Bài giảng Tuần 24 – Tiết 47 - Bài 38: Axetilen
/ Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của axetilen.
- Nắm được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó.
- Củng cố kiến thức chung về hiđro cacbon: không tan trong nước dễ cháy tạo ra CO2, nước đồng thời tỏa nhiệt nhanh.
2/ Kỹ năng:
Tuần 24 – Tiết 47 Bài 38 AXETILEN I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: Giúp HS: - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của axetilen. - Nắm được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó. - Củng cố kiến thức chung về hiđro cacbon: không tan trong nước dễ cháy tạo ra CO2, nước đồng thời tỏa nhiệt nhanh. 2/ Kỹ năng: Viết được PTHH của phản ứng cộng, biết dự đoán tchất các chất dựa vào thành phần cấu tạo. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Mô hình phân tử. - Dụng cụ: giá sắt, ống nghiệm có nhánh, chậu thủy tinh, đèn cồn, bình thu khí, giá ống nghiệm, panh, diêm. - Hóa chất: nước, khí đá CaC2, dd brom, C2H2 thu sẳn. 2/ Học sinh: Xem trước bài mới. III/ PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, thực hành. IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: NỘI DUNG HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. GV: Kiểm tra lý thuyết HS1: Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của etilen? GV: Gọi HS2 làm BT 2,4 /SGK /119. GV: YC cả lớp theo dõi. GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét – cho điểm HS. HS1: Trả lời lý thuyết. HS2: Làm BT 2,4 / SGK / 119. Có lk đôi Làm m màu dd Br2 P ứng trùng hợp Tác dụng với oxi Metan không không không có Etilen có có có có PT: 1. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 2. C2H4 + Br2 C2H4Br2 3. nCH2 = CH2 (- CH2 – CH2 -)n 4. C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. GV: Axetilen là một hiđro cacbon có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, vậy axetilen có công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? GV: YC HS nêu công thức phân tử và phân tử khối của axtilen. HS: CTPT: C2H2 ; PTK: 26. Hoạt động 3: I/ Tính chất vật lý. - Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước. - Nhẹ hơn không khí ( d = 26/29 ). GV: YC HS quan sát lọ chứa C2H2, đồng thời quan sát hình vẽ 4.9/ 120. Nêu tính chất vật lý của axtilen. GV: Nhận xét chung – ghi bài. GV: Thu khí axetilen bằng cách nào? HS: Nêu các tính chất vật lý của axetilen: - Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước. - Nhẹ hơn không khí ( d = 26/29 ). HS: Thu khí axetilen bằng cách đẩy nước. Hoạt động 4: II/ Cấu tạo phân tử. CTCT của axetilen: H - C C - H - Giữa 2 ntử C có 3 liên kết gọi là lkết ba. - Trong liên kết ba, có 2 liên kết kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học. GV: Cho HS so sánh CTPT của etilen và axetilen, từ đó nêu sự khác nhau về tphần phân tử của 2 chất. GV: Viết công thức cấu tạo của etien: H H C = C H H GV: Nêu giả thiết: Nếu tách đi ở mỗi ngtử C 1 ntử H, khi đómỗi ntử C có một hóa trị tự do, và liên kết với nhau tạo ra liên kết ba. GV: YC HS lắp ráp mô hình, viết CTCT của axetilen. GV: Nêu đặc điểm cảu liên kết ba: - Giữa 2 ntử C có 3 liên kết gọi là lkết ba. - Trong liên kết ba, có 2 liên kết kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học. HS: Nêu sự khác nhau về tphần phân tử của 2 chất. HS: Quan sát CTCT H H C = C H H HS: Lắp ráp mô hình. Viết CTCT của axetilen : H - C C - H HS: Lắng nghe và ghi bài. Hoạt động 5: III/ Tính chất hóa học. 1/ Axetilen có cháy không? Axetilen cháy tạo ra khí CO2, hơi nước và tỏa nhiệt. 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O 2/ Axetilen có làm mất màu dd brom không? CH CH + Br – Br Br-CH = CH – Br Br -CH= CH–Br+ Br -Br Br2 – CH – CH – Br2 GV: Dựa vào đặc điểm cấu tạo, em hãy dự đoán tính chất hóa học của axetilen. ( Lưu ý HS: so sánh đặc điểm cấu tạo của axetilen với metan, etilen để dự đoán). GV: Đặt vấn đề: Chúng ta sẽ dùng thí ng0 để kiểm tra các dự đoán của các em. GV: Làm thí nghiệm điều chế và đốt cháy axetilen. Gọi 1 HS nêu hiện tượng. GV: Gọi 1 HS viết ptpứ. GV: Liên hệ: Pứ tỏa nhiệt axetilen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì O2 – C2H2. GV: HD HS làm thí nghiệm: Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm có chứa dd brom ( màu cam). GV: Gọi 1 vài HS nhận xét. GV: Nêu bản chất của pứ: là liên kết đứt, ntử Br liên kết với ntử C có liên kết bị đứt. GV: Gọi HS viết PTHH: GV: HD HS viết gọn: C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 GV: Giới thiệu: Trong điều kiện thích hợp, axetilen cũng có pứ cộng với H2 và một số chất khác. GV: Cho HS so sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của axetilen với metan và etilen. GV: Chốt lại các điểm giống và khác nhau cơ bản của 3 hiđro cacbon. HS: Nêu dự đoán: - Axetilen có pứ cháy. - Axetilen có pứ cộng ( tương tự etilen). HS: Quan sát TN và nêu hiện tượng: Axetilen cháy trong kkhí với ngọn lửa sáng. Pứ tỏa nhiều nhiệt. HS: Viết ptpứ: 2C2H2 + 5O24CO2 + 2H2O HS: Các nhóm tiến hành TN. HS: Nhận xét: + Ddịch Br2 bị nhạt màu. + Axetilen có pứ cộng làm mất màu dd Br2 giống etilen PT: CH CH + Br – Br Br-CH = CH – Br Br - CH = CH – Br + Br -Br Br2 – CH – CH – Br2 HS: So sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của axetilen với metan và etilen. Hoạt động 6: IV/ Ứng dụng. - Làm nhiên liệu cho đèn xì O2 – C2H2 để hàn cắt kim loại. - Là nguyên liệu sản xuất nhựa PVC, cao su, axit axetic GV: Gọi HS đọc SGK và yêu cầu các em tóm tắt các ứng dụng của axetilen. GV: Kết luận – ghi bài. HS: Tóm tắt lại các ứng dụng chính: - Làm nhiên liệu cho đèn xì O2 – C2H2, hàn cắt KL. - Là nguyên liệu sx PVC, cao su, axit axetic Hoạt động 7: V/ Điều chế. Điều chế axetilen bằng cách cho đất đèn (CaC2) tác dụng với nước. CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 GV: Cho HS quan sát hình vẽ điều chế axetilen từ đất đèn, mô tả quá trình hoạt động của thiết bị. GV: Giải thích vai trò của bình đựng dd NaOH là loại bỏ các tạp chất khí có lẫn với C2H2 như H2S GV: YC HS viết PTHH của phản ứng. GV: Giới thiệu: Hiện nay, axetilen thường được điều chế bằng cách nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao. HS: Trong PTN axetilen được điều chế bằng cách cho đất đèn (CaC2) tác dụng với nước. HS: Viết PTHH của pứ: CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 Hoạt động 8: Kiểm tra đánh giá – Dặn dò. * Kiểm tra đánh giá * Dặn dò: GV: Gọi 1 HS nêu nội dung bài học. GV: Phát phiếu học tập ghi nội dung BT: * Bài tập 1: Cho các chất C2H2, CH4, C2H4 a/ Viết CTCT của chúng b/ Trong các chất trên, chất nào có pứ thế với clo? Chất nào pứ với dd Brom? Viết PTHH. GV: Gọi 2 HS lên bảng làm BT, chấm điểm 5 phiếu đầu tiên. GV: Gọi 1 HS nhận xét – GV nhận xét – chấm điểm cho HS. GV: * HD HS bài tập về nhà: BT 4/ SGK. + Gọi x là thể tích của CH4, thể tích c2H2 là 28 – x. + PTHH của phản ứng cháy: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O Theo PTHH ta có số ml oxi cần dùng là: 2x + 5/2 (28 – x) = 67,2 x = 5,6(ml) % VCH4 = (5,6 : 28) x 100 = 20% % VC2H2 = 100 – 20 = 80% Thể tích CO2 tạo ra là: x + 2(28 – x) = 5,6 + 44,8 = 50,4ml. * Học bài, làm BT 1,2,3,4,5 / SGK / 122. * Xem trước bài :Benzen. + Benzen có cấu tạo như thế nào? + Benzen có những tính chất hóa học như thế nào? + Trong công nghiệp, benzen được dùng để làm gì? HS: Nêu nội dung bài học. HS: Nhận phiếu học tập, thực hiện. HS: 2 HS lên bảng trình bày: a/ Viết công thức cấu tạo: H H C H H H H C = C H H H - C C - H b/ Chất có phản ứng với clo là CH4 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl Chất có pứ cộng với dd Br2: C2H4, C2H2. C2H4 + Br2 C2H4Br2 C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 HS: Ghi hướng dẫn BTVN + Gọi x là thể tích của CH4, thể tích C2H2 là 28 – x. + PTHH của phản ứng cháy: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O Theo PTHH ta có số ml oxi cần dùng là: 2x + 5/2 (28 – x) = 67,2 x = 5,6(ml) % VCH4 = (5,6 : 28) x 100 = 20% % VC2H2 = 100 – 20 = 80% Thể tích CO2 tạo ra là: x + 2(28 – x) = 5,6 + 44,8 = 50,4ml. * Học bài, làm BT 1,2,3,4,5 / SGK / 122. * Chuẩn bị bài :Benzen. + Benzen có cấu tạo như thế nào? + Benzen có những tính chất hóa học như thế nào? + Trong công nghiệp, benzen được dùng để làm gì?
File đính kèm:
- Bai 38.doc