Bài giảng Tuần 33 - Tiết 66: Polime (tiết 4)

. Kiến thức:

- HS nắm vững định nghĩa,cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.

- HS biết khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.

- Từ công thức cấu tạo của một số polime học sinh viết được công thức tổng quát từ đó suy ra công thức của polime và ngược lại.

2. Kỹ năng:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 33 - Tiết 66: Polime (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	33	Soạn ngày: 25/04/09
Tiết:	66 	 Giảng ngày: 30/04/09
Polime (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nắm vững định nghĩa,cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.
- HS biết khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.
- Từ công thức cấu tạo của một số polime học sinh viết được công thức tổng quát từ đó suy ra công thức của polime và ngược lại.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng liên hệ thực tế đời sống với hoá học hữu cơ.
3. Thái độ: 
Giáo dục ý thức tìm hiểu các hiện tượng hoá học hữu cơ, các chất hoá học liên quan đến cuộc sống.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Tranh mẫu vật làm từ polime.
Tư liệu về cách khai thác cao su.
Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài.
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
 ? Chữa BT4 SGK
Giớ thiệu bài mới :
3.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Ứng dụng: Chất dẻo là gì?
* Mục tiêu: - HS nắm vững định nghĩa,cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.
- HS biết khái niệm chất dẻo và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi về:
Chất dẻo, tính dẻo?
Thành phần chất dẻo?
Ưu điểm của chất dẻo?
GV gợi ý cho HS so sánh một số vật được chế tạo bằng chất dẻo với các vật tương tự chế tạo bằng gỗ, kim loại.
? Nêu ưu điểm của chất dẻo?
GV: Tuy nhiên chất dẻo có một nhược điểm là kém bền nhiệt.
HS thảo luận tra lời :
+ Thành phần chính: polime
+ Thành phần phụ: chất dẻo hoá, chất độn, chất phụ gia.
- Nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công.
* Tiểu kết: 
- Là vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime.
- Thành phần của chất dẻo:
+ Thành phần chính: polime
+ Thành phần phụ: chất dẻo hoá, chất độn, chất phụ gia.
+ Nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công.
 * Hoạt động 2: Tơ là gì?
* Mục tiêu: 
- HS biết khái niệm tơ và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
? Tơ là gì?
GV yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ phân loại tơ trong SGK và tóm tắt.
? Em hiểu như thế nào về tơ nhân tạo?
GV lưu ý HS khi sử dụng các vật dụng bằng tơ: không giặt bằng nước nóng, tránh phơi nắng, là ủi ở nhiệt độ cao.
Trả lời: Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo sợi dài.
- Tơ được phân thành hai loại:
+ Tơ tự nhiên 
+ Tơ nhân tạo
Do con người tổng hợp nên.
HS liên hệ thực tế.
* Tiểu kết:
- Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo sợi dài.
- Tơ được phân thành hai loại:
+ Tơ tự nhiên 
+ Tơ nhân tạo
 * Hoạt động 3: Cao su là gì?
* Mục tiêu: - HS biết khái niệm cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế. 
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
? Hãy nêu các vật dụng xung quanh làm bằng cao su mà em biết?
? Tính chất chung của các vật dụng đó là gì?
? Xuất phát từ nguồn gốc người ta chia cao su làm mấy loại?
? Cao su co những ưu điểm nào?
? Em hãy so sánh phu cao su thời chống Pháp với công nhân cap su ngày nay? (để thấy được sự thay đổi lớn lao trong đời sống của người làm nghề trồng và khai thác cao su.)
Liên hệ thực tế để trả lời.
- Là vật liệu polime có tính đàn hồi như lốp xe, day cao su
- dẻo, đàn hồi tốt.
- Cao su được chia thành 2 loại:
+ Cao su tự nhiên
+ Cao su tổng hợp
- Đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện.
* Tiểu kết: 
- Là vật liệu polime có tính đàn hồi.
- Cao su được chia thành 2 loại:
+ Cao su tự nhiên
+ Cao su tổng hợp
- Ưu điểm của cao su: đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện.
4.Củng cố:
? So sánh chất dẻo, tơ và cao su về thành phần, ưu điểm. Có thể lập bảng so sánh.
5.Dặn dò: 
BTVN:5 SGK tr.194
Đem glucozơ và đọc trước nội dung bài thực hành.
IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • doctiet 66.doc
Giáo án liên quan