Bài giảng Tuần 30:Tiết 60 : Dung dịch (tiếp)
1/ Kiến thức :
+Hiểu được các khái niệm dung môi , chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bảo hoà , dung dịch bảo hoà .
+ Hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn .
2/ Kĩ năng :
+Biết cách pha chế một dung dịch chưa bảo hoà , dung dịch bảo hoà
13/04/09 CHƯƠNG 6 : DUNG DỊCH HOÁ HỌC 8 Tuần 30: Tiết 60 : DUNG DỊCH MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : +Hiểu được các khái niệm dung môi , chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bảo hoà , dung dịch bảo hoà . + Hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn . 2/ Kĩ năng : +Biết cách pha chế một dung dịch chưa bảo hoà , dung dịch bảo hoà . 3/ Thái độ : + Rèn tính cẩn thận ,ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin của nhóm . B> CHUẨN BỊ : Mỗi nhóm : + Hoá cụ : 4 cốc thuỷ tinh 100ml,đũa khuấy , bình nước,thìa lấy hoá chất rắn, ống hút ,cốc nhựa . + Hoá chất : muối ăn dầu thực vật xăng. "Giáo viên : + Hoá cụ : Cối ,chày sứ ,đế đun, lưới , đèn cồn, 4 cốc thuỷ tinh 100ml, bình nước . + Hoá chất : Hai gói muối ăn có khối lượng bằng nhau, kích thước khác nhau . C> LÊN LỚP : 1/ Oån định : 2/ Kiểm tra bài cũ : Hoàn thành dãy biến hoá sau : S à SO2 àSO3à H2SO4 à ZnSO4 3/ Bài mới : Bài ghi Giáo viên Học sinh I)Dung môi, chất tan, dung dịch _ Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch . Ví dụ : Nước, rượu - Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi. Ví dụ : muối ,đường. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Ví dụ : Nước muối . II) Dung dịch chưa bào hoà – Dung dịch bảo hoà . - Dung dịch chưa bảo hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan . - Dung dịch bảo hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. III) Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ? Muốn chất rắn tan nhanh trong nước ta thực hiện một ,hai hoặc cả ba biện pháp : +Khuấy dung dịch . +Đun nóng dung dịch. +Nghiền nhỏ chất rắn . HOẠT ĐỘNG 1 : -GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1sgk -GV yêu câøu HS của 1 nhóm phát biểu , sau đó HS nhóm khác đọc phần nhận xét sgk. -GV giới thiệu đường là chất tan hỏi : + Chất tan có bắt buộc là chấùt rắn không ? + Cho ví dụ chất tan là chất lỏng ,chất khí ? -GV giới thiệu nước là dung môi, hỏi : +Nước có phải là dung môi của tất cả các chất không? -GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 sgk. Yêu cầu HS nêu nhận xét ,HS khác đọc phần kết luận về dung môi, chất tan, dung dịch (HS ghi bài ) HOẠT ĐỘNG 2 : -GV yêu cầu HS làm thí nghiệm sgk có nhận xét dung dịch ở giai đoạn đầu và giai đoạn sau. -GV đưa ra khái niệm dd bảo hoà , dd chưa bảo hoà . -GV yêu cầu HS định nghĩa dd chưa bảo hoà và dd bảo hoà? HOẠT ĐỘNG 3: -GV Thực tế muốn quá trình hoà tan xảy ra nhanh hơn ta thực hiện các biện pháp nào ? -GV để chứng minh cho các biện pháp các em vừa nêu, chúng ta làm thí nghiệm. -GV lần lượt làm thí nghiệm . -GV yêu cầu HS đọc sgk phần III. -HS làm thí nghiệm theo nhóm -HS phát biểu nhận xét. -HS đọc sgk -HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi -HS đại diện nhóm phát biểu ,HS nhận xét ,bổ sung -HS làm thí nghiệm 2 sgk,nhận xét . -HS đọc kết luận , ghi bài . -HS tiếp tục làm thí nghiệm hoà tan đường à dd nước đường . -HS nhận xét dd theo yêu cầu của GVà HS định nghĩa dd chưa bảo hoà, dd bảo hoà. -HS nhóm thảo luận trả lời . -HS làm thí nghiệm chứng minh. -HS phát biểu sau khi làm thí nghiệm -HS đọc sgk 4/ Củng cố : + Đọc phần kết luận sgk ( hai HS ) + Bài tập 3 trang 138 sgk ( làm theo nhóm , GV và HS nhận xét kết quả của các nhóm ) + Bài tập 5,6 ( Trắc nghiệm ) 5/ Kiểm tra đánh giá : + Bài tập 4 trang 138 ( làm theo nhóm ) 6/ Về nhà : + Học thuộc các khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bảo hoà, dung dịch bảo hoà . + Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập. Chuẩn bị : Độ tan của một chất là gì ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan? ( Cả lớp ) THÚC ĐÀO
File đính kèm:
- 60h8.doc