Bài giảng Tuần 22 - Tiết 44 - Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (tiếp)

Kiến thức: Giúp HS:

 - Hiểu trong các hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị (C : IV, O : II, H : I).

 - Hiểu được mỗi chất hữu cơ có 1 công thức cấu tạo ứng với trật tự liên kết xác định các nguyên tử C có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch Cacbon.

 2/ Kỹ năng:

 Viết được CTCT của một số chất đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua CTCT.

II/ Chuẩn bị:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 22 - Tiết 44 - Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 – Tiết 44
aA Bài 35
CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I/ Mục tiêu BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức: Giúp HS:
 - Hiểu trong các hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị (C : IV, O : II, H : I).
 - Hiểu được mỗi chất hữu cơ có 1 công thức cấu tạo ứng với trật tự liên kết xác định các nguyên tử C có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch Cacbon.
 2/ Kỹ năng:
 Viết được CTCT của một số chất đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua CTCT.
II/ Chuẩn bị:
 1/ Giáo viên: 
 - Mô hình cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ (dạng hình que).
 - Bộ mô hình phẳng cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ.
 - Tranh vẽ CTCT của rượu etylic và đimetylete.
 2/ Học sinh:
 - Học thuộc kiến thức cũ. Xem trước nội dung bài mới.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
IV/ Tiến trình bài giảng:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động1 : Kiểm tra bài cũ.
GV: Kiểm tra HS1 lý thuyết:
´ Khái niệm về hợp chất hữu cơ ?
´ Phân loại các hợp chất hữu cơ ?
GV: Gọi HS 2 làm bài tập 3 / SGK/ trang 108.
GV: Gọi HS 3 làm bài tập 4 /SGK/ trang 108.
GV: Gọi các HS khác nhận xét. GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung bài tập và chấm điểm cho HS.
HS1: Trả lời lý thuyết.
HS2: Làm bài tập 3/ SGK/ trang 108.
 Phân tử các chất chỉ có một nguyên tử C nhưng phân tử khối tăng dần nên thành phần % khối lượng C trong các hợp chất được sắp xếp : CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3
HS3: Làm bài tập 4 / SGK /108.
 T phần % KL của các ntố trong axit axetic.
 %mC = = 40%
 %mH == 6,67%
 º mO = 100% - (40 + 6,67) = 53,33%.
HS: Nhận xét bài làm của bạn. HS sửa bài tập vào vở bài tập.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
GV: Các em đã biết hợp chất hữu cơ là những hợp chất của cacbon. Vậy hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các hợp chất hữu cơ như thế nào? Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử ra sao? Công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cho biết điều gì? Các em hãy tìm hiểu nội dung trên qua bài : “ Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ ”.
Hoạt động 3: I/ Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
1/ Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
- Trong các hợp chất hữu cơ, các ngtử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. C luôn có hóa trị IV, H có hóa trị I, O có hóa trị II.
- Mỗi liên kết được biễu diễn bằng một nét gạch nối giữa2 ngtử.
2/ Mạch cacbon:
 Những ntử C trong phân tử HCHC có thể liên kết với nhau tạo thành mạch C.
Có3 loại mạch cacbon:
 - Mạch thẳng:
 C – C – C – C 
 - Mạch nhánh:
 C – C – C 
 C
 - Mạch vòng:
 C – C 
 C – C 
3/ Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. 
 Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
GV: YC HS tính hóa trị của C, H, O trong các hợp chất CO2, H2O.
GV: Thông báo : Hóa trị của các ngtố trên trong các hợp chất hữu cơ: C :IV, H : I, O : II.
GV: Cho HS biết cách biễu diễn hóa trị của các nguyên tử trong phân tử: 
- Dùng mỗi nét gạch nối để biểu diễn 1 đơn vị hóa trị của nguyên tố.
- Nối liền từng cặp các nét gạch hóa trị của 2 ngtử liên kết với nhau để biểu diễn giữa chúng.
GV: Biểu diễn cho HS xem một số ví dụ. YC HS làm theo.
VD: Phân tử CH4: Phân tử CH3OH
 H H 
 H - C – H H – C – O - H 
 H H
GV: Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử CH4, CH3OH.
GV: YC HS rút ra KL về sự liên kết giữa các nguyên tử.
GV: Cho HS tính hóa trị của C trong các phân tử C2H6, C3H8.
´ Có phải trong các HCHC nguyên tử C có hóa trị khác IV?
GV: Đặt vấn đề: Những nguyên tử C có thể liên kết trực tiếp với nhau không?
GV: Hướng dẫn HS biểu diễn liên kết trong phân tử C2H6.
 H H
 H – C – C – H
 H H
GV:Thông báo :Trong phân tử HCHC các nguyên tử C có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch C. 
GV: Giới thiệu 3 loại mạch C và yêu cầu HS biểu diễn liên kết trong các phân tử C4H10, C4H8.
GV: YC HS biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6O.
GV: YC HS nhận xét sự khác nhau về trật tự liên kết các nguyên tử ?
GV: Đây là nguyên nhân làm cho rượu etylic có tính chất khác với đimetylete.
* Rượu etylic là chất lỏng.
 * Đimetylete là chất khí ko màu, có mùi đặc trưng và ít tan trong nước, đimetylete là chất độc, nó có tác dụng làm tê liệt thần kinh.
GV: YC HS nêu kết luận về trật tự liên kết giữa các ngtử trong phtử.
GV: Tương tự YC HS biểu diễn liên kết trong phân tử C4H10.
HS: Tính hóa trị của các nguyên tố:
* Trong h/c CO2 : C (IV), O (II).
* Trong h/c H2O : H (I), O (II).
HS: Nghe và ghi bài.
HS: Đọc thông tin SGK/109 : Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. 
HS: Xem hướng dẫn của GV và làm theo.
HS: Lắp mô hình các phân tử CH4, CH3OH.
HS: KL: Mỗi liên kết được biễu diễn bằng một nét gạch nối giữa 2 ngtử.
HS: Tính hóa trị của C trong các phân tử C2H6, C3H8.
HS: Không phải, Vì các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng.
HS: Lắp mô hình phân tử C2H6. Tương tự HS lắp mô hình phân tử C3H8.
HS: Quan sát mô hình phân tử C2H6, C3H8.
HS: 2 HS lên bảng thực hiện.
HS: Biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6O.
HS: Hai chất trên có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các ntử trong ptử.
HS: Ghi nhận thông tin của GV.
HS: Nêu kết luận như SGK/ 110.
HS: Biểu diễn liên kết trong phân tử C4H10.(SGK/110).
Hoạt động 4: II/ Công thức cấu tạo.
 Công thức biễu diễn đầy đủ liên kết giữa các ntử trong ptử gọi là công thức cấu tạo. 
 CTCT cho biết:
- Thành phần phân tử
- Trật tự liên kết giữa các ntử trong ptử.
GV: YC HS nhắc lại ý nghĩa của công thức phân tử.
GV: Viết công thức C2H6O lên bảng và YC HS cho biết đó là chất gì?
GV: Muốn biết tính chất của một chất HC cần phải biết rõ CTCT. Vậy CTCT là gì?
GV: Nêu ví dụ CTCT của CH4, C2H6O.
GV: Nêu ý nghĩa của CTCT.
- Thành phần của phân tử.
- Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
HS: CTPT cho biết:
 - Tên nguyên tố tạo ra chất.
 - Số ntử mỗi ngtố.
 - PTK của chất.
HS:CT C2H6O là công thức phân tử của Rượu etylic. 
HS: CT biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là CTCT.
HS: Ghi bài
Hoạt động 4: Kiểm tra đánh giá.
GV: YC HS làm bài tập 1/SGK/112.
 Gọi 3 HS lên bảng chỉ ra những chổ sai trong các công thức và viết lại cho đúng.
GV: Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét và hoàn chỉnh nội dung bài tập. GV chấm điểm cho HS lên bảng.
GV: YC HS làm bài tập 2/SGK/112.
* HS1: Viết CTCT của các chất có CTPT là CH3Br, CH4O.
* HS2: Viết CTCT của các chất có CTPT là CH4, C2H6, C2H5Br.
GV: Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung bài tập.
GV: Treo bảng phụ đề bài tập 4/ SGK/112.
GV: Gọi HS nhận xét. GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung bài tập.
GV: YC HS làm bài tập 35.3/SBT/40
 ( GV ghi bảng phụ treo lên bảng)
HS: Làm bài tập 1/SGK/112.
 a/ Nguyên tử C thừa hóa trị, nguyên tử O thiếu hóa trị. Công thức đúng là: CH3OH H
 H – C – O – H
 H
 b/ Nguyên tử C thiếu hóa trị, nguyên tử Cl thừa hóa trị. Công thức đúng là:CH3CH2Cl 
 H H
 H – C – C – Cl 
 H H
 c/ Nguyên tử C thừa hóa trị, nguyên tử H thừa hóa trị. Công thức đúng là CH3 – CH3
HS: Nhận xét và sửa bài tập vào vở bài tập.
HS: 2 HS lên bảng làm bài tập 2/SGK/112.
* HS1: Viết CTCT của các chất có CTPT là CH3Br, CH4O.
 * HS2: Viết CTCT của các chất có CTPT là CH4, C2H6, C2H5Br. 
HS: Nhận xét.Ghi bài tập vào vở bài tập. 
HS: Quan sát bảng phụ và nhận xét theo yêu cầu của bài tập.
* Các công thức: a, c, d, đều là CTCT của rượu etylic.
* Các công thức: b, e, là CTCT của đimetylete.
HS: Ghi vào vở bài tập.
HS: Chọn câu đúng trong các câu:
 Câu đúng : a/ Ứng với mỗi CTPT có thể có nhiều chất hữu cơ.
 b/ Mỗi CTCT chỉ biểu diễn một chất hữu cơ.
Hoạt động 5: Dặn dò.
GV: -Học bài theo nội dung vừa học.
- Làm các bài tập 3,5/SGK/112.
- Chuẩn bị nội dung bài 36/SGK/113.
 + Tìm hiểu : Metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?
HS: - Học thuộc bài 35: Hiểu được :
 + Trong HCHC: C(IV), H(I), O(II).
 + Mỗi chất hữu cơ có một CTCT ứng với một trật tự liên kết xác định.
 + Viết được CTCT và phân biệt được các chất khác nhau qua CTCT.
- Làm các bài tập 3,5/SGK/113.
- Chuẩn bị nội dung bài mới:
 + Tìm hiểu: Metan có ở đâu ? Metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?
 ơBổ sung: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docBai 35.doc