Bài giảng Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 3: Tính chất hóa học của axit (tiếp)

- Biết được những tính chất hoá học chung của axit và viết được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.

- Hình thành kĩ năng quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit nói chung.

- Giáo dục ý thức cẩn thận, cách làm thí nghiệm khoa học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 3: Tính chất hóa học của axit (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 
Tiết 5 
Ngày soạn:05/09/11 
Ngày dạy:09/09/11
 Bài 3 .Tính chất hóa học của axit
 a. Mục tiêu
- Biết được những tính chất hoá học chung của axit và viết được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.
- Hình thành kĩ năng quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit nói chung.
- Giáo dục ý thức cẩn thận, cách làm thí nghiệm khoa học.
 b. Chuẩn bị.
* Giáo viên: 4 bộ thí nghiệm:
- Dụng cụ: Kẹp gỗ, ống hút, ống nghiệm, giá TN.
- Hoá chất: Zn, Al, Fe, Cu(OH)2, Fe2O3, HCl, H2SO4(loãng).
- Phiếu học tập.
* Học sinh: Nghiên cứu trước bài.
c. Hoạt động dạy - học.
I.ổn định lớp
ii. Kiểm tra bài cũ
Axit là gì? Cho ví dụ?
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
 + TN1: HCl + quì tím.
 + TN2: HCl + Al (Fe).
 + TN3: H2SO4 + Cu(OH)2.
 + TN4: HCl + Fe2O3.
 - HS: Làm TN theo hướng dẫn, thực hiện các yêu cầu.
 + Báo cáo kết quả
 + Nhận xét, bổ sung.
 + Rút ra kết luận đúng
 - GV: Tóm lại, axit có những tính chất hoá học nào?
 - HS: Tương tự, viết PTHH của phản ứng giữa: Zn + HCl, Mg + HCl, Zn + H2SO4, Mg + H2SO4.
 - GV: Có kết luận gì về khả năng phản ứng của axit với kim loại
 - HS: Viết PTHH của phản ứng giữa: HCl + Cu(OH)2, HCl + Mg(OH)2, H2SO4 + NaOH.
 - GV: Có kết luận gì về khả năng phản ứng của axit với bazơ?
 - GV: Tương tự viết PTHH của phản ứng giữa:
 HCl + CuO
 H2SO4 + MgO
 HCl + CaO
 - GV: Có kết luận gì về khả năng phản ứng của axit với oxit bazơ?
I.Tính chất hoá học
1. Dung dịch làm đổi màu chất chỉ thị:
- Quì tím à xanh.
2. Tác dụng với KL: 
2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2
- Dd axit tác dụng được với nhiều kim loại à muối + H2.
3. Tác dụng với bazơ:
H2SO4 + Cu(OH)2 à CuSO4 + 2H2O
- Axit + bazơ à muối +H2O
4. Tác dụng với oxit bazơ:
Fe2O3 + 6HCl à 2FeCl3 + 3H2O
- Axit + oxit bazơ à muối + H2O
 - GV: Giới thiệu cho HS.
II.Axit mạnh và axit yếu
- Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4.
- Axit yếu: H2S, H2CO3
IV. Củng cố 
- GV: Khái quát bài.
- HS: + Đọc kết luận SGK.
 + Làm bài tập:
1. Bài tập 1(SGK - 14)
Giải:	Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2
	MgO + H2SO4 à MgSO4 + H2O
	Mg(OH)2 + H2SO4 à MgSO4 + 2H2O
V.Hướng dẫn về nhà
- Học, nắm nội dung.
- Làm bài tập 2, 3,4 (SGK - 14)
- Đọc trước bài “Một số axit quan trọng”.

File đính kèm:

  • docTiet 05. Tinh chat hoa hoc cua axit.doc
Giáo án liên quan