Bài giảng Tuần 7 - Tiết 19 - Bài 12: Amino axit

1/ Kiến thức: Học sinh biết được:

- Khái niệm về amino axit

- Những tính chất hoá học điển hình của amino axit

 2/ Kĩ năng:

 - Nhận dạng các hợp chất amino axit

- Viết chính xác các PTHH của amino axit

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 7 - Tiết 19 - Bài 12: Amino axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 7 Tieát 19
NS
ND
Bài 12 	AMINO AXIT
A. Mục tiêu:
	1/ Kiến thức: Học sinh biết được:
- Khái niệm về amino axit
- Những tính chất hoá học điển hình của amino axit
	2/ Kĩ năng:
	- Nhận dạng các hợp chất amino axit
- Viết chính xác các PTHH của amino axit
	3/ Tình cảm,thái độ:
	Amino axit có tầm quan trọng trong việc tổng hợp ra protein, quyết định sự sống, khi nắm được bản chất của nó sẽ tạo hứng thú cho hs khi học bài này
B. Phương pháp: Đàm thoại, phát vấn, thảo luận
C. Chuẩn bị: 
- Hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến bài học
- Hệ thống các câu hỏi của bài học
	HS có thể chuẩn bị tư liệu về ứng dụng của amino axit.
D. Tổ chức dạy học:
 1/ Kieåm tra mieäng
 Câu 1 : Số đồng phân amin bậc 1 của C4H11N 
 a./ 2	b./ 3	c./ 4	d./ 5
 Câu 2 : Sắp xếp tính bazơ theo chiều tăng của các amin sau 
a./ C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 	b./ C2H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C6H5NH2
c./ C6H5NH2 < NH3 < (CH3)2NH < C2H5NH2 	d./ NH3 < CH3NH3 < (CH3)2N< C2H5NH2
 Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn 5.9 g một amin đơn chức X thu được 3.36 lit CO2 ( đktc) và 1.12 lit N2 ( đktc) . Công thức phân tử của X
 a./ C4H11N 	b./ C3H9N 	c./ C2H6N	d./ C3H7N
 2/Toå chöùc hoaït ñoäng
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1:Tìm hiểu về: Định nghĩa, cấu tạo, danh pháp
-GV cho HS nghiên cứu sgk và cho biết định nghĩa và cấu tạo của amino axit 
-GV giới thiệu CTCT của amino axit
- treo bảng photo tên gọi của 1 số α-amino axit và hướng dẫn cách gọi tên amino axit ? 
-HS nghiên cứu SGK và trả lời :
+ Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH)
+ cấu tạo: có chứa nhóm:
 –NH2 và –COOH 
-HS tiếp thu
-HS tiếp thu
I. Định nghĩa, cấu tạo, danh pháp:
1/ Định nghĩa
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH)
Ví dụ: H2N-CH2-COOH; 
 R-CH-COOH; 
 │
 NH2
2/ Cấu tạo phân tử
Do có chứa nhóm –COOH (tính axit)
 và có chứa nhóm –NH2 (tính bazơ) 
 Ở trạng thái kết tinh, amino axit ở dạng ion lưỡng cực. Trong dung dịch:
 R-CH-COO- R-CH-COOH; 
 +NH3 NH2	
 dạng ion lưỡng cực dạng ptử
3/ Danh pháp
Tên amino axit:
 Vị trí nhóm NH2 + amino +Tên axit cacboxylic [số (2,3,...) hoặc chữ cái hi lạp] 
-cho hs ng.cứu sgk, suy ra trạng thái vật lí của các amino axit?
- Chất rắn dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt 
- tonc cao, dễ tan trong nước
II. Tính chất vật lí:
- Chất rắn dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt 
- tonc cao, dễ tan trong nước
Hoạt động 2:Nghiên cứu tính chất hóa học:
-Từ đặc điểm cấu tạo, cho hs thảo luận, suy ra tính chất của amino axit?
- hs thảo luận cho biết t/c hoá học của amino axit:
III. Tính chất hóa học:
1/ Tính chất axit – bazơ của dd amino axit
a/ Với chất chỉ thị màu (quỳ tím)
Dung dịch amino axit có
 ▪ số nhóm –COOH > số nhóm –NH2: qtím→ đỏ
 ▪ số nhóm –COOH = số nhóm –NH2: qtím không đổi màu
 ▪ số nhóm –COOH < số nhóm –NH2: qtím→ xanh
 3/ Củng cố
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
A.Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và 1 nhóm COOH 
B.Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
C.Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím
D.Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường 
Câu 2: pH của dd cùng nồng độ mol của 3 chất NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây? 
A. CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH < CH3CH2COOH
B. CH3CH2COOH < NH2CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 
C. NH2CH2COOH < CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 
D. CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH
Câu 3: Để trung hoà 200ml dd amino axit X 0,5M cần 100g dd NaOH 8%, cô cạn dd được 16,3 g muối khan. X có CTCT là
A. H2N(CH2)2COOH	B. H2NCH(COOH)2
C. (H2N)2CH-COOH	D. H2NCH2CH(COOH)2
Câu 4: Hợp chất X gồm các ng.tố C, H, O, N với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 3:1:4:7. Biết p.tử X có 2 ng.tử nitơ. CTPT của X là
A. CH4ON2	B. C3H8ON2	C. C3H8O2N2	D. C4H6NO2
Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?
A. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic	B. Valin
C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic	D. Axit α-aminoisovaleric
 4/ Dặn dò HS làm BTVN (SGK)
Tuaàn 7 Tieát 20
NS
ND
Bài 12 	AMINO AXIT
A. Mục tiêu:
	1/ Kiến thức: Học sinh biết được:
- Khái niệm về amino axit
- Những tính chất hoá học điển hình của amino axit
	2/ Kĩ năng:
	- Nhận dạng các hợp chất amino axit
- Viết chính xác các PTHH của amino axit
	3/ Tình cảm,thái độ:
	Amino axit có tầm quan trọng trong việc tổng hợp ra protein, quyết định sự sống, khi nắm được bản chất của nó sẽ tạo hứng thú cho hs khi học bài này
B. Phương pháp: Đàm thoại, phát vấn, thảo luận
C. Chuẩn bị: 
- Hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến bài học
- Hệ thống các câu hỏi của bài học
	HS có thể chuẩn bị tư liệu về ứng dụng của amino axit.
D. Tổ chức dạy học:
 1/ Kieåm tra mieäng
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
A.Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và 1 nhóm COOH 
B.Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
C.Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím
D.Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường 
Câu 2: pH của dd cùng nồng độ mol của 3 chất NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây? 
A. CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH < CH3CH2COOH
B. CH3CH2COOH < NH2CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 
C. NH2CH2COOH < CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 
D. CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH
Câu 3: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?
A. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic	B. Valin
C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic	D. Axit α-aminoisovaleric
 2/Toå chöùc hoaït ñoäng
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 2:Nghiên cứu tính chất hóa học:
-Từ đặc điểm cấu tạo, cho hs thảo luận, suy ra tính chất của amino axit?
- GV biễu diễn TN (các thí nghiệm có trong sgk) hs quan sát hiện tượng và viết pthh? 
- hs thảo luận cho biết t/c hoá học của amino axit:
+Tính chất axit – bazơ của dd amino axit
+Phản ứng este hoá nhóm COOH
- hs chú ý theo dõi, ghi nhận hiện tượng và viết các pthh
III. Tính chất hóa học:
1/ Tính chất axit – bazơ của dd amino axit
a/ Với chất chỉ thị màu (quỳ tím)
Dung dịch amino axit có
 ▪ số nhóm –COOH > số nhóm –NH2: qtím→ đỏ
 ▪ số nhóm –COOH = số nhóm –NH2: qtím không đổi màu
 ▪ số nhóm –COOH < số nhóm –NH2: qtím→ xanh
b/ Với axit vô cơ mạnh → muối
H2N-CH2-COOH + HCl ClH3NCH2COOH
c/ Với dd bazơ mạnh → muối
H2N-CH2-COOH + NaOH H2NCH2COONa + H2O
Vậy: Amino axit có tính lưỡng tính
2/ Phản ứng este hoá nhóm –COOH
H2N-CH2-COOH + C2H5OH 
 H2NCH2COOC2H5 + H2O
3/ Phản ứng của nhóm –NH2 với HNO2
H2N-CH2-COOH + HNO2 
 HOCH2COOH + N2↑ + H2O
4/ Phản ứng trùng ngưng → poliamit
n H-NH-[CH2]5-CO-OH + n H-NH –[CH2]5-CO-OH [-NH –[CH2]5-CO-NH –[CH2]5-CO-]n + nH2O
Hoạt động 4:
Nêu những ứng dụng của amino axit mà em biết?
-HS nghiên cứu SGK nêu ứng dụng của amino axit 
IV. Ứng dụng: sgk
 3/: Củng cố
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
A.Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và 1 nhóm COOH 
B.Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
C.Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím
D.Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường 
Câu 2: pH của dd cùng nồng độ mol của 3 chất NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây? 
A. CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH < CH3CH2COOH
B. CH3CH2COOH < NH2CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 
C. NH2CH2COOH < CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 
D. CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH
Câu 3: Để trung hoà 200ml dd amino axit X 0,5M cần 100g dd NaOH 8%, cô cạn dd được 16,3 g muối khan. X có CTCT là
A. H2N(CH2)2COOH	B. H2NCH(COOH)2
C. (H2N)2CH-COOH	D. H2NCH2CH(COOH)2
Câu 4: Hợp chất X gồm các ng.tố C, H, O, N với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 3:1:4:7. Biết p.tử X có 2 ng.tử nitơ. CTPT của X là
A. CH4ON2	B. C3H8ON2	C. C3H8O2N2	D. C4H6NO2
Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?
A. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic	B. Valin
C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic	D. Axit α-aminoisovaleric
 4/: Dặn dò HS làm BTVN (SGK)

File đính kèm:

  • docBài 12 AMINO AXIT.doc
Giáo án liên quan