Bài giảng Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 8: Một số bazơ quan trọng (tiết 1)
Kiến thức:
- HS biết được các tính chất vật lý, tính chất hóa học quan trọng của canxi hiđroxit.
- Biết cách pha chế dung dịch trong đời sống của canxihiđroxit.
- Biết các ứng dụng trong đời sống của canxihiđroxit.
- Biết ý nghĩa độ pH của dung dịch.
Tuần 7–Tiết 13 NS: 26/ 09/ 2009 ND: 29/ 09/ 2009 Bài 8 MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG B. CANXI HIĐROXIT I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: - HS biết được các tính chất vật lý, tính chất hóa học quan trọng của canxi hiđroxit. - Biết cách pha chế dung dịch trong đời sống của canxihiđroxit. - Biết các ứng dụng trong đời sống của canxihiđroxit. - Biết ý nghĩa độ pH của dung dịch. 2/ Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết các ph trình phản ứng, và khả năng làm các bài tập định lượng. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: + Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, phễu, giấy lọc, giá sắt, giá ống nghiệm, ống nghiệm, giấy pH. + Hóa chất: CaO, dd HCl, dd NaCl, nước chanh, dd NH3. 2/ Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà. III/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan. IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: NỘI DUNG HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: -Kiểm diện học sinh -Kiểm tra bài cũ. GV: 1/ Nêu các tính chất hóa học của NaOH? GV: 2/ Làm BT 2/ SGK/ 27. GV: 3/ Gọi HS làm BT 3/ SGK trang 27. GV: Gọi HS khác nhận xét GV nhận xét chấm điểm HS HS1: - Làm quỳ tím hóa đỏ. Dung dịch phenolphtalein không màu đỏ. - Tác dụng với axit Muối và nước. PT: NaOH + HCl NaCl + H2O - Tác dụng với oxit axit Muối và nước PT: NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O - Tác dụng với muối. HS2: Các phương trình phản ứng điều chế NaOH 1/ CaO + H2O Ca(OH)2 2/ Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH HS3: Làm BT 3/ SGK/ 27 a/ 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O b/ H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O c/ H2SO4 + Zn(OH)2 ZnSO4 + 2H2O d/ NaOH + HCl NaCl + H2O e/ 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O HS: Sửa bài tập vào vở BT. Hoạt động 2: I/ Tính chất. 1/ Pha chế dung dịch Canxi hiđroxit. Hòa tan một ít Ca(OH)2 (vôi tôi) trong nước ta được một chất màu trắng có tên là vôi nước hoặc vôi sữa. Lọc vôi nước ta được chất lỏng trong suốt, không màu là dd Ca(OH)2 Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước. GV: Giới thiệu: Dung dịch Ca(OH)2 có tên thường là nước vôi trong. GV: Hướng dẫn HD cách pha chế dung dịch Ca(OH)2. - Hòa tan một ít Ca(OH)2 (vôi tôi) trong nước ta được một chất màu trắng có tên là vôi nước hoặc vôi sữa. - Dùng phễu, cốc, giấy lọc để lọc lấy chất lỏng trong suốt, không màu là dd Ca(OH)2 ( nước vôi trong). GV: Quan sát cách tiến hành của HS. HS: Các nhóm tiến hành pha chế ddịch Ca(OH)2 HS: Biết được Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước. Hoạt động 3: 2/ Tính chất hóa học. Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất hóa học của bazơ tan. a/ Làm đổi màu chất chỉ thị: - Quỳ tím thành xanh - Dd phenolphtalein không màu thành màu đỏ. b/ Tác dụng với axit muối + nước PT: Ca(OH)2 + HCl CaCl2 + H2O c/ Tác dụng với oxit axit muối + nước PT: Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O d/ Tác dụng với dung dịch muối. GV: Các em dự đoán tính chất hóa học của dd Ca(OH)2 và giải thích lý do tại sao em lại dự đoán như vậy? GV: Em hãy nhắc lại các tính chất đó và viết phương trình phản ứng minh họa? GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm chứng minh cho các tính chất hh của bazơ tan. - Nhỏ 1 giọt Ca(OH)2 vào mẫu giấy quỳ quan sát. - Nhỏ 1 giọt phenolphtalein vào ống ng0 chứa 1 – 2ml dd Ca(OH)2 quan sát. GV: Gọi HS nêu nhận xét. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: - Nhỏ từ từ dd HCl vào ống nghiệm có chứa dd Ca(OH)2 có phenolphtalein (màu hồng) quan sát. GV: YC HS thổi hơi thở vào ống ng0 có chứa Ca(OH)2 nhận xét. GV: Gọi HS viết ptpứ. GV: Ngoài ra Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch muối. HS: DD Ca(OH)2 là bazơ tan, vì vậy dd Ca(OH)2 có những tính chất hóa học của bazơ tan. HS: Nêu tchh của bazơ tan và viết các ptpứ minh họa. HS: Giấy quỳ hóa xanh. HS: DD phenolphtalein hóa đỏ. HS: Nhận xét – ghi bài. HS: Dd mất màu hồng chứng tỏ Ca(OH)2 đã tác dụng với axit. PT: Ca(OH)2 + HCl CaCl2 + H2O HS: CO2 làm đục nước vôi trong . PT: Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O Hoạt động 4: 3/ Ứng dụng - Làm vật liệu xây dựng - Khử chua đất trồng trọt - Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng GV: Các em hãy kể các ứng dụng của Ca(OH)2 trong đời sống? GV: Cung cấp thêm cho HS những tư liệu có liên quan. HS: Nêu các ứng dụng của Ca(OH)2: - Làm vật liệu xây dựng - Khử chua đất trồng trọt - Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật. HS: Ghi bài Hoạt động 5: II/ Thang pH. Thang pH dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch: - Nếu pH = 7 dung dịch là trung tính - Nếu pH > 7 dung dịch có tính bazơ - Nếu pH < 7 dung dịch có tính axit. GV giới thiệu: Ngta dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch: - Nếu pH = 7 dung dịch là trung tính - Nếu pH > 7 dung dịch có tính bazơ - Nếu pH < 7 dung dịch có tính axit. GV: pH càng lớn, độ bazơ của dd càng lớn, pH càng nhỏ độ axit của dung dịch càng lớn. HS: Lắng nghe và ghi bài. Hoạt động 6: Kiểm tra đánh giá– Dặn dò. GV: YC 1 HS nhắc lại các nội dung chính của bài. GV: YC HS làm bài tập ( PHT): Hoàn thành các ptpứ sau: 1/ ? + ? Ca(OH)2 2/ Ca(OH)2 + ? Ca(NO3)2 + ? 3/ CaCO3 ? + ? 4/ Ca(OH)2 + ? ? + H2O 5/ Ca(OH)2 + P2O5 ? + ? GV: Gọi HS nộp phiếu học tập. GV: Gọi HS nhận xét ( có thể chọn các phương án chọn chất #). GV: - Nắm vững tính chất hh của cacnxi hiđroxit. - Làm BT 1, 3, 4/ 30 - Xem trước bài: Tính chất hóa học của muối. + Muối có những tính chất hóa học nào? Những pưhh của muối thuộc loại pư gì? Điều kiện để phản ứng xảy ra là gì? HS: Nêu các nội dung chính của bài học: HS: Làm BT vào phiếu học tập: Hoàn thành các phương trình pứ: 1/ CaO + H2O Ca(OH)2 2/ Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O 3/ CaCO3 CaO + CO2 4/ Ca(OH)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O 5/ 3Ca(OH)2 + P2O5 Ca3(PO4)2 + 3H2O HS: Nộp phiếu học tập. HS: Nhận xét – sửa câu đúng vào tập. HS: - Học thuộc tính chất của Ca(OH)2, viết được phương trình phản ứng minh họa. - Làm BT 1, 3, 4/SGK/30. - Đọc mục “em có biết”. - Xem trước bài: Tính chất hóa học của muối. + Muối có những tính chất hóa học nào? + Những pưhh của muối thuộc loại pư gì? + Điều kiện để phản ứng xảy ra là gì?
File đính kèm:
- Bai 8 (tt).doc