Bài giảng Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ (tiết 2)

Kiến thức:

 Những tính chất hóa học chung của bazơ và viết phương trình hóa học tương ứng với mỗi chất.

 2/ Kĩ năng:

 - HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất.

 - HS vận dụng được những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng.

II/ CHUẨN BỊ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 –Tiết 11
 Bài 7
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
 Những tính chất hóa học chung của bazơ và viết phương trình hóa học tương ứng với mỗi chất.
 2/ Kĩ năng:
 - HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất.
 - HS vận dụng được những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên:
 - Hóa chất: dd Ca(OH)2, dd NaOH, dd HCl, dd H2SO4 loãng, CuSO4, CaCO3, dd phenolphtalein, quỳ tím. 
 - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt.
 2/ Học sinh: Xem trước bài: Tính chất hóa học của bazơ.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Giảng giải, nêu vấn đề, thí nghiệm thực hành, thảo luận nhóm.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Sửa bài kiểm tra.
GV: Gọi HS sửa phần trắc nghiệm.
GV: Nhận xét HS những câu thường sai:1, 3,7, 12.
GV: Gọi 2 HS lên bảng sửa BT1.
GV: Gọi HS sửa BT 2.
GV: Nhận xét:Chưa xác định loại hợp chất, dùng thuốc thử chưa đúng.
GV: Gọi 2 HS sửa BT3.
GV: Lưu ý những phần HS 
thường làm sai:
 + Viết ptpứ.
 + Tính nồng độ % của dd.
GV: Nhận xét bài làm của cả lớp š động viên HS có điểm kém cố gắng ở lần sau.
HS: Sửa phần trắc nghiệm:
 1a, 2b, 3c, 4a, 5b, 6b, 7a, 8d, 9d, 10c, 11d, 12c
HS1:1/ Hoàn thành các ptpứ:
 a) S +	O2	 à	SO2	
 b) 2 SO2 + O2 à	2 SO3	
 c) SO3 + H2O à H2SO4	
 d) H2SO4 + 2NaOH à Na2SO4 + 2H2O 
HS2: 2/ Nhận diện các lọ mất nhãn: 
 - Dùng quỳ tím nhận được Na2SO4 š không làm quỳ tím hóa đỏ.Còn HCl và H2SO4 làm qùy tím hóa đỏ .
 - Tiếp tục dùng dd BaCl2 nhận H2SO4 có kết tủa trắng. 
 PTHH: H2SO4 + BaCl2 š BaSO4 + 2HCl 
Còn lại là HCl HS3: CO2 + Ca(OH)2 š CaCO3 + H2O (1 điểm)
 - Số mol của CO2 : 0,25 mol 
 - Số mol của Ca(OH)2 : 0,25 mol 
 - Nồng độ dd Ca(OH)2 : 2.5 M 	 ( 1 điểm)
 - Khối lượng kết tủa :25 gam	
HS: Lưu ý những điểm sai, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau, sửa bài vào tập. 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
 GV: Chúng ta đã biết có 2 loại bazơ tan được trong nước như NaOH, Ba(OH)2, KOH,; có loại bazơ không tan trong nước như Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2,  Những loại bazơ này có tính chất hóa học nào? Các em hãy tìm hiểu qua nội dung bài: Tính chất hóa học của bazơ.
Hoạt động 3: 1/ Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị.
 Các dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị:
 - Quỳ tím thành màu xanh.
 - Dd phenol phtalein không màu thành màu đỏ.
GV: HD HS làm TN: 
 - Nhỏ 1 giọt dd NaOH lên mẫu giấy quỳ tím Š quan sát .
 - Nhỏ 1 giọt dd phenolphtalein ( không màu) vào ống no có sẳn 1-2ml dd NaOH. Quan sát sự thay đổi màu sắc.
GV: Gọi đại diện nhóm HS nêu hiện tượng quan sát được.
GV: Dựa vào tính chất này, ta có thể phân biệt được dd bazơ với dd của loại hợp chất khác.
GV: YC HS làm BT:
 Chỉ dùng quỳ tím nhận biết 3 lọ dd sau: H2SO4, Ba(OH)2, HCl.
GV: Gợi ý HS cách nhận biết 2 dd axit.
 - Gọi 1 HS nhắc lại cách nhận biết 2 axit. 
GV: Có thể dùng hchất đã nhận biết được để làm thuốc thử cho bước ttheo.
GV: Nhận xét bài làm của HSŠ KL.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
HS: Nêu hiện tượng:
 - Quỳ tím đổi sang màu xanh.
- DD phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
HS: Nhận định được thuốc thử dùng để nhận biết bazơ.
HS: Làm BT :
 Lấy ở mỗi lọ1 giọt dd nhỏ vào qtím.
 + Nếu qtímŠ xanh : Ba(OH)2 
 + Nếu qtímŠ đỏ: HCl, H2SO4
HS: Lấy dd Ba(OH)2 nhỏ vào 2 ống nghiệm chứa 2 dd chưa phân biệt.
Nếu thấy có œ trắng là dd H2SO4
 H2SO4 + Ba(OH)2 Š BaSO4 + H2O
 Nếu không có kết tủa là dd HCl.
HS: Ghi bài tập vào vở BT.
Hoạt động 3: 2/ Tác dụng của dd bazơ với oxit axit.
 Dung dịch bazơ (kiềm) td với oxit axit tạo thành muối và nước.
 2NaOH + SO2 ŠNa2SO4 + H2O 
GV: Dung dịch bazơ (kiềm) tác dụng với oxit axit tạo thành sản phẩm gì?
GV: YC HS chonï chất để viết phương trình phản ứng minh họa?
GV: Gọi HS nhận xét Š GV nhận xét nêu kết luận.
HS: Tạo thành muối và nước.
HS: Ca(OH)2 + SO2 Š CaSO4 + H2O.
 6KOH + P2O5 Š 2K3PO4 + 3H2O.
HS: Ghi bài.
Hoạt động 4: 3/ Tác dụng với axit.
Bazơ tan và ko tan đều td với axit tạo thành muối và nước.
KOH + HCl Š 
 KCl + H2O
Cu(OH)2 +2HNO3 Š Cu(NO3)2 
 +2H2O
Pứ này gọi là pứ trung hòa.
GV: YC HS nhắc lại tính chất hóa học của axit.
GV: Bazơ nào tác dụng với axit?
GV: Bazơ tác dụng với axit tạo thành sản phẩm gì?
GV: Phản ứng giữa axit với bazơ gọi là phản ứng gì?
GV: YC HS chonï chất để viết ptpứ (cả 2 loại bazơ).
GV: Gọi HS nhận xét Š GV nhận xét ŠKết luận.
HS: Nêu tính chất hóa học của axit.
HS: Cả 2 loại bazơ.
HS: Muối và nước.
HS: Phản ứng trung hòa.
HS: Viết ptpứ:
 Fe(OH)2 + 2HCl Š FeCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 +2HNO3Š Ba(NO3)2 + 2H2O
Hoạt động 5: 4/ Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
 Cu(OH)2 Š 
 CuO + H2O
 Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit và nước. 
5/ Tác dụng với dd muối.
GV: HD HS làm thí nghiệm:
 - Tạo ra Cu(OH)2 bằng cách cho dd CuSO4 tác dụng với dd NaOH.
 - Dùng kẹp gỗ, kẹp vào ống nghiệm rồi đun ống nghiệm có chứa Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn.
 Quan sát màu sắc của chất rắn trước và sau khi đun nóng.
GV: Gọi 1 HS nêu nhận xét.
GV: Gọi 1 HS viết ptpứ.
GV: Giới thiệu tính chất của dd bazơ với dd muối ( sẽ học ở bài 9).
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
HS: Nêu hiện tượng:
 - Chất rắn ban đầu có màu xanh.
 - Sau khi đun, chất rắn có màu đen và có hơi nước tạo thành.
HS: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit và nước. 
HS: Cu(OH)2 Š CuO + H2O
HS: Ghi tính chất và tìm hiểu ở bài 9.
Hoạt động 6: Củng cố – Dặn dò.
GV: YC HS làm BT:
 Cho các chất sau: Cu(OH)2, MgO, Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2.
 - chất nào td với dd H2SO4 loãng?
 - Chất nào tác dụng với khí CO2?
 - Chất nào bị nhiệt phân hủy?
Viết các ptpứ xảy ra.
GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét.
GV: - Nắm vững tchất hhọc của bazơ.
 - Làm các BT 1,2,3,5/ SGK/25.
 - HS khá giỏi làm BT 4/SGK/25.
 * Xem trước nội dung bài mới:
 Một số bazơ quan trọng. A. NaOH
 + NaOH có tính chất vật lý và tính chất hóa học nào?
 + NaOH có những ứng dụng gì? Cách sản xuất NaOH như thế nào?
HS: 3 HS lên bảng làm BT.
 - Td với dd H2SO4 loãng: Cu(OH)2, MgO, Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2.
 - Td với khí CO2: NaOH, Ba(OH)2.
 - Bị nhiệt phân hủy: Cu(OH)2, Fe(OH)3
HS: Viết ptpứ cho mỗi trường hợp.
HS: Sửa BT vào vở BT.
HS: - Học thuộc tính chất hóa học của bazơ.
 - Làm các BT 1,2,3,5/ SGK/25.
 - HS khá giỏi làm BT 4/SGK/25.
 * Chuẩn bị nội dung bài mới:
 Một số bazơ quan trọng. A. NaOH
 + Tìm hiểu tính chất vật lý và tính chất hóa học của NaOH.
 + Ứng dụng của NaOH và cách sản xuất NaOH.

File đính kèm:

  • docBai 7.doc