức hóa học của axit nitric( biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là:
A. HNO3; B. H3NO;	 C. H2NO3; D. HN3O.
Câu 7. Biết hóa trị của Clo(Cl) là I. Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3 là:
A. I; B. II; C. III; D. IV.
Câu 8. Một chất khí có phân tử khối bằng 14 lần khí hiđro. Vậy, khí đó là:
A. Nitơ; B. Oxi; C. Clo; D. Cacbonic.
 B. TỰ LUẬN (6đ):
Câu 9(2đ): Cho các hợp chất sau:
Amoniac, tạo bởi 1N và 3H.
Axit cacbonic, tạo bởi 2H, 1C và 3O.
 Hãy viết công thức hóa học và nêu ý nghĩa của các công thức hóa học trên.
 Câu 10(2đ):
 Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi sắt hoá trị (III) và oxi.
Câu 11(2đ). Một hợp chất gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro là 31 lần.
Tính phân tử khối của hợp chất.
Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
ĐỀ SỐ 2
A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4đ):
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước cho câu trả lời đúng(mỗi câu đúng đạt 0,5đ):
Câu 1. Kí hiệu hóa học của kim loại đồng là:
A. cU;	 B. cu;	 C. CU; 	 D. Cu.
Câu 2. Công thức hóa học sau đây là công thức của hợp chất: 
A. N2;	 B. NO2; 	 C. Ca; 	 D.Ca .
Câu 3. Phân tử khối của đồng (II) sunfat CuSO4 là:
A. 140 đ.v.C;	 B. 150 đ.v.C;	 C. 160 đ.v.C;	 D. 170 đ.v.C.
Câu 4. Một chất khí có phân tử khối bằng 14 lần khí hiđro. Vậy, khí đó là:
A. Nitơ; B. Oxi; C. Clo; D. Cacbonic.
Câu 5. Nguyên tử trung hòa về điện là do trong nguyên tử có:
A. Có số p = số n;	 C. Có số n = số e;
B. Có số p = số e; 	 D. Tổng số p và số n = số e.	
Câu 6. Công thức hóa học của axit nitric( biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là:
A. HNO3; B. H3NO;	 C. H2NO3; D. HN3O.
Câu 7. Phân tử khối cuả hợp chất tạo bởi 1N và 3H là: 	
A. 16 đ.v.C;	 B. 17 đ.v.C;	 C. 18 đ.v.C;	 D. 19 đ.v.C.
Câu 8. Biết hóa trị của Clo(Cl) là I. Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3 là:
A. I; B. II; C. III; D. IV.
 B. TỰ LUẬN (6đ):
Câu 9(2đ): Cho các hợp chất sau:
Khí metan, tạo bởi 1C và 4H.
Axit sunfuric, tạo bởi 2H, 1S và 4O.
 Hãy viết công thức hóa học và nêu ý nghĩa của các công thức hóa học trên.
 Câu 10(2đ):
 Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nhôm hoá trị (III) và oxi.
Câu 11(2đ). Một hợp chất gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro là 32 lần.
Tính phân tử khối của hợp chất.
Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
IV.ĐÁP ÁN:
ĐỀ SỐ 1:
Phần/ Câu
Đáp án chi tiết
Điểm
A.Trắc nghiệm(5đ):
B.Tự luận:
Câu 9:
Câu 10:
Câu 11:
1. B 2.D 3. C 4. B 
5. A 6.A 7. C 8. A
a. Amoniac : NH3.
+ Ý nghĩa :
Có 2 nguyên tố tạo ra chất là : N và H.
Có 1N và 3H.
PTK = 14.1+ 1.3 = 17(đ.v.C)
b. Axit cacbonic: H2CO3
+ Ý nghĩa :
Có 3 nguyên tố tạo ra chất là : H, C, O.
Có: 2H, 1C, 3O.
PTK = (2x1)+ 12 + (3 x16) = 62(đ.v.C)
Lập công thức hoá học:
 - Gọi CTHH của hợp chất là: ( với x, y là số nguyên dương).
 - Áp dụng quy tắc hoá trị: a.x = b.y
=>=>x = 2 và y = 3.
CTHH của hợp chất là: 
a. Phân tử khối của hợp chất là: 
 31. 2 = 62(đ.v.C)
b. Gọi CTHH của hợp chất là: X2O
=> 2.X + 16 = 62 => 2X = 46 => X = 23.
=> X là natri(Na).
8 đáp án đúng * 0,5đ=4đ 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25
0,5đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
ĐỀ SỐ 2:
Phần/ Câu
Đáp án chi tiết
Điểm
A.Trắc nghiệm(5đ):
B.Tự luận:
Câu 9:
Câu 10:
Câu 11:
1. D 2.A 3. C 4. A 
5. B 6.A 7. B 8. C
a. Metan : CH4.
+ Ý nghĩa :
Có 2 nguyên tố tạo ra chất là : C và H.
Có 1C và 3H.
PTK = 12.1+ 1.4 = 17(đ.v.C)
b. Axit sunfuric: H2SO4.
+ Ý nghĩa :
Có 3 nguyên tố tạo ra chất là : H, S, O.
Có: 2H, 1S và 4O.
PTK = (2x1)+ 32.1 + (4 x16) = 98(đ.v.C)
Lập công thức hoá học:
 - Gọi CTHH của hợp chất là: ( với x, y là số nguyên dương).
 - Áp dụng quy tắc hoá trị: a.x = b.y
=>=>x = 2 và y = 3.
CTHH của hợp chất là: 
a. Phân tử khối của hợp chất là: 
 32. 2 = 64(đ.v.C)
b. Gọi CTHH của hợp chất là: XO2
=> X + 2.16 = 64 => X = 64 – 32 = 32.
=> X là lưu huỳnh(S).
8 đáp án đúng * 0,5đ=4đ 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25
0,5đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
V. THỐNG KÊ KẾT QUẢ:
LỚP
TỔNG SỐ
ĐIỂM >5
ĐIỂM < 5
TỔNG SỐ
8, 9, 10
TỔNG SỐ
0, 1, 2, 3
8A1
8A2
8A3
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTuan 8 Tiet 16 Kiem tra 1 tietbai so 1.doc
Giáo án liên quan